Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tiêu chí đánh giá chất lượng sữa tươi có đạt chuẩn cao hay không phụ thuộc vào tỉ lệ hàm lượng protein [chất đạm] và fat [chất béo] có trong sữa. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc [FAO] cũng khẳng định sữa cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và hai yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng của sữa chính là đạm và béo.

Đây chính là chỉ số chủ chốt trên bao bì mà các mẹ cần nên kiểm tra khi chọn sữa tươi cho gia đình bởi chỉ số này càng cao đồng nghĩa với chất lượng dinh dưỡng của sữa càng tốt.

Toàn cảnh Trang trại Bò sữa NutiMilk ở cao nguyên Gia Lai với độ cao 800m so với mực nước biển

Tuy vậy, hầu như các mẹ Việt lại ít quan tâm đến các thông tin thành phần, chỉ số dinh dưỡng trên bao bì của sản phẩm mà thường chọn mua dựa theo cảm tính. Khi được hỏi về thói quen chọn sữa tươi cho con, chị Minh P., 37 tuổi, sống tại Q. Bình Thạnh, TP.HCM cho biết:

“Tôi nghĩ đơn giản là sữa nào cũng như nhau, đều là bổ sung thêm các chất dinh dưỡng nên khi mua sữa tôi không có thói quen đọc thành phần đâu, cứ thương hiệu quen thuộc mà mua”.

Tương tự chị Minh P. là chị Hoài T., 32 tuổi, sống tại Gò Vấp, chia sẻ hay mua sữa xách tay của các thương hiệu nước ngoài cho con với lý do tin rằng sữa ngoại sẽ tốt hơn nội nhưng khi hỏi tốt hơn chỗ nào, chị không biết.

Đây là thói quen không kiểm tra thành phần mà rất nhiều mẹ mắc phải khi mua sắm hàng ngày. Chính điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tài chính của chúng ta. Như vậy, tiêu chí đầu tiên để các mẹ thông thái cần quan tâm khi chọn sữa chất lượng cao cho bé yêu chính là kiểm tra hai chỉ số này trên bao bì.

Câu chuyện của Trang trại Bò sữa NutiMilk

Là một trong những công ty sữa lớn của Việt Nam, lại có thế mạnh về nghiên cứu dinh dưỡng, NutiFood luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sữa Việt sánh cùng thế giới.

Chính thức tiếp quản trang trại từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai năm 2018, NutiFood bắt tay xây dựng một mô hình trang trại theo tiêu chuẩn cao với sự tư vấn và giám sát của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood tại Thụy Điển.

Nằm sâu trong rừng cỏ, trang trại bò sữa NutiMilk chính là ngôi nhà xanh của hơn 7000 cô bò sữa và bê. Với khí hậu mát mẻ quanh năm dao động từ 21-25 độ C, nước đầu nguồn tinh khiết và đồng cỏ giàu dinh dưỡng, trang trại bò sữa NutiMilk có điều kiện tự nhiên thuận lợi để cho ra nguồn sữa tươi chất lượng cao.

Bò sữa của NutiMilk được nuôi theo quy trình thuận với tự nhiên, thời gian ngủ, nghỉ được cân đối hợp lý. Lượng sữa tươi thu hoạch thấp hơn sản lượng cung cấp trung bình của mỗi con bò, 25 lít thay vì 28 lít/ngày để bảo đảm chất lượng sữa tươi và quá trình tái tạo sữa được tốt nhất.

Những “cô bò hạnh phúc” đang thảnh thơi gặm cỏ mombasa tại Trang trại Bò sữa NutiMilk

Bên cạnh đó, trang trại bò sữa NutiMilk còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood tại Thụy Điển để xây dựng khẩu phần phù hợp nhất cho giống bò tại trang trại với 40 chỉ tiêu được theo dõi hằng ngày cùng khẩu phần dinh dưỡng riêng biệt cho mỗi “cô bò” theo từng giai đoạn phát triển.

Hội đủ 6 yếu tố ưu việt gồm: Đất sạch – không khí sạch – nước sạch – cỏ sạch – nhiệt độ mát 21-25 độ C – sản lượng 25 lít sữa/ngày/con bò [không khai thác ở mức tối đa để đảm bảo sữa có chất lượng tốt nhất]. Sau 2 năm bền bỉ đầu tư và nghiên cứu, trang trại bò sữa NutiMilk đã đạt được thành quả hàm lượng dinh dưỡng sữa tươi đạt độ đạm và béo cao.

Chia sẻ về thành quả này, Tổng giám đốc NutiFood, bác sĩ Trần Thị Lệ cho biết: “Với tâm huyết của người bác sĩ, chúng tôi luôn mong muốn đem đến nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho người Việt Nam.”

Có được nguồn sữa tươi chất lượng cao sẽ là tiền đề quan trọng để NutiFood mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm theo tiêu chuẩn cao của thế giới, trong đó có sữa tươi NutiMilk sẽ ra mắt trong thời gian ngắn sắp tới. Chị Thanh Tâm, một khách hàng khó tính và trung thành với các sản phẩm của NutiFood nhiều năm qua cho biết gia đình chị rất trông chờ vào dòng sản phẩm sữa tươi chất lượng cao NutiMilk trong tươi lai.

Sữa và các sản phẩm từ sữa là những mặt hàng dinh dưỡng thiết yếu đối với con người và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi tiêu thụ. Do đó, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố an toàn và chất lượng của sản phẩm trước khi được lưu thông và tiêu thụ bởi người dân. Hoạt động kiểm nghiệm được coi là một phương án tối ưu để doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng các yêu cầu Luật định. Dưới đây là 5 thông tin cần lưu ý khi tiến hành kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa.

1. Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa

Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa là hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, xác định các chất và thành phần của sữa theo các chỉ tiêu an toàn chất lượng được quy định cụ thể tại QCVN tương ứng được Nhà nước ban hành. Từ đó, đáp ứng được mọi thông tư, quy chuẩn của Việt Nam cũng như các thị trường khó tính khác [Nhật, EU, Mỹ,...].

Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị tiến hành định kỳ. Cụ thể:

  • 01 lần/năm đối với các sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 02 lần/năm đối với các sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở chưa được cấp các chứng nhận nêu trên.

Kiểm nghiệm sản phẩm từ sữa là hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, xác định các chất và thành phần dinh dưỡng

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ sữa | Tiết kiệm

2. Căn cứ pháp lý trong hoạt động kiểm nghiệm sữa

Hoạt động kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa được tiến hành theo các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và văn bản pháp lý như sau:

  • QCVN 5-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng
  • QCVN 5-2:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột
  • QCVN 5-3:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat
  • QCVN 5-4:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
  • QCVN 5-5:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men
  • QCVN 11-1:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi
  • QCVN 11-2:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
  • QCVN 11-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
  • Thông tư 24/2013/TT-BYT quy định về dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm
  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • Nghị định 25/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Các sản phẩm từ sữa chất lượng có chứng nhận kiểm nghiệm được khách hàng tin dùng

✍ Xem thêm: Chứng nhận HACCP cho sản phẩm từ sữa | Thủ tục nhanh gọn

3. Tại sao phải kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa?

Thứ nhất, Sữa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, giàu protein và chất béo. Sữa đóng góp một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng như canxi, magie, selen, riboflavin, vitamin B12 và axit pantothenic. Sản phẩm sữa chất lượng đảm bảo các thành phần dinh dưỡng và an toàn cho người dùng. Kiểm nghiệm giúp khẳng định chất lượng các sản phẩm sữa, giảm thiểu tình trạng sữa kém chất lượng xâm nhập vào thị trường gây hại cho sức khỏe con người và quyền lợi của doanh nghiệp chân chính.

Thứ hai, sản phẩm sữa có hàm lượng Bacillus Cereus cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến thời hạn sử dụng hay hàm lượng Clostridium trong sữa quá cao cũng sẽ tác động đến quá trình sản xuất các sản phẩm phô mai. Kiểm nghiệm sữa để xác định hàm lượng các chất, qua đó có các phương án kiểm soát chất lượng kịp thời.

Thứ ba, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các sản phẩm sữa được sản xuất cần phải kiểm nghiệm và đăng ký công bố sản phẩm trước khi được lưu thông trên thị trường. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kiểm nghiệm để đáp ứng các yêu cầu luật định về chất lượng của sản phẩm;

Thư tư, Chứng minh chất lượng sản phẩm với khách hàng, đối tác. Từ đó khẳng định, nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Kiểm nghiệm giúp khẳng định, đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm sữa

4. Chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm từ sữa doanh nghiệp cần biết:

Loại kiểm nghiệm

Chi tiêu cụ thể

1. Kiểm nghiệm vi sinh

  • Enterobacteriaceae
  • Listeria monocytogenes
  • Staphylococci dương tính với coagulase
  • Nội độc tố của Staphylococcus [Staphylococcal enterotoxin]
  • Salmonella
  • Escherichia coli
  • Bacillus cereus
  • Clostridium perfringens

2. Kiểm nghiệm hóa lý

Bảng thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng đa lượng: độ ẩm, tro, protein [đạm], lipid [béo], carbohydrat [glucid], đường tổng, đường khử, thành phần đường [saccarose, lactose…], xơ tổng, xơ tan, xơ không tan, độ acid, năng lượng

Thành phần dinh dưỡng vi lượng:

  • Vitamin tan trong dầu: vitamin A [retinol, retinyl palmitate…], beta-carotene, vitamin D [D2, D3], vitamin E [alphatocopherol, tocopheryl acetat, beta-tocopherol, gama-tocopherol, delta-tocopherol], vitamin K [K1, K2, MK4, MK7].
  • Vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B [B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, biotin], vitamin C [acid ascorbic, ascorbyl palmitate, ascorbyl glucoside, ascorbyl phosphate].
  • Acid amin: 18 acid amin [aspartic acid, serine, glutamic acid, glycine, histidine, arginine, threonine, alanine, proline, cystine, valine, methionine, lysine, isoleucine, leucine, phenyl alanine, tryptophan
  • Acid béo: 37 acid béo [DHA, EPA, omega 3, 6, 9; ARA; EPA; ……]
  • Khoáng vi lượng: Natri, Kali, Calci, Sắt, Kẽm, Magie, Selen…
  • Thành phần acid béo: Béo bão hòa; Béo không bão hòa; DHA; Omega 3, 6, 9; ARA; EPA; …

Các thành phần khác: Cholin, Carnitine, Inositol, Taurin, …

3. Kiểm nghiệm an toàn

  • Kim loại nặng: Chì, Cadmi, Arsen, Thủy ngân…
  • Vi sinh vật: Enterobacteriaceae, L. monocytogenes, Staphylococci dương tính với coagulase, Salmonella, E. coli…
  • Độc tố vi nấm [Aflatoxin M1]
  • Melamin
  • Dư lượng thuốc thú y
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Phụ gia thực phẩm

Kiểm soát chất lượng sản phẩm từ các bước nguyên liệu cho đến bước thành phẩm cuối cùng

✍ Xem thêm: Chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho sản phẩm từ sữa tươi | Các bước chứng nhận

5. Kiểm soát chất lượng các sản phẩm từ sữa đạt kiểm nghiệm

Để chứng nhận kết quả kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm sữa đạt chi tiêu như mong đợi. Theo đó, trong quá trình sản xuất sữa từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, doanh nghiệp cần phải kiểm soát và theo dõi các bước để có được các sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Cụ thể cần chú ý những nội dung sau:

Chủ Đề