Tiêu luận Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]

Từ ngày 25-27/5, tại Hải Phòng, Bộ Công Thương tổ chức Cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] nhằm tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật để trình Chính phủ. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Phó trưởng Ban thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật chủ trì cuộc họp.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, ngày 27 tháng 10 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 2413/QĐ-BCT thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] bao gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan, Bộ, ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông báo chí và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Để phục vụ quá trình sửa đổi Luật, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành thực hiện nhiều báo cáo nghiên cứu tổng kết việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và rà soát các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng kết kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ trì các hội thảo, toạ đàm với các chuyên gia nước ngoài, đồng thời tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực thi hiệu quả pháp luật và chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực ASEAN.

Bộ Công Thương hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]

Thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Công Thương cũng tiến hành song song nhiều hoạt động lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] và tài liệu liên quan. Cụ thể: Gửi đăng tải Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] và tài liệu liên quan lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Công Thương từ ngày 10/01/2022 đến ngày 30/3/2022.

Gửi văn bản xin ý kiến của tất cả Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số cơ quan khác. Đồng thời, phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các hội thảo lấy ý kiến trực tiếp của cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các luật sư và giảng viên các trường đại học trong nước.

Bên cạnh đó, phối hợp với các sàn thương mại điện tử và nền tảng kinh doanh trực tuyến gồm: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Grab, Baemin,... đăng tải Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] và tài liệu liên quan để xin ý kiến rộng rãi người tiêu dùng. Phối hợp với đài phát thanh, truyền hình cung cấp thông tin về các nội dung sửa đổi cơ bản của Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] tới người tiêu dùng.

Tới thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến đóng góp của 21/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 54/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và nhiều ý kiến đóng góp của công ty luật, doanh nghiệp, các Hội Bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức quốc tế và nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Các ý kiến đóng góp đã được cơ quan soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật trình Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 16 tháng 5 năm 2022, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 83/BCTĐ-BTP báo cáo thẩm định dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi].

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại cuộc họp

So với Luật năm 2010, các điều khoản trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi] được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở rà soát, đánh giá, đảm bảo tính thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và bám sát 07 Nhóm Chính sách đã được phê duyệt tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]…

Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã tập trung thảo luận tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự án Luật trong đó, một số vấn đề được thảo luận sôi nổi gồm: Hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực thi các quy định có liên quan;

Hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp; bổ sung quy định về vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn;

Hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế; Hoàn thiện quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá: sau 7 tháng thành lập, Ban Soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật bảo về người tiêu dùng [sửa đổi] đã làm việc hết sức công tâm, trách nhiệm, xây dựng lên Dự thảo Luật với nhiều điểm mới, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để Dự án Luật đảm bảo tiến độ trình các cấp có thẩm quyền, Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục tiếp thu ý kiến của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tại cuộc họp nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật đảm bảo chất lượng, tiến độ và bổ sung các tài liệu liên quan Hồ sơ dự án Luật để chuẩn bị trình Chính phủ.

Nền kinh tế kỹ thuật số [digital economy] ngày càng được định hình bởi các nền tảng trực tuyến [online platforms] đóng vai trò là thị trường nơi khách hàng có thể mua hàng hóa hoặc đặt dịch vụ [ví dụ như Airbnb, Uber, Amazon…].  Sự gia tăng của các nền tảng trực tuyến là một trong những bước phát triển cơ bản về kinh tế và xã hội trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng nhanh chóng của mô hình kinh tế dựa trên nền tảng trực tuyến đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ trong tam giác giữa nhà cung cấp, khách hàng và nhà khai thác nền tảng trực tuyến hiện đang còn được thảo luận và trình Quốc hội trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi [sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật].

Nguồn: internet

Theo tổ chức OECD, thuật ngữ “nền tảng trực tuyến” được sử dụng để mô tả một loạt các dịch vụ có sẵn trên Internet bao gồm “chợ ảo”, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, cung cấp nội dung sáng tạo, kho ứng dụng, dịch vụ truyền thông, hệ thống thanh toán và các dịch vụ thường gọi là “làm chung” hoặc "làm bán thời gian" cùng một số loại hình khác. Tại Dự thảo Luật, nền tảng trực tuyến được hiểu là bao gồm nền tảng bán hàng trực tuyến [online sales platform], nền tảng trung gian trực tuyến [online intermediary platform] và các nền tảng trực tuyến khác [other online platforms]. Trong đó, nền tảng trung gian trực tuyến được định nghĩa là các hệ thống thông tin do tổ chức, cá nhân thiết lập và vận hành để cung cấp môi trường trên không gian mạng cho các tổ chức, cá nhân khác giao dịch với người tiêu dùng. Với các khái niệm mở như vậy, các hình thái giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa người tiêu dùng với người bán hàng, nhà cung cấp dịch vụ không chỉ dừng ở sàn thương mại điện tử, trang thương mại điện tử hay các mạng xã hội như Zalo, Facebook mà còn là các trang phim trực tuyến [creative content outlets] như Netflix hay các kho ứng dụng trên IOS, Android. Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng mạng tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra Cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn Tiền Giang

Nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên nền tảng trực tuyến đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong Dự thảo Luật phân định tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng gồm:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc thông qua các nền tảng trực tuyến có giao dịch trên không gian mạng với người tiêu dùng mà hiện nay chúng ta đang quen gọi là thương mại điện tử [nền tảng bán hàng trực tuyến].

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến cho người tiêu dùng.

Việc phát triển hệ thống Internet và số người dùng thiết bị di động tham gia ngày càng tăng mang đến nhiều cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua, bán truyền thống sang mua hàng hoá, dịch vụ thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, việc mua hàng hoá, dịch vụ qua thương mại điện tử mang đến nhiều thuận lợi nhưng đi kèm theo đó là sự rủi ro trong giao dịch mà phần lớn thiệt hại thuộc về người tiêu dùng. Tổng hợp báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trong vài năm gần đây cho thấy, các yêu cầu, phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử đang gia tăng liên tục [1]. Các hành vi bị phản ánh, khiếu nại thường thấy là: bán hàng giả, hàng đã qua sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hoá nhận được khác với quảng cáo; thông tin giao dịch của người tiêu dùng bị bên thứ ba lợi dụng để mạo danh giao hàng; tự động hủy đơn hàng; người tiêu dùng không mua được hàng theo giá quảng cáo hoặc hàng khuyến mãi đi kèm; kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại hoặc không giải quyết khiếu nại kịp thời…v.v.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội dựa trên nhiều nguyên tắc trong đó đề cao giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm sự bình đẳng. Xuất phát từ vấn đề này, ngoàì những điều cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung Dự thảo Luật còn đưa ra những hành vi bị cấm cụ thể khác đối với nền tảng trung gian trực tuyến như: ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký, sử dụng nền tảng trung gian trực tuyến khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm bất hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng; sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng; sử dụng các biện pháp để ngăn cản đăng ký, hoạt động, đánh giá, hiển thị phản hồi của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng; ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến.

Như vậy, với Dự thảo Luật lần này, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng không chỉ dừng lại đối với nền tảng bán hàng trực tuyến mà còn mở rộng sang đối với nên tảng trung gian trực tuyến. Người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng dễ bị tổn thương sẽ được bảo đảm quyền lợi nhiều hơn, không bị giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng [quấy rối]. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng sẽ phải chịu thêm nhiều trách nhiệm đặc biệt là trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ và bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng, thông tin về quá trình tiêu dùng, các thông tin khác do người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân đưa ra liên quan đến giao dịch.

Theo thống kê của Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2019-2021, trung bình mỗi năm Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý trên 200 khiếu nại, yêu cầu trong lĩnh vực thương mại điện tử

Video liên quan

Chủ Đề