Tính toán lãi suất ngân hàng mới nhất năm 2022

1. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo. Tức người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng. 

Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất [%/năm] x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

A gửi tiết kiệm 50 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 3%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng [180 ngày]. Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = 50 triệu x 3% x 180/360 = 750.000 đồng

Như vậy, sau 06 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, A sẽ nhận được số tiền lãi là 750.000 đồng.

2. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Với dịch vụ gửi tiết kiệm có kỳ hạn, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…

Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:

Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất [%năm] x số ngày gửi/360.

Hoặc:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất [%năm]/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

B gửi tiết kiệm 50 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = 50 triệu x 7% = 3,5 triệu đồng

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 50 triệu x 7% x 180/360 = 1,750,000  VNĐ

Hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn có ưu điểm là thường sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn. 

Nếu rút tiền theo đúng thời hạn cam kết, khách hàng sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất đã lựa chọn. 

Hướng dẫn cách tính lãi suất gửi tiết kiệm [Ảnh minh họa]
 

3. Các câu hỏi thường gặp về lãi suất gửi tiết kiệm

Câu hỏi 1: Ngân hàng thường có các hình thức trả lãi nào?

Trả lời: Tùy từng ngân hàng sẽ có hình thức trả lãi khác nhau, hiện các ngân hàng thường áp dụng hình thức trả lãi phổ biến là:

- Lĩnh lãi cuối kỳ [khi vừa đáo hạn]

- Lĩnh lãi trước [khi vừa mở sổ tiết kiệm]

- Lĩnh lãi định kỳ mỗi tháng, mỗi quý.

Câu hỏi 2:

Gửi tiết kiệm 12 tháng nhận lãi gửi tiết kiệm định kỳ [tháng/quý] nhưng cần rút tiền gửi trước kỳ hạn. Vậy bạn sẽ được nhận tiền lãi và gốc như thế nào?

Trả lời: 

Thông thường, trường hợp này ngân hàng sẽ chỉ trả lãi không kỳ hạn. Số tiền lãi đã nhận định kỳ trước đó sẽ được khấu trừ vào phần gốc và lãi không kỳ hạn.

Câu hỏi 3: Sau khi đáo hạn, nếu không tất toán sổ tiết kiệm thì khoản tiết kiệm đó có được tiếp tục sinh lãi sau đáo hạn hay không?

Trả lời: 

Ở hầu hết ở các ngân hàng, phần lãi sẽ được cộng vào phần gốc và tài khoản sẽ chuyển sang kỳ hạn tiếp theo, cùng kỳ hạn với kỳ hạn ban đầu.

Nếu kỳ hạn đã hết áp dụng thì chính ngân hàng sẽ tự động tái tục theo kỳ hạn ngắn hơn và gần với kỳ hạn ban đầu nhất.

Câu hỏi 4: Đến ngày đáo hạn nhưng không rút thì tiền lãi được tính thế nào?

Đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm nhưng khách hàng không tất toán thì thường ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tiếp tục ghi nhận gửi số tiền này sang kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà khách hàng đã gửi trước đó.

Câu hỏi 5: Khi rút một phần hoặc toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm trước thời hạn thì tiền lãi được tính như thế nào?

Trả lời:

Nếu rút một phần hoặc toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ chỉ trả lãi suất không kỳ hạn trên toàn bộ số tiền của sổ tiết kiệm đó.

Trừ một số sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt thì khi rút một phần tiền ngân hàng sẽ tính: lãi không kỳ hạn cho số tiền đã rút trước hạn. Số tiền còn lại vẫn tiếp tục được hưởng lãi suất có kỳ hạn.

Ví dụ: A tham gia sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt số tiền 300 triệu đồng. A rút trước hạn 100 triệu đồng. Ngân hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn cho 100 triệu và lãi đúng kỳ hạn cho số tiền 200 triệu còn lại.
 

4. Kinh nghiệm khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng

Khi gửi tiết kiệm, nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến mức lãi suất sinh lời trên số tiền gửi ban đầu ra sao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và được nhận lãi suất phù hợp, cần lưu ý các điểm sau:

- Chọn kỳ hạn gửi phù hợp

Để đảm bảo khả năng sinh lời tốt nhất cho khoản tiền gửi, nên chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp, tránh việc phải rút trước kỳ hạn dẫn tới không có được số tiền lãi như kỳ vọng ban đầu.

- Nên chia số tiền tích lũy thành nhiều sổ tiết kiện theo nhiều kỳ hạn

Việc gửi số tiền mình có thành nhiều sổ tiết kiệm theo nhiều kỳ hạn khác nhau sẽ giúp khách hàng linh hoạt hơn trong quản lý tài chính. Trong đó, vẫn có thể rút tiền tiết kiệm khi cần gấp mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cho số tiền tiết kiệm còn lại.

- Quan tâm tới uy tín và chất lượng dịch vụ của ngân hàng

Theo kinh nghiệm nhiều năm kiểm toán ngân hàng của bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch EY Consulting Việt Nam:

Một số ngân hàng chào mời khách hàng lãi suất gửi tiết kiệm rất cao, cách biệt lớn với mặt bằng trên thị trường thì thường ngân hàng đó có vấn đề về thanh khoản [khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân tín dụng]. Nên họ hy sinh lợi nhuận từ tiền gửi tiết kiệm để thu hút khách hàng và tìm cách thu phí ở các dịch vụ khác.

