Tính thông tin là gì

Chúng ta đều đã biết đơn vị đo thông tin trong máy tính là bit. Vậy thông tin là gì và tại sao phải biểu diễn thông tin dưới dạng bit. Bài này sẽ trả lời câu hỏi trên.

1. Thông tin là gì?

Thuật ngữ thông tin mô tả tất cả những gì đem lại sự hiểu biết, nhận thức cho con người. Ví dụ: một chữ cái, chữ số, tên và tuổi của một người, một định lý trong toán học,

Thông tin có thể được truyền tải qua các môi trường vật lý khác nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ,Hình thức vật lý của thông tin được gọi là tín hiệu [signal].

Ánh sáng đèn giao thông cũng là thông tin

2. Các dạng thông tin cơ bản

Có 2 dạng thông tin cơ bản là:

Dạng số: số nguyên, số thực,

Dạng phi số

    • Dạng văn bản: những thông tin từ sách vở, báo chí,
    • Dạng hình ảnh: những bức tranh, ảnh hay những đoạn phim,
    • Dạng âm thanh: tiếng đàn, tiếng trống trường,

3. Dữ liệu [data] là gì?

Là hình thức thể hiện của thông tin với mục đích lưu trữ và xử lý. Thông tin sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu thông qua quá trình mã hóa thông tin. Con người thường sử dụng các bộ ký hiệu [các chữ số, chữ cái] để mã hóa thông tin.

Thông tin về số người mắc Covid ở Việt Nam được biểu diễn qua số liệu trên biểu đồ

4. Quá trình xử lý thông tin trong máy tính

Thông tin được biến đổi thành dữ liệu để lưu trữ trong máy tính. Quá trình này được thực hiện nhờ vào các thiết bị nhập của máy tính. Máy tính xử lý dữ liệu lưu trữ để xuất ra thông tin cho con người, rồi lại được biến đổi thành dữ liệu. Vòng lặp như thế cứ lặp đi lặp lại.

5. Làm thế nào để lưu trữ thông tin vào máy tính?

Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần phải được mã hóa thành dãy bit [binary digit]. Bit được biểu diễn bằng 2 số 0, 1. Bit là đơn vị đo thông tin trong máy tính. Ví dụ: 01100001 [biểu diễn A trong mã ASCII].

Quá trình lưu trữ thông tin vào máy tính

6. Tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng bit?

Bởi vì cấu tạo của máy tính sử dụng các mạch điện tử chỉ có 2 trạng thái: bật [bit 1 có điện] và tắt [bit 0 ngắt điện]. Với cấu tạo như thế, máy tính chỉ có thể hiểu được 2 trạng thái này. Máy tính không thể hiểu các chữ cái a,b,c, hay các số 1,2,3, như con người được.

Do đó, bất kỳ loại dữ liệu nào [số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,] trong máy tính phải được biểu diễn bằng số 0 và 1.

  • Mạch tạo xung clock và tín hiệu Reset trên mainboard
  • Sử dụng giao diện dòng lệnh Command Prompt
  • Chức năng, chuẩn thiết kế và sơ đồ khối của bo mạch chủ [mainboard]
  • Chức năng, cấu tạo và phân loại bộ nguồn ATX của máy tính
  • Các linh kiện điện tử cơ bản trên mainboard Desktop Phần 2
5/5 - [3 bình chọn]
Chia sẻ trên mạng xã hội:
hardware

Video liên quan

Chủ Đề