Tiểu học các công thức toán lớp 3 cần nhớ

A. Tóm tắt kiến thức  1. Cấu tạo số – Kí hiệu là số tự nhiên có 3 chữ số [ trong đó a ≠ 0 và a, b, c là các chữ số] – Trường hợp số tự nhiên có 3 chữ số ta có thể phân tích:  2. So sánh các số tự […]

I. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. Hình chữ nhật P = [a + b] x 2                                    a = P : 2 – b a + b = P : 2                                                 b = P : 2 – a S = a x b a =  S : b b =  S : a […]

Bài 1: Dũng có 16 viên bi, Toàn có số bi gấp 5 lần số bi của Dũng. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi. Bài 2: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 36 kg đường, ngày thứ hai bán được số đường giảm đi 3 lần so với […]

Tìm thành phần chưa biết hay còn gọi là Tìm X. Đây là chuyên đề quan trọng ở bậc tiểu học mà các em đã được học từ lớp 2. Trước tiên Toancap1.com nhắc lại kiến thức lý thuyết để học sinh ghi nhớ. 1. Phép cộng: Số hạng + Số hạng  = Tổng Muốn […]

*Ghi nhớ: – Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, chỉ có phép cộng, trừ [hoặc nhân, chia] thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. – Biểu thức không có dấu ngoặc đơn và phối hợp các phép tính, thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. – Biểu thức có dấu ngoặc […]

Thực hiện phép tính cộng trừ các số có 5 chữ số, nhân chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Ôn tập Toán lớp 3 chuẩn bị lên lớp 4. Bài 1: Đặt tính rồi tính: 82481  +  1324       18168  +  4842       86243  –  59298    […]

Câu 1: 18 x 4 = …………… Câu 2: Tính: 54 : 6 = …………. Câu 3: Tính: 49 : 7 = ……………. Câu 4: Tính: 56 : 7 + 72 = ………… Câu 5: Tính: 48 : 6 + 92 = ………… Câu 6: Tìm y, biết: y x 3 = 63… Câu 7: […]

Dạng Toán có lời văn trong chương trình Toán lớp 3 cần phải vận dụng kiến thức về các phép nhân và phép chia để giải. Dạng 1: Áp dụng trực tiếp phép nhân và phép chia Bài 1: Mỗi can có 8 lít dầu. Hỏi 10 can như thế có bao nhiêu lít dầu? […]

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 1 km  = ………… hm  = …………… dam 1 hm  = ………… dam = …………… m 5 dam = ……………m = …………… dm Bài 2: Tính 15 dam + 8 dam 7 hm + 23 hm 12 dam x 7 14 g x 9 = = […]

Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống Viết số Đọc số 196 Bốn trăm tám mươi tư 564 785 998 Bài 2: Sắp xếp dãy số 897, 798, 697, 689, 645, 900 theo thứ tự: a] Từ bé đến lớn: ……………………………………………………………………… b] Từ lớn đến bé: ……………………………………………………………………… Bài 3: Đặt tính […]

Thống kê số liệu là dạng toán trong chương trình Toán lớp 3. Học tốt dạng toán này sẽ giúp trẻ có tư duy logic, biết phân tích số liệu. Ở bài viết này Toán cấp 1 chia sẻ với các em cách làm quen với thống kê số liệu cùng với đó là các […]

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 6 SGK Toán 3. Đề bài  1. Tính: 2. Đặt tính rồi tính: a] 367 125                         b] 93 58 487 130                            168 503 3. Giải bài […]

Hướng dẫn cộng các số có ba chữ số [có nhớ một lần]: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 5 SGK Toán 3. Đề bài 1. Tính: 2. Tính: 3. Đặt tính rồi tính: a] 235 417               b] 333 47 256 70             […]

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 4 SGK Toán 3. Đề bài 1. Đặt tính rồi tính: a] 324 405    ;  761 128   ;    25  721; b] 645 – 302;     666 – 333    ;    485 – 72 2. Tìm xx: a] xx – 125 = 344                        b] x […]

Kiến thức cần ghi nhớ: Muốn cộng, trừ các số có ba chữ số ta làm như sau: Đặt tính: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau. Tính: Thực hiện tính từ phải sang trái. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 4 SGK Toán 3. Đề bài 1. Tính nhẩm: […]

Kiến thức cần ghi nhớ: Khi đọc, viết các số có ba chữ số, ta phải đọc, viết lần lượt từ chữ số hàng trăm đến chữ số hàng chục rồi đến chữ số hàng đơn vị. So sánh các số có ba chữ số: Ta so sánh các chữ số hàng trăm, nếu bằng […]

