Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc

- Nước mưa chảy tràn bề mặt: (lượng nước này không tính đến khi tính toán thiết kế do khi có mưa, nước mưa chảy tràn có hàm lượng ô nhiễm thấp trên bề mặt được trang trại thu gom và chảy vào khu vực hồ và bãi lọc trước khi xả ra ngoài).

Để đơn giản, tính toán nước thải chăn nuôi lợn chủ yếu là nước tiểu, nước tắm cho lợn, nước rửa chuồng trại, nước thải do công nhân sinh hoạt và một phần nước mưa ngấm thêm vào. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải, đồng thời có phương án dự phòng khi trang trại mở rộng quy mô chăn nuôi chúng tôi lựa chọn phương án tính toán theo giá trị cao nhất.  

Tính toán lượng thải sinh hoạt và pha chế:

Lượng nước thải này phụ thuộc vào uy mô trang trại, số lượng cán bộ, nhân viên thường xuyên.

Theo kết quả khảo sát tạm tính trang trại có khoảng 39 công nhân, như vậy lượng nước thải tính trung bình của một người là 100 lít/ngày, thì lượng nước thải sinh hoạt của trang trại thải ra mỗi ngày : 100 x 39 =3900 lít ~ 4m3

Lượng khử trùng, pha chế, nước uống của gia súc thừa... là khoảng 5 m3/ngày

Tổng lượng nước sinh hoạt và pha chế khoảng 9 m3.

Tính toán lượng nước tiểu cho mỗi con lợn

Lượng nước tiểu hàng ngày của lợn được tính trung bình cho các giai đoạn như bảng

Bảng. Lượng nước tiểu trung bình trong ngày tính cho 1 con lợn tại trang trại 

Lợn dưới 10 kg

Lợn 15 – 45 kg

Lợn 45 – 100 kg

Lượng nước tiểu hàng ngày (lít)

0,3 – 0,7

0,7 – 2

2 – 4

Số ngày

45

45

70

Tổng lượng nước

22,5

60,75

210

Tổng lượng nước tiểu của một con lợn là 293,25 lít. Tính trung bình lượng nước tiểu một ngày mỗi con lợn là: 293,25 lít : 160 ngày = 1,83 lít/ngày.

Tính toán lượng nước cho lợn tắm và lượng nước rửa chuồng trại

- Lượng nước tắm cho lợn:

Đối với việc tắm cho lợn, trang trại có thể sử dụng phương pháp phun nước tắm trực tiếp cho lợn hoặc bơm nước vào máng cho lợn ngâm mình. Theo định mức trung bình lượng nước tắm cho lợn là 15 -30 lit/con. Lượng nước này tùy thuộc vào mùa và cách tắm (mùa hè, mùa đông), chọn định mức là 15 lít/con/ngày.

- Lượng nước rửa chuồng:

Qua khảo sát tại trang trại cho thấy lượng nước này khoảng là 30 m3/ngày. Tuy cũng có biến động nhưng không lớn.

Như vậy, lượng nước thải hàng ngày của một con lợn là: {(1,83+15) x 4000 + 30}= 97,3 [m3].

Tổng lượng nước thải của trang trại thải ra trong 1 ngày là: 97+ 9 =116 m3/ngày

       3. Tính toán lượng phân thải

  Lượng phân thải ra đối với lợn nuôi trong trang trại

Loại gia súc

Lượng phân kg/ngày

Lợn < 10 kg

0,5-1

Lợn 14-45 kg

1-2

Lợn 45-100 kg

2-3

Số liệu kết quả tại bảng cho thấy lượng phân thải phụ thuộc vào độ tuổi của lợn có nghĩa là phụ thuộc vào lượng tiêu thụ thức ăn hàng ngày và có thể biến động từ 0,5-3 kg/con/ngày. Tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu của Viện Chăn nuôi thì hiện nay hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn đều cho ăn bằng thức ăn có sẵn nên có thể tính theo lượng thức ăn tiêu thụ. Tính trung bình cho các nhóm lợn về tỷ số giữa lượng phân thu được/ngày và lượng thức ăn ăn vào/ngày là 1,252/2,92. Điều này có nghĩa là cứ 1 kg thức ăn ăn vào sẽ thải ra xấp xỉ 0,43 kg phân. Tương tự như vậy, tỷ số giữa lượng phân thải ra/ngày với khối lượng cơ thể lợn là 1,252/182.

Trước nhu cầu đòi hỏi của xã hội, nhiều lò mổ nhỏ và trung bình mới phát sinh mà vấn đề môi trường chưa được kiểm soát và xử lý hợp lý đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến các thành phần môi trường không khí, đất, nước và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó các lò mổ cần được quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ đầu nếu không hậu quả gây ô nhiễm của các lò mổ là vô cùng to lớn, việc xử lý kém, phức tạp và lâu dài.

Hotline : 0917 34 75 78 – Email : [email protected]

Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc
Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc
Xử lý nước thải giết mổ gia súc chi phí thấp

Đặc tính của nước thải giết mổ gia súc

Nước thải giết mổ gia súc chứa nhiều chất hữu cơ (protein, lipit, các axit amin, peptit, các axit hữu cơ). Ngoài ra còn có thể có xương, thịt vụn, mỡ, lông móng, vi sinh vật. Nồng độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải giết mổ gia súc như BOD5 lên tới 7.200mg/l và COD 9.200mg/l.

