Tiêu chuẩn bồn dầu cho máy phát điện

Yêu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN 6396-72:2010 “Phần 72: Thang máy chữa cháy”, TCVN 6396-73:2010 “Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy”

- Thang máy chữa cháy là thang máy mà lực lượng chữa cháy có thể sử dụng được trong tình huống có cháy trong NCT để đưa lực lượng, phương tiện chữa cháy lên các tầng cao và thực hiện công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ. Thang máy này được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có một phòng đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Cấu kiện xây dựng của thang máy như: Giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa đảm bảo theo quy định của QCVN06:2010/BXD.

- Kích thước chiều rộng của cabin không được nhỏ hơn 1100 mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1400 mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630 kg. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800 mm. Khi thang máy chữa cháy được sử dụng có tính đến việc sơ tán người khỏi đám cháy và có sử dụng băng ca hoặc giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng danh định nhỏ nhất phải là 1000 kg và kích thước chiều rộng của cabin phải là 1100 mm và chiều sâu của cabin phải không nhỏ hơn 2100 mm.

- Vật liệu bên trong của cabin phải là loại vật liệu không cháy, trong cabin thang máy chữa cháy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.

- Tại tầng 1 [trệt], thang máy chữa cháy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30 m để thông thẳng ra ngoài nhà và phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.

- Tốc độ thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy [thường là tầng 1 hay tầng trệt] đến tầng cao nhất không quá 60 giây.

- Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm có các nguồn điện cung cấp chính và phụ [khẩn cấp, dự phòng, luân phiên].

Page 2

     Tầng được coi là dưới mặt đất khi các phòng của tầng này có cao độ sàn thấp hơn cao độ mặt đất [theo quy hoạch] quá nửa chiều cao của các phòng đó.

 Các ga ra ô tô ngầm được phép xây dựng kể cả dưới các lối đi, các đường phố, các quảng trường, vườn hoa, bãi cỏ, v.v…

3.3 Cho phép bố trí ga ra ô tô liền kề với các nhà có chức năng khác, trừ các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy sau đây: F1.1, F 4.1 và các nhà sản xuất nhóm F 5 hạng A và B quy định tại Phụ lục B.

3.4 Ga ra ô tô được phép bố trí trong các nhà chức năng khác có bậc chịu lửa I, II có các cấu kiện được làm từ các vật liệu không cháy và khó cháy trừ các ngôi nhà nhóm F 1.1, F 4.1 và các nhà sản xuất nhóm F 5 hạng A và B [Phụ lục B]. Trong các nhà nhóm F 1.4 được phép bố trí các ga ra ô tô không phụ thuộc vào bậc chịu lửa của chúng. Trong các nhà nhóm F 1.3 chỉ được phép bố trí các ga ra cho các xe con với các chỗ cố định [không có vách ngăn riêng] cho các chủ xe.

       Dưới các nhà thuộc nhóm F 1.1, F 4.1 không được phép bố trí ga ra ô tô.

3.5 Không được phép bố trí ga ra ô tô dạng kín dành cho các ô tô có động cơ chạy bằng khí nén tự nhiên và khí hóa lỏng vào trong các tòa nhà có chức năng khác hoặc liền kề với chúng, hoặc ở dưới mặt đất.

3.6 Khoảng cách chống cháy tính từ các khu đất hở [kể cả khi có mái che] để giữ ô tô đến các nhà và công trình của các xí nghiệp [dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, công nghiệp, nông nghiệp, v.v…] được lấy như sau:

            а] Tới các nhà và công trình sản xuất:

       - Có bậc chịu lửa bậc I, II, và III thuộc nhóm S0:

                   + từ phía các tường không có lỗ cửa – không qui định; 

                   + từ phía các tường có lỗ cửa – không nhỏ hơn 9 m.

       - Có bậc chịu lửa bậc IV thuộc nhóm S0 S1:

                   + từ phía các tường không có lỗ cửa – không nhỏ hơn 6m; 

                   + từ phía các tường có lỗ cửa - không nhỏ hơn 12m.

       - Có bậc chịu lửa và nhóm nguy hiểm cháy khác [Phụ lục B] – không nhỏ hơn 15 m.

            b] Tới các nhà hành chính và dịch vụ của các xí nghiệp:

       - Có bậc chịu lửa bậc I, II và III thuộc nhóm S0 – không nhỏ hơn 9 m;

       - Có bậc chịu lửa và nhóm nguy hiểm cháy khác – không nhỏ hơn 15 m;

       - Khoảng cách từ các bãi giữ ô tô đến các nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II thuộc nhóm S0 trong khu vực của các trạm dịch vụ kỹ thuật cho xe con dưới 15 chỗ từ phía các tường không có lỗ cửa – không qui định.