Toán cấp 1 hướng dẫn các em cách giải một số dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao để tìm số trừ, số bị trừ, số hạng, thừa số, số bị chia, số chia. Chúng ta sẽ đi vào cách giải qua từng ví dụ từ dạng cơ bản tới nâng cao. 1. […]

Bảng tóm tắt công thức Toán tiểu học

Tóm tắt Công thức Toán Tiểu học dễ nhớ [Từ lớp 1 đến lớp 5] mà Hoatieu.vn giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp các em học sinh nắm được bảng kiến thức nhanh, dễ dàng áp dụng vào các dạng bài tập. Sau đây là nội dung chi tiết.

Toán học giúp các em tìm hiểu nhiều lĩnh vực, kĩ năng cần thiết về khoa học công nghệ, nhất là trong thời đại số như ngày nay. Nhằm giúp các em học sinh học tập môn Toán một cách dễ dàng hơn. Hoatieu.vn đã tổng hợp tất cả các công thức Toán tiểu học đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 5 một cách đầy đủ và logic nhất để các em tham khảo nhằm củng cố, nâng cao kiến thức của bản thân.

Công thức Toán Tiểu học

Trong toán học, số tự nhiên là tập hợp những số lớn hơn hoặc bằng 0, được ký hiệu là N.

  • Để viết số tự nhiên người ta dùng 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Các chữ số đều nhỏ hơn 10.
  • 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. – Không có số tự nhiên lớn nhất.
  • Các số lẻ có chữ số hàng đơn vị là: 1, 3, 5, 7, 9.
  • Dãy các số lẻ là: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17,….
  • Các số chẵn có chữ số ở hàng đơn vị là: 0, 2, 4, 6, 8.
  • Dãy các số chẵn là: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16,….
  • Hai số tự nhiên liên tiếp chúng hơn, kém nhau 1 đơn vị.
  • Hai số chẵn [lẻ] liên tiếp chúng hơn kém nhau 2 đơn vị.
  • Số có 1 chữ số [từ 0 đến 9], có: 10 số.
  • Số có 2 chữ số [từ 10 đến 99],có: 90 số.
  • Số có 3 chữ số [từ 100 đến 999], có: 900 số.
  • Số có 4 chữ số [từ 1000 đến 9999], có: 9000 số…
  • Số có 1 chữ số: Số Chẵn: 0 Số lẻ: 9
  • Số có 2 chữ số: Số Chẵn: 10 Số lẻ: 99
  • Số có 3 chữ số: Số Chẵn: 100 Số lẻ: 999
  • Số có 4 chữ số: Số Chẵn: 1000 Số lẻ: 9999

Trong dãy số tự nhiên liên tiếp, cứ một số lẻ thì đến một số chẵn, rồi lẻ, rồi chẵn,…

Nếu dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số lẻ mà kết thúc là số chẵn thì số số hạng của dãy là một số chẵn. Còn nếu bắt đầu và kết thúc là 2 số cùng chẵn[hoặc cùng lẻ] thì số số hạng của dãy là một số lẻ.

Phép cộng

Khi thêm vào [bớt ra] ở một, hai hay nhiều số hạng bao nhiêu đơn vị thì tổng sẽ tăng [giảm] bấy nhiêu đơn vị. Một tổng có hai số hạng, nếu ta thêm vào [bớt ra] ở số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ra [thêm vào] ở số hạng kia bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng không đổi.

* Một số công thức phép công đáng nhớ:

  1. a + b = b + a
  2. [a + b] + c = a + [b + c].
  3. 0 + a = a + 0 = a.
  4. [a – n] + [b + n] = a + b.
  5. [a – n] + [b – n] = a + b – n x 2.
  6. [a + n] + [b + n] = [a + b] + n x 2.

* Một số điều cần lưu ý khi thực hiện phép cộng:

  • Tổng của các số chẵn là số chẵn
  • Tổng của 2 số lẻ là số chẵn.
  • Tổng của nhiều số lẻ mà có số số hạng là số chẵn [số lẻ] là một số chẵn [số lẻ].
  • Tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ là một số lẻ.
  • Tổng một số chẵn các số lẻ là một số chẵn.
  • Tổng một số lẻ các số lẻ là một số lẻ.