Khách hàng có thể tự đánh giá trực quan mức độ uy tín của ngân hàng đó qua quy trình làm việc. Việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng có quy trình làm việc rành mạch, cẩn thận sẽ giúp khách hàng an tâm hơn về bảo mật thông tin và an toàn đối với khoản tiền gửi.

Trên đây là cách tính lãi suất gửi tiết kiệm và một số vấn đề liên quan. Nếu có thắc mắc về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh, chính xác

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm [lãi suất huy động] tại các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 7/2022 cho thấy có những biến động đáng chú ý khi BIDV đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động sau một thời gian dài giữ ổn định.

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ [thitruongtaichinhtiente.vn] thực hiện trên website của các ngân hàng [Vietcombank, BIDV, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, Sacombank, VietABank, HDBank, TPBank… ] trong ngày đầu tiên của tháng 7/2022 cho thấy, mặt bằng lãi suất tiết kiệm tiếp tục có sự điều chỉnh.

Đáng chú ý, thay vì tiếp tục giữ ổn định như những tháng đầu năm 2022, biểu lãi suất tại BIDV trong ngày đầu tháng 7/2022 đã điều chỉnh tăng 0,1% ở kỳ hạn 12 và 24 tháng [kỳ hạn được khảo sát], qua đó nâng lãi suất huy động tại 2 kỳ hạn lên mức 5,6%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm tại Vietcombank tiếp tục giữ ổn định so với tháng trước.

Ở nhóm NHTM cổ phần, lãi suất huy động đã có sự phân hóa khi có sự điều chỉnh tăng giảm ở các ngân hàng khác nhau.

Thống kê cho thấy, ACB là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất mạnh nhất, với mức tăng thêm từ 0,6 - 0,9%/năm. Cụ thể, tăng thêm 0,6% cho kỳ 3 và 12 tháng; tăng 0,8% đối với kỳ 6 tháng; tăng 0,9% đối với kỳ hạn 9 tháng.

Một ngân hàng khác cũng có những điều chỉnh mạnh trên biểu lãi suất là HDBank, với mức tăng thêm từ 0,2 - 1,2%/năm. Đối với huy động tại quầy: kỳ hạn 3 tháng lãi suất tăng thêm 0,4% lên mức 3,5%; kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,3% lên mức 5,1%; kỳ hạn 12 tháng tăng thêm 0,2% lên 5,85%/năm. Đặc biệt, HDBank điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi online, với mức tăng từ 0,9 - 1,2%/năm.

Biểu lãi suất tại quầy và online tại TPBank cũng điều chỉnh tăng thêm 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn phổ biến.

Ngoài ra, biểu lãi suất tại một số NHTM cổ phần có vốn điều lệ ở mức thấp [VietCapital Bank…]  cũng cho thấy sự điều chỉnh tăng nhẹ so với tháng trước đó.

Trong khi nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất, thì NCB lại đi ngược xu hướng này khi điều chỉnh giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn được khảo sát, cụ thể: lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng giảm 0,5% xuống còn 5,8%; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,45% xuống còn 6,15%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm 0,5% xuống còn 6,4%/năm.

Techcombank cũng điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,1 - 0,15 % ở các kỳ hạn 3, 12, 24 tháng; nhưng lại điều chỉnh tăng thêm 0,1% ở kỳ hạn 6 tháng.

Dù một số NHTM cổ phần có bước tăng lãi suất khá mạnh, tuy nhiên, SCB vẫn là NHTM có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất thị trường khi lãi suất huy động kỳ hạn 12, 24 tháng neo ở mức 7,3%/năm.

Với quyết định điều chỉnh tăng lãi suất khá mạnh vừa qua, HDBank ghi nhận mức lãi suất lên tới 7,1%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ dành cho các khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm lên tới 300 tỷ đồng.

Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán Vietcombank [VCBS], lãi suất huy động niêm yết bình quân tại các NHTM đã bắt đầu tăng trở lại từ quý I/2022. Với những nhu cầu tín tăng cao, VCBS dự báo lãi suất huy động tại các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tới cuối năm, tuy nhiên một số ngân hàng thu hút được lượng khách hàng dồi dào sẽ chịu ít áp lực hơn.

Trong khi đó, với kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng cho các NHTM vào thời điểm cuối quý 3/2022 và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng, các chuyên gia thuộc Công ty Chứng khoán SSI dự báo: “mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ không còn gặp nhiều áp lực tăng như trong thời gian gần đây”.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, lãi suất huy động tại các ngân hàng có thể tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp và nhu cầu tín dụng có sự tăng trưởng tích cực. Còn trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất có thể tăng lên nhưng vẫn giữ được ổn định nếu Ngân hàng Nhà nước can thiệp để bình ổn thị trường. Với tất cả những áp lực này, TS. Cấn Văn Lực dự báo: “mặt bằng lãi suất trong nước sẽ có xu hướng tăng”.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 7/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

Video liên quan

Chủ Đề