3.7 Ô tô vận chuyển các nhiên liệu và chất bôi trơn chỉ được phép lưu giữ trên các bãi hở hoặc trong các nhà một tầng đứng riêng biệt có bậc chịu lửa không nhỏ hơn bậc II thuộc nhóm S0. Cho phép các ga ra trên được bố trí liền kề với các tường đặc ngăn cháy loại 1 hoặc 2 của các nhà sản xuất có bậc chịu lửa I, II thuộc nhóm S0 [ngoại trừ các nhà hạng A và B] khi lưu giữ ô tô có tổng dung tích chứa nhiên liệu và chất bôi trơn không quá 30 m3.

            Trên các bãi hở, việc lưu giữ ô tô chở nhiên liệu và chất bôi trơn phải chia theo  nhóm với số lượng không quá 50 xe và tổng dung tích chứa các chất nêu trên không quá 600 m3. Khoảng cách giữa các nhóm xe này, cũng như khoảng cách tới các khu đất lưu giữ các loại xe khác không được nhỏ hơn 12 m.

       Khoảng cách từ các khu đất lưu giữ ô tô vận chuyển nhiên liêu và chất bôi trơn tới các nhà, công trình, xí nghiệp được lấy theo Bảng 1, còn khoảng cách tới các nhà hành chính và dịch vụ của các xí nghiệp này – không nhỏ hơn 50 m.

Bảng 1.

Kho chứa các chất lỏng dễ cháy, m3

Khoảng cách từ ga ra tới nhà và công trình và khoảng cách giữa các ga ra, m

Nhà và bậc chịu lửa

І, ІІ

ІІІ

  ІV, V

1

2

3

4

 Trên 1000 đến 2000

30

30

36

Từ 600 đến 1000

24

24

30

Nhỏ hơn 600

18

18

24

Đến 300

18

18

24

Nhỏ hơn 300

12

12

18

Thiết kế bồn chứa dầu bên ngoài cho máy phát điện hiện nay là điều rất cần thiết. Nếu như xảy ra các hiện tượng mất điện, thiên tai, chập cháy ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Nếu phải dừng sản xuất 1 phút thì thiệt hại kinh tế cũng khá nhiều. Chính vì vậy việc lắp đặt bồn chứa dầu bên ngoài cho các cơ sở này thực sự là điều cần thiết để phục vụ cho máy phát điện.

Thông thường các bồn chứa dầu bên trong máy phát điện chỉ duy trì được khoảng 8h nhưng các bồn chứa dầu bên ngoài máy phát điện phải duy trì được 24h trở lên.

THIẾT KẾ BỒN CHỨA DẦU BÊN NGOÀI MÁY PHÁT ĐIỆN

Bước 1: Tính thể tích bồn chứa dầu cho máy phát điện

Công thức: V = Mức tiêu hao nhiên liệu X thời gian chạy máy phát

Mức tiêu hao nhiên liệu là lượng dầu máy phát sử dụng trong 1h. Máy càng có tải lớn thì mức tiêu hao càng nhiều. Chỉ số này ta có thể dễ dàng thấy trong phần thông số của máy phát ghi trên máy .

Ví dụ với máy phát 1000kVA Prime của hãng FG Wilson ta có mức tiêu hao nhiên liệu khi máy phát hoạt động ở chế độ Prime như sau:

110% tải: 238,8 l/hr ; 100% tải: 214,3 l/hr ; 75% tải: 156,7 l/hr ; 50% tải: 108,9 l/hr. Nếu đơn vị là US gal/hr ta cần qui đổi ra l/hr với hệ số qui đổi: 1 US gal = 3.785l

Thông thường ta nên xác định mức tiêu hao nhiên liệu ở chế độ prime ứng với mức 100% tải vì thực tế máy phát chỉ được phép chạy quá tải 10% trong 1h mỗi 12 tiếng, còn nếu tính, tải ở mức thấp hơn 100% thì khi cần mở rộng thêm công suất thì bồn dầu sẽ không đáp ứng được yêu cầu về thời gian chạy.

Thời gian chạy của máy phát phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của khách hàng hay chủ đầu tư. Thông thường thời gian chạy từ 8hr, 10hr, 12hr, 24hr, 36hr, 48hr…

Bước 2: Cần xác định xem sự cần thiết có phải làm bồn chứa dầu ngoài hay không cho máy phát?

Các loại máy phát điện có công suất từ 730kVA thường thiết kế bồn chứa dầu bên trong [ xem chi tiết thông số trên máy ] . Nếu bồn chứa dầu bên trong lớn hơn thể tích thì không nhất thiết phải lắp thêm bồn chứa dầu bên ngoài,  gây lãng phí tiền.

Các loại máy phát điện có công suất từ 800 kVA trở lên thì thường không có bồn dầu chứa bên trong máy mà bắt buộc phải lắp bồn chứa dầu bên ngoài.

Bước 3: Xác định kích thước bồn dầu ngoài

Để đảm bảo việc tồn chứ kích thước dầu bên ngoài được đảm bảo tốt thì bồn dầu  cần có hệ số chứa là 85% khi đó thể tích bồn được tính theo công thức: V= V/0.85. Đầu bồn chứa dầu được ép loại hình trụ elip nằm ngang có 2 đầu phẳng và các kích thước như sau: L Chiều dài, 2a chiều rộng, 2b chiều cao. Tất cả các đơn vị được tính theo mm

Thời gian máy phát chạy tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà các nhà sản xuất có sự tính toán khác nhau.

Bước 4: Xác định kích thước móng cho bồn dầu

+ Chiều rộng móng bồn dầu: 2a + 200

+ Chiều dài: L + 200

+ Chiều cao móng dựa trên lượng bồn dầu khi chưa đầy dầu thường là 100 ~ 200

Xác định công thức tính: 

+ W = W + W

+ W = S x t x D + W

S là diện tích xung quanh bồn dầu được tính theo công thức: S= L x P + 2 x S

P là chu vi elip . Muốn độ chính xác cao phải dùng tích phân hoặc vẽ trong autocad để tính

S là diện tích elip. S = π x a x b

t  là độ dày tôn làm vỏ bồn được tính toán dựa trên áp suất của bồn tác động lên vỏ. Phần tính toán này tương đối phức tạp và liên quan nhiều đến cơ khí. Thông thường với bồn dầu < 30m thì độ dày tôn t = 3mm.

D là khối lượng riêng của tôn. Do tôn làm từ thép tấm nên D = 7.85g/cm

W  phần tính toán này tương đối phức tạp và liên quan nhiều đến cơ khí. Thông thường mình lấy 40% trọng lượng vỏ bồn.

W = V x D

D là khối lượng riêng của dầu Diesel. Theo công bố của Petrolimex và TCVN thì ở 15 C D = 820 ~ 860 kg/m .

Trở lại ví dụ ở bước 3 ta tính trọng lượng bồn dầu khi chứa đầy dầu như sau:

W = W + W = 1.4 x [L x π x √ {2 x [a x a + b x b]} + 2 x π x a x b] x t x D +

V x 860

→ W = {1.4 x [4300 x 3.14 x √ {2 x [900 x 900 + 500 x 500]} + 2 x 3.14 x 900 x 500] / 10 } x 3 x 7.85] + 6050 x 860 / 1000 = 5944 [kg]

Bài viết trên Công ty Bồn Bể Công Nghiệp Việt Nam hướng dẫn chi tiết các bước để thiết kế bồn chứa dầu bên ngoài máy phát điện. Các bước hướng dẫn chi tiết cách tính thể tích bồn chứa dầu bên ngoài phù hợp với công suất và nhu cầu của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ về sản phẩm.

CÔNG TY TNHH BỒN BỂ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH

Địa chỉ: Số 506/GH3 – Đường Nguyễn Cao Luyện – Phường Giang Biên – Quận Long Biên – TP Hà Nội

Tel: 0222.3838.969 | Fax: 0222.3838.969

Mobile: 0975.215.888

Email: 

Website: bonbecongnghiep.com.vn

NHÀ MÁY CHẾ TẠO

Địa chỉ: Đường TS10 – KCN Tiên Sơn – Xã Hoàn sơn – Huyện Tiên Du – Tỉnh Bắc Ninh

Tel: 0222.3838.969 | Fax: 0222.3838.969

Mobile: 0975.215.888

Email: 

Website: bonbecongnghiep.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề