Tiêu chuẩn chọn cá đực khi cho cá đẻ nhân tạo như thế nào

{"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d4\/Cure-Goldfish-Dropsy-Step-11.jpg\/v4-460px-Cure-Goldfish-Dropsy-Step-11.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d4\/Cure-Goldfish-Dropsy-Step-11.jpg\/v4-728px-Cure-Goldfish-Dropsy-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
"}
1
Lên kế hoạch trước một thời gian dài. Sẽ mất nhiều thời gian để tạo môi trường sinh sản tốt cho cá vàng, vì thế bạn nên mua cá trước gần một năm. Khoảng thời gian tốt nhất để mua là tháng bảy và tháng tám, vì cá vàng thường sinh sản trong mùa xuân.[1] Cá vàng cần phải thích nghi với môi trường sống và giảm stress trước mùa sinh sản, do đó bạn hãy cố gắng lên kế hoạch trước khá lâu!
  • Điều đầu tiên bạn cần làm [cho rằng bạn đã có bể cá nhỏ có thể chứa ít nhất 15 lít nước] là rửa sạch những con cá giống mới mua. Bằng cách cho vào bể 80 giọt formaldehyde, 6 giọt đồng sunfat và một lượng nhỏ terramycin, bạn có thể làm sạch cá vàng và bể cá để giúp cho bể cá được khỏe mạnh.
  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c1\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-6.jpg\/v4-460px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-6.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c1\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-6.jpg\/v4-728px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
    "}
    2
    Tạo môi trường tốt trong bể cá. Bể sinh sản cho cá cần phải chứa được ít nhất 75 lít nước. Ngoài ra, bạn cũng nên cho thêm vài thứ cần thiết để tạo khung cảnh tự nhiên trong môi trường sống của cá vàng. Thông thường đó là những bụi cây thật hoặc nhân tạo hay các bó sợi dài.
    • Khi cá cái đẻ trứng, chúng thường bám chặt vào các vật vững chắc. Nếu muốn cho chúng sinh sản tự nhiên, bạn sẽ cần môi trường sum suê cây xanh. Điều này không bắt buộc nếu bạn định cho cá đẻ nhân tạo, tuy nhiên cây xanh có tác dụng tăng chất lượng cuộc sống [và đóng vai trò như một bộ lọc tuyệt vời] khi cá không sinh sản.
    • Cân nhắc mua các bó sợi cho cá đẻ. Các bó sợi cho cá đẻ được làm bằng dây ni lông nổi để cá cái bám vào khi đẻ trứng.[2] Bạn không cần các bó sợi này nếu trong bể cá có nhiều cây bụi, các loài thực vật hoặc các vật liệu xơ khác, nhưng đây là một cách dễ dàng và hiệu quả để bảo vệ trứng cá vàng, vì cá vàng trưởng thành thường ăn những quả trứng không có chỗ bám.
  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/77\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/77\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
    "}
    3
    Bắt đầu nâng chế độ ăn cho cá vàng. Tránh thay đổi đột ngột chế độ ăn của cá. Bắt đầu cho cá làm quen với các thức ăn không có dạng viên như tôm nước mặn hoặc trùn chỉ sống thả vào bể, mô phỏng những thứ có trong tự nhiên vào mùa xuân, thời gian sinh sản yêu thích của cá vàng. Nhìn chung, có hai điểm cần lưu ý khi cho cá vàng ăn như sau:
    • Cho cá ăn từng lượng nhỏ nhưng nhiều lần. Bạn nên cho cá ăn mỗi ngày ba lần, chú ý không cho ăn quá số lượng cần thiết. Nhiều chủ nuôi cá vàng sai lầm khi cho cá ăn quá nhiều; vụn thức ăn không ăn hết sẽ chìm xuống đáy bể, phân hủy và làm ô nhiễm nước.
    • Bất kể dùng loại thức ăn nào, bạn cũng cần nghiền nhỏ sao cho vừa với miệng cá vàng.
  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2a\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2a\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
    "}
    4
    Mô phỏng mùa xuân bằng cách hạ nhiệt độ xuống thấp, sau đó dần dần tăng nhiệt độ cho ấm hơn. Cá vàng sinh sản trong mùa xuân, vì vậy bạn cần tái tạo hiện tượng tăng nhiệt độ trong nước. Đầu tiên, bạn hãy hạ nhiệt độ xuống còn trong khoảng 10°C - 12°C. Sau đó, khi đã sẵn sàng cho cá sinh sản, bạn cần tăng nhiệt độ lên dần dần mỗi ngày 2°C cho đến khi nhiệt độ nằm trong khoảng 20°C - 23°C.
  • {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c1\/Cure-Goldfish-Dropsy-Step-5.jpg\/v4-460px-Cure-Goldfish-Dropsy-Step-5.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c1\/Cure-Goldfish-Dropsy-Step-5.jpg\/v4-728px-Cure-Goldfish-Dropsy-Step-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
    "}
    5
    Đảm bảo tuần hoàn nước mỗi ngày. Việc thay nước một phần mỗi ngày có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cá và đặc biệt là kích thích cá sinh sản. Bạn hãy thay khoảng 20% lượng nước trong bể mỗi ngày, nhớ không thay quá lượng nước này.
    • Đảm bảo bổ sung dung dịch xử lý nước vào nước mới. Sản phẩm này có tác dụng trung hòa hóa chất gây hại cho cá cũng như loại bỏ chlorine và khử chloramine.[3]
    Quảng cáo
  • Phần 2
    Phần 2 của 3:
    Phân biệt giới tính và cách ly cá vàng

    1. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/96\/Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/96\/Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      1
      Biết đặc điểm bên ngoài của cá vàng cái. Phân biệt giới tính cá vàng có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình cho cá sinh sản; hiển nhiên là nếu thả một lũ cá đực chung với nhau vì không phân biệt được cá đực hay cái, bạn sẽ chẳng có được chú cá con nào. Cá vàng cái có các đặc điểm bề ngoài như sau:
      • Quan sát hình dạng huyệt. Huyệt là một lỗ nhỏ ở giữa hậu môn và vây hậu môn, nơi cá đẻ trứng hoặc phóng tinh dịch, tùy vào giới tính của cá.[4] Huyệt của cá cái tròn và lồi.
      • Sờ bụng cá. Bụng cá cái nằm ở khoảng giữa vây mái chèo và vây hậu môn, rất mềm và nhúc nhích được.
      • Nhìn vây ngực. Vây ngực của cá cái tròn và ngắn.
      • Nhìn chung, cá vàng cái thường to hơn và tròn hơn, trong khi cá vàng đực thường dài và thuôn hơn. Tuy nhiên đây không phải là đặc điểm đáng tin cậy để phân biệt.
    2. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2b\/Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-7.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-7.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2b\/Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-7.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      2
      Biết đặc điểm bên ngoài của cá vàng đực. Cá vàng đực thường nhỏ hơn cá vàng cái cùng lứa. Chúng cũng thường được phân biệt qua các đặc điểm sau đây:
      • Sự xuất hiện của các chấm trắng nhỏ, còn gọi là các nốt sần. Đó là các nốt nhỏ nổi trên vây, đầu và thậm chí là mang cá khi chúng tới thời kỳ sinh sản.
      • Huyệt lõm. Cá vàng đực có huyệt lõm vào thay vì lồi ra.
      • Sờ bụng cá. Bụng cá đực cứng hơn và chắc hơn bụng cá cái.
      • Nhìn vây ngực. Vây ngực của cá đực nhọn hơn và dài hơn so với vây ngực ngắn và tròn hơn ở cá cái.
    3. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/93\/Introduce-a-Pleco-to-a-Goldfish-Tank-Step-8.jpg\/v4-460px-Introduce-a-Pleco-to-a-Goldfish-Tank-Step-8.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/93\/Introduce-a-Pleco-to-a-Goldfish-Tank-Step-8.jpg\/v4-728px-Introduce-a-Pleco-to-a-Goldfish-Tank-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      3
      Quan sát hành vi của cá vàng để phân biệt cá đực và cái. Trong mùa sinh sản, cá đực bắt đầu rượt đuổi cá cái, ban đầu còn chầm chậm, dần dần hăng hái hơn. Hãy thử thả một con cá vàng mà bạn đã biết là cá cái vào bể và quan sát phản ứng của các con cá khác: Cá vàng đực tỏ ra rất quan tâm, trong khi những con cá cái thì hoàn toàn thờ ơ!
    4. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/19\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/19\/Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Care-for-a-Fantail-Goldfish-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      4
      Cân nhắc cách ly cá đực và cá cái vài tuần trước khi bạn cho chúng sinh sản. Nhiều người nhân giống cá tách riêng cá đực và cái ít nhất vài tuần trước khi nhân giống để kích thích ham muốn của chúng. Cũng như con người, càng xa lại càng khao khát!
      Quảng cáo

