Thuốc đặc trị thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bệnh thần kinh ngoại biên không chỉ gây đau mà còn có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác đau, tê, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây đau và mất cảm giác

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật. Bệnh thần kinh ngoại biên là rối loạn thần kinh thường gặp nhất. Bệnh làm rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng gây nên các triệu chứng như đau hoặc tê bì.

Hiện có tới hơn 100 loại bệnh thần kinh ngoại biên được xác định. Các loại bệnh thần kinh ngoại biên có đặc trưng về triệu chứng, mô hình phát triển và tiên lượng bệnh riêng.

Bệnh thần kinh ngoại biên là do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây đau

Đối với bệnh thần kinh ngoại biên, biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương. Hầu hết bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng rất nhiều tới sợi cảm giác hơn sợi vận động.

Vì sao bị bệnh thần kinh ngoại biên?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Trong đó, có các nguyên nhân chính sau đây:

  • Do chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh ở những người phải bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, các công việc có tính chất ở lâu trong một tư thế như đánh máy hay những người có khối u ở xương;
  • Do viêm bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh;
  • Do rối loạn chuyển hóa, điển hình là các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường;
  • Các nguyên nhân khác: những người bị HIV/AIDS, người nghiện rượu, thiếu vitamin, một số bệnh di truyền, các bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh thận và nhược giáp, tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư, tiền sử gia đình bị bệnh thần kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên.

Người mắc bệnh thần kinh ngoại biên sẽ gặp phải những vấn đề gì?

1. Rối loạn cảm giác

Người bệnh thần kinh ngoại biên sẽ có cảm giác bất thường, mất cảm giác, hay đau, tê, cảm giác như có kiến bò, bỏng rát, yếu cơ. Các triệu chứng này thường bắt đầu từ từ. Ở một số người triệu chứng có thể nhẹ hoặc không nhận thấy. Nhiều trường hợp bệnh nhân lại có triệu chứng nặng, dai dẳng, đặc biệt là về ban đêm.

2. Mất phản xạ gân xương

Mất phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động.

Bệnh thần kinh ngoại biên làm mất phản xạ quay cánh tay

3. Các vấn đề về cơ bắp

Các tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên còn làm suy giảm khả năng vận động, bao gồm sự suy yếu của các cơ được dây thần kinh chi phối. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài có thể khiến người bệnh bị teo cơ. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể khiến bệnh nhân khó thực hiện những công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế như cài nút áo.

4. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật

Các triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Bệnh nhân có thể hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim có thể tăng lên, rối loạn tiết mồ hôi, rối loạn chức năng bang quang, ruột. Ở nam giới, rối loạn chức năng thần kinh thực vật còn có thể gây liệt dương.

Cách điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Nguyên tắc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên là xử lý căn nguyên gây ra bệnh, sửa chữa thương tổn và giảm nhẹ triệu chứng.

1. Điều trị căn nguyên

Việc điều trị bao gồm:

2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên. Các loại thuốc thường được dùng là thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật.

  • Các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện giấc ngủ: Thuốc chống trầm cảm gồm amitriptylin, nortriptylin hay desipramin, chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ sau đó mới tăng dần lên.
  • Thuốc chống co giật như carmabazepin và gabapetin có tác dụng giảm đau hiệu quả.
  • Các loại thuốc khác gồm mexiletin và các thuốc chống co cứng, thuốc thoa với kem capsaicin cũng thường được chỉ định.

3. Các liệu pháp không dùng thuốc

Dùng châm cứu để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
  • Kích thích điện dây thần kinh qua da.
  • Phản hồi sinh học.
  • Châm cứu.
  • Thôi miên.
  • Các kỹ thuật thư giãn.

Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc mới mong đạt được hiệu quả.

Cách chủ động phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên

Để phòng tránh bệnh thần kinh ngoại biên, cần phải điều trị những chứng bệnh có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, những thực phẩm giàu vitamin B12. Bạn nên tránh xa các hóa chất độc hại và hạn chế thực hiện các tư thế lặp lại nhiều lần và tư thế bó buộc để tránh chèn ép dây thần kinh.

Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác, thực vật, các thân tế bào hướng tâm tự động và cảm giác bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương.

Bệnh thần kinh ngoại biên là rối loạn trong số các rối loạn thần kinh thường gặp nhất. Các ước lượng dân số cơ bản cho thấy tỷ lệ bệnh toàn bộ từ 2-7%, thường gặp ở người già nhiều hơn. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương do bệnh thần kinh ngoại biên. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động. Rối loạn chức năng thần kinh tự trị nổi bật trong vài bệnh đa dây thần kinh, thường gặp hơn trong các giai đoạn tiến triển.

Dấu hiệu và triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương do bệnh thần kinh ngoại biên. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động. Rối loạn chức năng thần kinh tự trị nổi bật trong vài bệnh đa dây thần kinh, thường gặp hơn trong các giai đoạn tiến triển.

Rối loạn cảm giác: Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ "tê" thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, chết cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác "tê như kim chích" hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Loạn cảm là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.

Các thiếu sót vận động: Suy giảm vận động xảy ra với tổn thương dây thần kinh ngoại biên bao gồm sự yếu của các cơ được dây thần kinh phân bố. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài nhiều tháng sẽ làm mất khối cơ. Việc không sử dụng cơ và teo cơ tỉ lệ với sự yếu cơ rõ rệt, điển hình trong các tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây yếu cơ do tổn thương nơron vận động trên hay đường tháp. Hầu hết các bệnh dây thần kinh ngoại biên là các bệnh sợi trục "chết ngược dần lên" và các cơ ngọn chi bị ảnh hưởng trước tiên. Có thể khó khăn trong thực hiện các công việc vận động tinh tế. Sự yếu cơ vận động ngọn chi có thể làm rơi bàn chân thứ phát do gập lưng bàn chân bị yếu đo. Các bệnh nhân có thể tiến triển dáng đi gọi là dáng đi chân rủ, đặc trưng do gập đầu gối và hông thái quá khi đi để ngăn không cho các ngón chân va vào mặt đất do gập lưng bàn chân bị yếu.

Hầu hết các bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng đến các sợi cảm giác sớm hơn và ở một mức độ lớn hơn các sợi vận động. Yếu vận động tiến triển mà không có suy giảm cảm giác thì hiếm gặp trong bệnh đa dây thần kinh.

Phản xạ gân xương: Mất các phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động. Mất các phản xạ gân xương thường giúp phân biệt các bệnh thần kinh ngoại biên và các tổn thương đường tháp trung ương, các rối loạn phức hợp thần kinh cơ và các bệnh cơ.

Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: Các triệu chứng của rối loạn thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Các bệnh nhân có rối loạn chức năng thần kinh thực vật có thể bị tụt huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim. Bệnh nhân mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi. Các đầu chi có thể lạnh. Hay gặp các rối loạn chức năng bàng quang, ruột; liệt cương dương ở nam giới...

Điều trị

Điều trị nguyên nhân nằm bên dưới có thể phòng ngừa sự tiến triển và đôi khi đảo ngược tình trạng bệnh dây thần kinh. Nguyên tắc điều trị chung gồm chăm sóc nâng đỡ và điều trị triệu chứng đau của bệnh dây thần kinh.

Điều trị đau do bệnh dây thần kinh bằng nội khoa thường khó khăn. Các loại giảm đau đơn giản gồm acetaminophen và các NSADI thường không hiệu quả Điều trị thuốc gốc á phiện còn đang bàn cãi và chỉ có hiệu quả một phần và chỉ nên dùng nếu các phương pháp khác thất bại.

Điều trị đau với phương thuốc hỗ trợ gồm thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện được giấc ngủ. Các thuốc amitriptyline, nortriptyline hay desipramine thường được dùng với các liều khởi đầu nhỏ sau đó tăng dần đến mức dung nạp. Tác dụng phụ gồm buồn ngủ thường ở liều giới hạn, nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị loạn nhịp tim. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm mới [các thuốc ức chế sự giữ lại chọn lọc serotonin] không có hiệu quả như nhau trên đau, ngoại trừ có thể là venlafaxine. Các thuốc chống co giật được mô tả làm giảm đau tốt nhất là carmabazepine và gabapetin. Carbamazepine và phenyltoin có thể đặc biệt hữu ích trong đau buốt, nhói xảy ra từng cơn. Cabapentin có hiệu quả trong các rối loạn đau do bệnh dây thần kinh khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra hiệu quả khi điều trị với lamotrigine và topiramate. Các liều lượng nghiên cứu cho tất cả các thuốc chống co giật thường thấp hơn hay trong giới hạn điều trị thuốc chống co giật. Các điều trị thuốc khác gồm mexiletine và các thuốc chống cho cứng. Thuốc thoa với kem capsaicin đem lại đặc thù một cảm giác nóng lúc đầu tại vùng bị bệnh và sau khi dùng đều đặn có thể làm giảm đau do làm tan chất P.

Hạ huyết áp tư thế trong bệnh dây thần kinh với rối loạn hệ thống thần kinh thực vật [dysautonomia] có thể cải thiện với các điều trị nội khoa và các phương pháp không dùng thuốc. Các loại tất thun dài, tốt nhất là cao đến thắt lưng có thể phòng ngừa được bệnh ở tư thế đứng. Điều trị nội khoa gồm fludrocortisone cho tác dụng giữ nước và muối. Các bệnh nhân có nguy cơ tăng huyết áp khi ngủ ở vị trí nằm ngửa. Midodrine không nên uống dưới 4 tiếng trước khi ngủ. Bệnh nhân nên nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hơn là tư thế nằm thẳng ra để tránh đỉnh áp huyết vào ban đêm và giảm hao mòn muối và nước trong khi ngủ.

TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề