Thủ tục nhập khẩu máy móc phục vụ hợp đồng gia công

1. HS code máy móc mới 100% và chính sách nhập khẩu

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; quy định mã HS code cho từng loại thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới.

Khi áp mã HS code cần dựa vào đặc điểm, tính chất, thực tế hàng hóa để sử dụng máy móc thiết bị dây chuyền cho phù hợp.

Lưu ý: Cần phân loại máy móc, thiết bị theo tính năng, mã định danh ưu tiên áp mã, nếu mã định danh không có thì cần tuân thủ 6 quy tắc áp mã HS.
 

Tư vấn quy định nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền mới

2. Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền

Tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2918/TT-BTC quy định hồ sơ quy định nhập khẩu máy móc mới

  • 01 bản chính Tờ khai cục hải quan [Theo mẫu];
  • 01 bản chụp Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương [trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán].

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại làm quy định nhập khẩu máy móc mới 100% trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
  • Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán.
  • 01 bản chụp Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương;

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ [không phải là tàu thương mại] thì nộp bản khai hàng hóa [cargo manifest] thay cho vận đơn

  • Giấy phép hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

Giấy phép nhập khẩu máy móc mới ngành y tế  
  • 01 bản chính hoặc bản chụp Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng chuyên ngành;
  • 01 bản Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa;
  • Tờ khai trị giá: gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;
  • 01 bản Danh mục máy móc, thiết bị kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
  • 01 bản Hợp đồng ủy thác đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu theo quy định, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa;
  • 01 bản Hợp đồng bán hàng cho đối tượng được quy định.

Các chứng từ quy định khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai không phải nộp khi làm về nhập khẩu máy móc thiết bị.

Tìm hiểu ngay một số chính sách và thủ tục bạn cần biết:

3. Quy trình thủ tục nhập khẩu máy móc mới

Tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

        Hồ sơ hải quan đối với quy định nhập khẩu máy móc mới gồm;
- Tờ khai [02 bản chính];

Giấy phép nhập khẩu máy móc mới ngành y tế
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương [01 bản];
- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương [01 bản]
- Giấy phép hoặc văn bản cho phép của cơ quan thẩm quyền [01 bản chính];
- Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng chuyên ngành [01 bản chính];
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa [01 bản]; 
- Tờ khai trị giá theo mẫu [02 bản]  gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định; 
- 01 bản Danh mục máy móc, thiết bị; 
Nhập khẩu máy móc thiết bị

 - 01 bản Hợp đồng ủy thác; 
- Hợp đồng bán hàng [01 bản]

Lưu ý: Các chứng từ nếu được cơ quan chức năng gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai không phải nộp khi làm giấy tờ hải quan. 

  • Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra chất lượng thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
  • Bước 3: Tính thuế [thời điểm, tỷ giá, căn cứ và phương pháp tính thuế
  • Bước 4: Nộp thuế, lệ phí
  • Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan

4. Về thuế làm thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị

Tùy vào mặt hàng bạn nhập khẩu, mức thuế mà bạn phải nộp sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo tại Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm: - Hóa đơn thương mại [Commercial Invoice] - Hợp đồng thương mại [Commercial Contract] - Phiếu đóng gói hàng hóa [Packing list] - Vận đơn đường biển [Bill of lading] - Tờ khai hải quan hàng nhập -  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O] nếu có   Đối với hàng mới 100% thì hồ sơ hải quan khá đơn giản chỉ cần lên tờ khai đóng thuế thông quan và lấy hàng về.

Trên đây là các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị, nếu cần cung cấp thêm, vui lòng liên hệ với Đông Phú Tiên chúng tôi sớm chất để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

Mời bạn tham khảo video dưới đây để hiểu hơn thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị dây chuyền mới:

Xem thêm: Khóa học báo cáo quyết toán hải quan

a. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

– Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu [bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài] thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qui định tại Chương II Thông tư này;

– Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này;

– Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan [trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan]; trường hợp nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, bên nhận gia công kê khai, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác [nếu có] trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công theo thuế suất, trị giá của nguyên liệu, vật tư tự cung ứng cấu thành sản phẩm;