    Phần 3
    Phần 3 của 3:
    Nhân giống cá vàng

    1. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d4\/Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d4\/Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Goldfish-Is-an-Adult-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      1
      Chọn những con cá bố mẹ tốt. Những con cá trẻ khỏe mạnh là lý tưởng, vì chúng có khả năng sinh sản tốt và tràn đầy sinh lực. Chọn cá cái có đuôi và vây ngực lớn; với cá đực, bạn hãy tìm những con to [khoảng từ 10-15 cm] và bơi nhanh. Những con đực có nhiều nốt sần sau đầu trên mang cá là những con giống tốt.
      • Để có sự kết hợp lý tưởng, bạn nên cố gắng cách ly ba cá đực và hai cá cái tốt nhất.
    2. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cf\/Cure-Goldfish-Dropsy-Step-15.jpg\/v4-460px-Cure-Goldfish-Dropsy-Step-15.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cf\/Cure-Goldfish-Dropsy-Step-15.jpg\/v4-728px-Cure-Goldfish-Dropsy-Step-15.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      2
      Thả năm con cá vàng vào cùng một bể và theo dõi cá đẻ trứng tự nhiên. Bạn sẽ nhận thấy vá vàng đực sẽ có màu sắc nhạt hơn ở vùng bụng và bơi nhanh nhẹn quanh bể, thường đuổi theo cá cái. Cá cái sẽ đẻ trứng lên một cây xanh trong bể, và cá đực sẽ phóng tinh dịch lên trứng để thụ tinh. Nếu bạn không được chứng kiến quá trình thụ tinh nhưng nhìn thấy trứng cá trong cây thì nhiều khả năng là trứng đã được thụ tinh.
    3. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d0\/Revive-a-Goldfish-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Revive-a-Goldfish-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d0\/Revive-a-Goldfish-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Revive-a-Goldfish-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      3
      Nếu quá trình sinh sản tự nhiên của cá vàng không thành công, bạn cần thụ tinh nhân tạo cho cá. Thả một cá cái và một cá đực vào bể nông. Cầm cá đực lên và nhẹ tay vuốt vào huyệt của nó cho tinh dịch tiết ra. Khuấy tinh dịch vào nước và lặp lại động tác này với cá cái để ép trứng ra. Khuấy nước lần nữa để kết hợp trứng và tinh trùng.
      • Thật cẩn thận khi thụ tinh nhân tạo. Cá vàng rất dễ bị thâm tím mình mẩy, do đó bạn phải thật nhẹ tay khi thao tác.
      • Bạn không cần phải giữ cá dưới nước khi vuốt huyệt cá. Cũng như các loại cá khác, cá vàng có thể thở được ngay cả khi ra khỏi nước, mặc dù không tốt lắm. Chỉ cần bạn chú ý không cho cá ra khỏi nước quá 30 giây mỗi lần.
    4. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ec\/Raise-Goldfish-Fry-Step-11.jpg\/v4-460px-Raise-Goldfish-Fry-Step-11.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ec\/Raise-Goldfish-Fry-Step-11.jpg\/v4-728px-Raise-Goldfish-Fry-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      4
      Tách riêng cá bố mẹ khỏi trứng. Không may là cá vàng nuôi nhốt thường ăn gần hết trứng của chúng, do đó bạn cần phải tách cá bố mẹ khỏi trứng gần như ngay lập tức để đảm bảo cả mẻ trứng có thể nở hết. Trứng đã được thụ tinh sẽ nở trong khoảng 4-7 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ của nước.
      • Khi cá con đã nở, bạn có thể cho chúng ăn cùng loại thức ăn dành cho cá trưởng thành, nhưng cần đảm bảo thức ăn phải có cỡ nhỏ hơn cá trưởng thành để chúng có thể nuốt được.
      • Cố gắng để trứng trong bể nước mà cá đã đẻ. Sẽ có rủi ro nếu bạn chuyển trứng sang nơi khác.
    5. {"smallUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/51\/Raise-Goldfish-Fry-Step-4.jpg\/v4-460px-Raise-Goldfish-Fry-Step-4.jpg","bigUrl":"\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/51\/Raise-Goldfish-Fry-Step-4.jpg\/v4-728px-Raise-Goldfish-Fry-Step-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"
      "}
      5
      Kiên nhẫn khi cá đang phát triển và đạt đến độ trưởng thành. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có cả một đàn cá vàng con bơi quanh bể. Đảm bảo bể cá phải đủ rộng để có chỗ trú ngụ cho cá bột.
      Quảng cáo

    Cảnh báo

    • Không cầm cá vàng lên trừ khi cần thiết. Điều này không những gây stress cho cá mà còn có thể làm tổn thương vẩy cá.
    Quảng cáo

    Video liên quan

    Chủ Đề