Phép trừ

  • Khi ta thêm vào [bớt ra]ở số bị trừ bao nhiêu đơn vị và giữ y số trừ thì hiệu sẽ tăng thêm [giảm đi] bấy nhiêu đơn vị.
  • Khi ta thêm vào [bớt ra] ở số trừ bao nhiêu đơn vị và giữ y số bị trừ thì hiệu sẽ giảm đi [tăng thêm] bấy nhiêu đơn vị.
  • Khi ta cùng thêm vào [bớt ra] ở số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị thì hiệu cũng không thay đổi.

* Một số công thức của phép trừ:

a – [b + c] = [a – c] – b = [a – c] – b.

* Một số lưu ý khi thực hiện phép trừ:

  • Hiệu của 2 số chẵn là số chẵn.
  • Hiệu của 2 số lẻ là số chẵn.
  • Hiệu của một số chẵn và một số lẻ [số lẻ và số chẵn] là một số lẻ.

Phép nhân

* Một số công thức của phép nhân:

  1. a x b = b x a.
  2. a x [b x c] = [a x b] x c.
  3. a x 0 = 0 x a = 0.
  4. a x 1 = 1 x a = a.
  5. a x [b + c] = a x b + a x c.
  6. a x [b – c] = a x b – a x c.

* Một số lưu ý khi thực hiện phép nhân:

  • Tích của các số lẻ là một số lẻ.
  • Trong một tích nhiều thừa số nếu có ít nhất 1 thừa số là số chẵn thì tích là một số chẵn. [Tích của các số chẵn là một số chẵn.]
  • Trong một tích nhiều thừa số, ít nhất một thừa số có hàng đơn vị là 5 và có ít nhất một thừa số chẵn thì tích có hàng đơn vị là 0.
  • Trong một tích nhiều thừa số, ít nhất một thừa số có hàng đơn vị là 5 và các thừa số khác là số lẻ thì tích có hàng đơn vị là 5.
  • Tích các thừa số tận cùng là chữ số 1 thì tận cùng là chữ số 1.
  • Tích các thừa số tận cùng là chữ số 6 thì tận cùng là chữ số 6.

2. Tóm tắt Công thức Toán Tiểu học dễ nhớ

BIỂU THỨC CHỨA CHỮ

  • a + b + c là biểu thức có chữa ba chữ,
  • Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b+ c

BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN

PHÉP CỘNG

PHÉP TRỪ

PHÉP NHÂN

PHÉP CHIA

a + b = c

a, b là số hạng

c là tổng

a – b = c

a là số bị trừ

b là số trừ

c là hiệu

a x b = c

a, b là thừa số

c là tích

a : b = c

a là số bị chia

b là số chia

c là thương

TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN

PHÉP TÍNH

TÍNH CHẤT

CỘNG

NHÂN

GIAO HOÁN

a + b = b + a

a x b = b x a

KẾT HỢP

[a + b] + c = a + [b + c]

[a x b] x c = a x [b x c]

  • Nhân một số với một tổng: a x [b + c] = a x b + a x c
  • Nhân một số với một hiệu: a x [b – c ] = a x b – a x c
  • Chia một số cho một tích: a : [b x c] = [a : b] : c
  • Chia một tích cho một số: [a x b] : c = [a : c] x b

DẤU HIỆU CHIA HẾT

DẤU HIỆU

CHIA HẾT CHO

2

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8

5

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5

9

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9

3

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ

  1. Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn, mà chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
  2. Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn, mà có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi cộng, trừ sau.
  3. Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính có trong dấu ngoặc đơn trước [theo thứ tự như quy tắc 1, 2].

TÌM SỐ CHƯA BIẾT [tìm x]

