Thuốc tăng đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi

6 bí quyết tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Tác giả:GenK STF
  • Tham vấn Y khoa:PGS. TS. DS. Nguyễn Huy Oánh
  • Ngày đăng:05/05/2020

Từ lúc lọt lòng đến 1 tuổi, cơ thể bé vẫn còn non nớt, chỉ mới bắt đầu tập quen với môi trường xung quanh. Giai đoạn bước đầu tạo này tiền đề cho sự phát triển của trẻ về sau nên rất quan trọng. Vì thế, tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi vẫn luôn là mối quan tâm của các mẹ. Bài viết dưới đây GENK STF sẽ chia sẻ cho mẹ bí quyết tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Xem thêm:

  • Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
  • Top những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh
  • 8 Lưu ý giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Nội dung bài viết

  • 1. Bú sữa mẹ là bí quyết tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  • 2. Chăm trẻ đúng cách
  • 3. Bữa ăn dặm đầy đủ các chất
  • 4. Bổ sung vitamin cho trẻ
  • 5. Để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh
  • 6. Hoàn thành đủ các mũi tiêm phòng cần thiết trước 1 tuổi

1. Bú sữa mẹ là bí quyết tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Sữa non được gọi là sữa vàng đặc biệt nhất. Trong sữa non có lượng kháng thể đậm đặc hơn 8 -12 lần sữa già. Dòng sữa non đầu tiên cũng nhiều muối và ít đường hơn sữa già. 72 giờ đầu sau sinh, trẻ được uống sữa non từ mẹ sẽ có đề kháng tốt hơn hơn với dị ứng và bệnh tật.

Sau khoảng 1 tuần, cơ thể mẹ không tiết sữa non nữa. Dòng sữa sau này được gọi là sữa già hoặc sữa mẹ. Sữa mẹ có đầy đủ dinh dưỡng, kháng thể giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi. Các chuyên gia khẳng định, sữa mẹ là thực phẩm duy nhất bé cần trong 6 tháng đầu đời. Trẻ nên được bú mẹ đến 2 năm đầu, đây là cách làm tăng đề kháng cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi hiệu quả nhất.

Một trong những bí quyết giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

2. Chăm trẻ đúng cách

Giai đoạn đầu, mẹ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng trong chăm con bởi đây là thời gian làm quen với bé. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tạo không gian thoải mái giúp trẻ phát triển tự nhiên và khỏe mạnh. Chăm con đúng là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ cần quan tâm.

Mẹo chăm con nhỏ dưới 1 tuổi:

Tạo giác ngủ sâu như trong lòng mẹ bằng cách quấn khăn cho trẻ, chú ý nhiệt độ phòng khi ngủ

Vệ sinh người bé sạch sẽ, rửa tay sạch

Thay tã thường xuyên, tránh viêm nhiễm, hăm tã

Những tháng đầu, nhiều trẻ khóc đêm. Đừng căng thẳng, hãy tìm ra nguyên nhân và khắc phục, ví dụ như: Tã ướt, nhiệt độ cao/thấp, trẻ đói, tiêm phòng đau,

Vệ sinh môi trường xung quanh: sàn, đồ chơi, tường, giường.

3. Bữa ăn dặm đầy đủ các chất

Thực đơn hàng ngày của trẻ là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho trẻ. Trong thực phẩm có đủ chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất. Chọn đúng thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mẹ bổ sung các chất còn thiếu khi sữa mẹ không đủ. Tập cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6, tăng dần bữa ăn theo số tuổi và nhu cầu của trẻ. Mẹ cũng cho con ăn thêm sữa chua, cung cấp thêm lợi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Hệ tiêu hóa non nớt đôi khi làm trẻ bị táo bón, hấp thu kém. Khuyến khích mẹ chọn bữa ăn dặm thực phẩm dễ tiêu. Trẻ cũng nên bổ sung thêm men vi sinh để tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.

Bữa ăn dặm đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ khỏe mạnh, chóng lớn

4. Bổ sung vitamin cho trẻ

Sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng nhưng chưa đủ cung cấp lượng vitamin mỗi ngày cho trẻ. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất để tăng dinh dưỡng nguồn sữa. Dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa chưa đủ hoàn chỉnh để hấp thụ hết các chất cho cơ thể. Bổ sung vitamin từ bên ngoài cũng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Một số vitamin quan trọng cần thiết bổ sung cho trẻ ngay từ sau khi sinh. Bổ sung vitamin đúng cách giúp hạn chế nguy cơ bệnh tật và đảm bảo tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi. Một số vitamin được bổ sung ngay từ những tháng đầu như tiêm vitamin K, uống vitamin D3. Bắt đầu tháng thứ 6 trở về sau, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung các vitamin tổng hợp cho con. Cơ thể đầy đủ vitamin sẽ không bị các bệnh liên quan đến thiếu hụt vitamin như: còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh về mắt, da,

5. Để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

Tiếp xúc thường xuyên với môi trường là lớp học giúp trẻ thích nghi dần với điều kiện bên ngoài. Tiếp xúc với kháng nguyên từ môi trường là tiền đề tạo ra kháng thể tự nhiên. Trẻ nên được tiếp xúc với môi trường càng sớm càng tốt. Cho trẻ làm quen với nắng sau tuần đầu kích hoạt da sinh vitamin D3, giúp phát triển xương chắc khỏe. Tiếp xúc với gió ở mức độ vừa đủ bé sẽ quen dần với gió trời. Bé không còn dễ bị ốm mỗi khi ra ngoài như những bé thường xuyên ở trong nhà. Cho trẻ tiếp xúc với thời tiết là cách làm tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi khi giao mùa.

6. Hoàn thành đủ các mũi tiêm phòng cần thiết trước 1 tuổi

Từ lúc sinh ra đến 1 tuổi là giai đoạn bé cần tiêm nhiều mũi vaccine nhất. Khoảng 20 mũi vaccine là cần thiết phải tiêm. Tiêm phòng là phương pháp bảo vệ chủ động tối ưu nhất cho trẻ. Hai vaccin được chỉ định tiêm đầu tiên cho trẻ sau sinh là vacxin phòng viêm gan B và phòng lao:

Trong 24 giờ đầu sau sinh, bắt buộc phải tiêm vaccine phòng viêm gan B.

Tiêm chủng ngừa lao BCG trong vòng 1 tháng đầu

Bắt đầu từ 2 tháng tuổi trở lên trẻ được tiêm thêm nhiều loại vacxin theo lịch tiêm chủng như:

Tiêm Vacxin 5 in 1 [ ngừa 5 chủng ho gà uốn ván bạch hầu viêm gan B viêm màng não mủ] với 3 mũi tiêm

Uống vaccin bại liệt [ 3 lần]

Tiêm vaccine sởi mũi đầu tiên.

Mẹ cần tư vấn từ bác sĩ để chọn lịch tiêm chủng phù hợp nhất cho con. Tuân thủ đúng lịch tiêm chủng để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Video liên quan

Chủ Đề