Ví dụ 1: Thủ tục nhập cung ứng nguyên phụ liệu cho hợp đồng gia công

Công ty ký hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. Nay khách hàng chỉ định Công ty mua 1 số nguyên phụ liệu từ 1 Doanh nghiệp trong nước để cung ứng cho hợp đồng gia công. Doanh nghiệp trong nước mở tờ khai xuất loại hình E54 [xuất nguyên liệu gia công khác từ hợp đồng khác sang] và yêu cầu Công ty mở tờ khai nhập đối ứng E23 [nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển qua] [phương thức thanh toán trên tờ khai là TTR và có trích dẫn hợp đồng mua bán]. Trường hợp nguyên phụ liệu nhập cung ứng cho hợp đồng gia công có được mở tờ khai loại hình E23 [nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển qua] không.

Trả lời:

Trường hợp công ty nhận nguyên liệu, vật tư từ công ty khác tại Việt Nam theo chỉ định của công ty đặt gia công thì thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định. Theo đó, nếu nguyên liệu, vật tư thuộc trường hợp chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác tại Việt Nam thì tờ khai xuất khẩu thực hiện theo loại hình E54 [xuất nguyên liệu gia công khác từ hợp đồng khác sang], tờ khai nhập khẩu thực hiện theo loại hình E23 [nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển qua]. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu theo loại hình này thì phải có văn bản thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập-tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Ví dụ: Nhập khẩu máy móc phục vụ cho hợp đồng gia công mở loại hình G12 [tạm nhập máy móc thiết bị phục vụ dự án có thời hạn] Hay G13 [tạm nhập miễn thuế]

Doanh nghiệp nội địa đã ký hợp đồng gia công với 1 Doanh nghiệp chế xuất và Được doanh nghiệp chế xuất cho mượn 1 lô máy móc để phục vụ cho hoạt động gia công, trường hợp này nhập máy móc thì nhập theo loại hình nào? G12 [tạm nhập máy móc thiết bị phục vụ dự án có thời hạn] hay G13 [tạm nhập miễn thuế] và [công ty chưa có kết luận kiểm tra nhà xưởng]

Trả lời:

Loại hình tờ khai tạm nhập-tái xuất máy móc thiết bị miễn thuế phục vụ gia công với nước ngoài khai báo theo loại hình G13 [tạm nhập miễn thuế] theo công văn 2765/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan.

Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qui định tại Chương II Thông tư này.

Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác [nếu có] đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu.”

Ví dụ 1: Xuất sản phẩm gia công

Công ty có nhập khẩu quặng thô [thuộc quặng titan] để gia công. Sản phẩm thu được sau gia công bao gồm: Rutile, Zircon, Ilmenite [Il menite có mã HS 2614001010]. Trong đó sản phẩm Ilmenite khi xuất theo hình thức xuất kinh doanh [B11 [Xuất kinh doanh]] thì phải xin giấy phép của Bộ Công Thương. Vậy khi xuất theo hình thức xuất sản phẩm gia công [E52 [xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài]] thì có phải xin giấy phép hay làm thủ tục gì đặc biệt không?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4 Điều 38 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 25/5/2018 của Chính phủ quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép. ”

Đề nghị tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện và liên hệ cơ quan cấp phép để thực hiện các thủ tục cần thiết nêu trên.

Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công [thuê gia công lại] theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này.

Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về tên, địa chỉ trụ sở, địa chỉ cơ sở sản xuất của chính tổ chức, cá nhân và của tổ chức, cá nhân nhận gia công lại; thời gian đưa nguyên liệu, vật tư đi gia công để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết. Thời hạn nộp văn bản thông báo là trước thời điểm đưa nguyên liệu, vật tư đi gia công lại.

Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan.

Trường hợp thuê doanh nghiệp chế xuất gia công hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 76 Thông tư này.

  1. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn [thuê gia công lại] thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định lại theo mẫu số 23, mẫu số 24Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQLPhụ lục V Thông tư này bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại.
  2. Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán.
  3. Trường hợp thuê doanh nghiệp chế xuất gia công hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 76 Thông tư này.”
  1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:

– Bán tại thị trường Việt Nam;

– Xuất khẩu trả ra nước ngoài;

– Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;

– Biếu, tặng tại Việt Nam;

– Tiêu huỷ tại Việt Nam.

a] Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:

b] Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPvà khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

c] Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này;

d] Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Video liên quan

Chủ Đề