Tìm số hạng của tổng: x +a = b hoặc a + x = b

x = b - a

Tìm thừa số của tích: xx a = b hoặc a x x = b

x = b : a

Tìm số bị trừ: x – a = b

x = b +a

Tìm số bị chia: x : a = b

x = b x a

Tìm số trừ: a – x = b

x = a - b

Tìm số chia: a : x = b

x = a : b

CÔNG THỨC HÌNH HỌC

CÔNG THỨC TOÁN CHUYỂN ĐỘNG DỄ HỌC THUỘC, DỄ GHI NHỚ NHẤT

Chu vi: P = a x 4 P : chu vi

Cạnh: a = P : 4 a : cạnh

Diện tích: S = a x a S : Diện tích

2/HÌNH CHỮ NHẬT

Chu vi: P= [a + b] x 2 P : Chu vi

Chiều dài: a = 1/2 x P – b a : Chiều dài

Chiều rộng: b =1/2 x P – a b : Chiều rộng

Diện tích: S = a x b S : Diện tích

Chiều dài: a = S : b

Chiều rộng b = S: a

3/HÌNH BÌNH HÀNH

Chu vi: P = [a + b] x 2 a : Độ dài đáy

Diện tích: S = a x h h : Chiều cao

Độ dài đáy: a = S : h b : Cạnh bên

Chiều cao: h = S : a

4/HÌNH THOI

Diện tích: S = [m x n] : 2 m : Đường chéo thứ nhất

Tích hai đường chéo: [m x n] = S x 2 n: Đường chéo thứ hai

5/HÌNH TAM GIÁC

Chu vi: P = a + b + c a: Cạnh thứ nhất

Diện tích: S = [a x h] : 2 a: Cạnh đáy

Chiều cao: h = [S x 2] : a h: Chiều cao

Cạnh đáy: a = [S x 2] : h b: Cạnh thứ hai c: Cạnh thứ ba

6/ HÌNH TAM GIÁC VUÔNG

Diện tích: S = [b x a] : 2 a&b là 2 cạnh góc vuông

7/HÌNH THANG

Diện tích: S = [a +b] x h : 2 a&b là 2 cạnh đáy

Chiều cao: h = [S x 2] : [a + b] h: Chiều cao

8/HÌNH THANG VUÔNG

Có một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy, cạnh bên đó chính là chiều cao của hình thang vuông. Khi tính diện tích hình thang vuông ta tính như tính diện tích hình thang [Theo công thức]

9/HÌNH TRÒN

Bán kính hình tròn: r = d : 2 hoặc r = C : 3,14 : 2

Đường kính hình tròn d = r x 2 hoặc d = C : 3,14

Diện tích hình tròn: S = r x r x 3,14

Chu vi hình tròn: C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14

Tìm diện tích thành giếng:

  • Tìm diện tích hình tròn nhỏ [miệng giếng]: S = r x r x 3,14
  • Bán kính hình tròn lớn = Bán kính hình tròn nhỏ + Chiều rộng thành giếng
  • Diện tích hình tròn lớn: S = r x r x 3,14
  • Tìm diện tích thành giếng = Diện tích hình tròn lớn – Diện tích hình tròn nhỏ

10/HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

  • Diện tích xung quanh: Sxq= Pđáy x h

Chu vi đáy: Pđáy = Sxq : h

Chiều cao: h = Sxq : Pđáy

Nếu đáy của hình hộp chữ nhất là hình chữ nhật thì:

Pđáy = [a + b] x 2

Nếu đáy của hình hộp chữ nhất là hình vuông thì:

Pđáy = a x 4

  • Diện tích toàn phần: Stp= Sxq + S2 đáy

Sđáy = a x b

- Muốn tìm chiều cao cả hồ nước [Bể nước]

hhồ = Vhồ : Sđáy

- Muốn tìm diện tích đáy của hồ nước [Bể nước]

Sđáy= Vhồ : hhồ

- Muốn tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ ta lấy thể tích nước đang có trong hồ [m3] chia cho diện tích đáy hồ [m2]

hnước = Vnước : Sđáyhồ

- Muốn tìm chiều cao mặt nước cách miệng hồ [Hay còn gọi là chiều cao phần hồ trống]

+ Bước 1: ta tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ

+Bước 2: Lấy chiều cao cả hồ trừ đi chiều cao mặt nước đang có trong hồ [ hhồ trống = hhồ - hnước]

- Bước 1: Diện tích bốn bức tường [ Sxq]

- Bước 2: Diện tích trần nhà [ S = a x b]

- Bước 3: Diện tích bốn bức tường và trần nhà

- Bước 4: Diện tích cửa đi [nếu có]

- Bước 5: Diện tích quét vôi = Diện tích bốn bức tường và trần – diện tích các cửa

11/HÌNH LẬP PHƯƠNG

  • Diện tích xung quanh: Sxq= [a x a] x 4
  • Cạnh: [a x a] = Sxq: 4 = Stp : 6
  • Diện tích toàn phần: Stp= [a x a] x 6
  • Thể tích; V = a x a x a

II/ CÔNG THỨC TOÁN CHUYỂN ĐỘNG

1/TÍNH VẬN TỐC [km/giờ] : V = S : t

2/TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG [km]: S = V x t

3/TÍNH THỜI GIAN [giờ]: t = S : V

a] Tính thời gian đi

TG đi = TG đến – TG khởi hành – TG nghỉ [nếu có]

b] Tính thời gian khởi hành: TG khởi hành = TG đến – TG đi

c] Tính thời gian đến: TG đến = TG khởi hành + TG đi

A - Cùng chiều - Đi cùng lúc – Đuổi kịp nhau

- Tìm hiệu vận tốc: V = V1 – V2

- Tìm thời gian đuổi kịp nhau:

TG đuổi kịp nhau = Khoảng cách hai xe : Hiệu vận tốc

- Chỗ đuổi kịp nhau cách điểm khởi hành = Vận tốc x Thời gian đuổi kịp nhau

B - Cùng chiều - Đi không cùng lúc – Đuổi kịp nhau

- Tìm TG xe [người] đi trước [nếu có]

- Tìm quãng đường xe đi trước: S = V x t

- Tìm thời gian đuổi kịp nhau = quãng đường xe [người] đi trước : hiệu vận tốc

- Ô tô đuổi kịp xe máy lúc = Thời điểm khởi hành của ô tô + TG đi đuổi kịp nhau

* Lưu ý: TG xe đi trước = TG xe ô tô khởi hành – TG xe máy khởi hành

C- Ngược chiều - Đi cùng lúc – Đuổi kịp nhau

- Tìm tổng vận tốc: V = V1+ V2

- Tìm thời gian đuổi kịp nhau:

TG đuổi kịp nhau = Khoảng cách hai xe :Tổng vận tốc

- Ô tô gặp xe máy lúc: Thời điểm khởi hành của ô tô [xe máy] + TG đi gặp nhau

- Chỗ đuổi kịp nhau cách điểm khởi hành = Vận tốc x Thời gian đuổi kịp nhau

* Lưu ý: TG xe đi trước = TG xe ô tô khởi hành – TG xe máy khởi hành

D–Ngược chiều - Đi trước – Đuổi kịp nhau

- Tìm TG xe [người] đi trước [nếu có]

- Tìm quãng đường xe đi trước: S = V x t

- Tìm quãng đường còn lại = quãng đường đã cho [khoảng cách 2 xe] – quãng đường xe đi trước

- Tìm tổng vận tốc: V = V1 + V2

- Tìm TG đi để gặp nhau = Quãng đường còn lại : Tổng vận tốc

PHẦN NÂNG CAO

* [ V1+ V2] = S : tđi gặp nhau

* S = [ V1 + V2] x tđi gặp nhau

* [ V1- V2] = S : tđi đuổi kịp nhau

* Thời gia đi gặp nhau = thời điểm gặp nhau lúc 2 xe – Thời điểm khởi hành 2 xe

* Tính vận tốc xuôi dòng:

Vxuôi dòng = Vthuyền khi nước lặng + Vdòng nước

* Tính vận tốc ngược dòng

Vngượcdòng = Vthuyền khi nước lặng - Vdòng nước

* Tính vận tốc dòng nước

Vdòng nước = [Vxuôi dòng – Vngược dòng] : 2

* Tính vận tốc khi nước lặng

Vthuyền khi nước lặng = Vxuôi dòng - Vdòng nước

* Tính vận tốc tàu [thuyền ] khi nước lặng:

Vthuyền khi nước lặng = Vngược dòng + Vdòng nước

TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM

* Dạng 1: Tìm tỉ số phần tram của a và b [hay a chiếm bao nhiêu phần tram của b]: Ta lấy a : b rồi lấy kết quả nhân 100 và viết thêm kí hiệu phần tram [%] bên phải.

* Dạng 2: Tìm a % của b: Ta lấy b x a : 100 [hoặc b : 100 x a]

* Dạng 3: Tìm một số biết a% của nó là b: Ta lấy b x 100 : a [hoặc b : a x 100]

Toán trung bình cộng: Muốn tìm trung bình cộng của 2 hay nhiều số ta lấy tổng các số đó chia cho số số hạng

Toán tổng – hiệu: Số lớn = [Tổng + Hiệu] : 2

Số bé = [Tổng - Hiệu] : 2

Toán Tổng – Tỉ [Hiệu – Tỉ]

- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng

- Tính tổng [hiệu] số phần bằng nhau

- Tìm số bé: Lấy tổng hai số : tổng số phần x Số phần số bé

[Lấy hiệu hai số: hiệu số phần x Số phần số bé]

- Tìm số lớn: Lấy tổng hai số : tổng số phần x Số phần số lớn

[Lấy hiệu hai số : hiệu số phần x Số phần số lớn]

Để xem đầy đủ nội dung Tóm tắt Công thức Toán Tiểu học dễ nhớ [Từ lớp 1 đến lớp 5], mời bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.

Video liên quan

Chủ Đề