Có nhiều biện pháp xử lý nước thải, nhưng để xử lý triệt để cần phải có phương pháp tối ưu, tùy thuộc vào từng lò mổ mà ta lựa chọn phương pháp, công nghệ xử lý cho phù hợp.

Khi thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Mặt bằng bố trí, lượng gia súc giết mổ trong ngày, quy trình giết mổ và tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận.

Các nguồn phát sinh nước thải giết mổ gia súc

Trong hoạt động giết mổ gia súc, nước thải phát sinh từ: rửa chuồng trại, nước nóng cạo lông, nước mổ có lẫn máu, nước rửa lòng,..

Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ đều sử dụng nước, công đoạn sử dụng nước nhiều nhất là công đoạn cạo lông, mổ thịt và làm lòng.

Do lượng nước sử dụng nhiều nên lượng nước thải ra rất lớn, ước tính trung bình mỗi con heo khi giết mổ thải ra gần 0,5m3 nước thải. Lượng nước thải lớn với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao nhưng hầu như không được xử lý, nước chỉ cho qua bể lắng cho qua hố ga trước khi ra ngoài.

Hiện nay cơ quan nhà nước có chức năng quản lý chặt chẽ vấn đề xử lý nước thải

Phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc hiệu quả nhất

Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất khác nhau: từ các chất rắn không tan đến các loại chất rắn khó tan và những hợp chất tan trong nước. Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào những đặc điểm của từng loại nước thải để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp.

Thông thường có những phương pháp xử lý nước thải sau:

–          Xử lý bằng phương pháp cơ học

–          Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học

–         Xử lý bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật có tác dụng phân hóa những chất hữu cơ. Do kết quả của quá trình sinh hóa phức tạp mà những chất bẩn hữu cơ được khoáng hóa và trở thành nước, những chất vô cơ và những chất khí đơn giản

Nhiệm vụ của các công tình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là tạo điều kiện sống và hoạt động của các vi sinh hay nói cách khác là đảm bảo điều kiện để các chất hữu cơ phân hóa được nhanh chóng.

Các công trình xử lý sinh học có thể phân thành hai nhóm: các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên và các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo.

Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc
Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc

1. Công trình xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng sinh học trong điều kiện tự nhiên

Dựa vào khả năng tự làm sạch của đất và nguồn nước. Việc xử lý nước thải dựa trên các công trình: cánh đồng tưới, hồ sinh học…

Các phương pháp sinh học xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên là các phương pháp dựa chủ yếu vào khả năng tự làm sạch của các nguồn nước ô nhiễm, nhờ hoạt động của vi sinh vật sống trong nguồn nước ô nhiễm đó. Những phương pháp này có ưu điểm sau:

–  Chi phí đầu tư cho xử lý thấp

–   Dễ vận hành

–  Đối với những loại nước thải không ô nhiễm nặng và chứa nhiều chất hữu cơ có thể sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi theo hướng tái sử dụng.

Tuy nhiên phương pháp này có nhiều nhược điểm. Quá trình xử lý hay quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong nước cần xử lý không được kiểm soát chặt chẽ, do đó sản phẩm cuối cùng của các quá trình chuyển hóa khó kiểm soát. Chính vì thế, các quá trình này thường gây ô nhiễm không khí khá trầm trọng.

Hiệu suất xử lý theo phương pháp này thường không cao do sự không ổn định về số lượng và loài vi sinh vật tự nhiên có trong nước ô nhiễm và có trong nước thải.

Các yếu tố nhiệt độ, pH cũng không đồng nhất trong quá trình xử lý.

2. Công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo

Để giải quyết những nhược điểm của quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp xử nhiên và phát huy những đặc điểm tốt của phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo được áp dụng ngày càng nhiều ở tất cả các nước trên thế giới. Chúng thay dần các phương pháp sin học trong điều kiện tự nhiên.

Ưu điểm của phương pháp sinh học xử lý nước ô nhiễm ô nhiễm và nước thải trong điều kiện nhân tạo như sau:

–      Diện tích xây dựng nhỏ vì toàn bộ quá trình sinh học được thực hiện trong các thiệt bị lên men hay còn gọi là quá trình phản ứng sinh học. Các thiết bị này thường có kích thước nhỏ, gọn và hoàn toàn kín, bề mặt tiếp xúc nhỏ.

–       Toàn bộ quá trình sinh học xảy ra trong thiết bị kín, do đó hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng khí thải phát sinh. Do đó, hiện tượng ô nhiễm không khí được kiểm soát và hạn chế tối đa hiện tượng ô nhiễm này.

–       Chất lượng nước sau khi xử lý được đảm bảo theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành và hoàn toàn ổn định trong suốt quá trình xử lý khi ta điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng ở mức ảnh hưởng tối ưu.

Vì sao chọn công ty môi trường Bình Minh

Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chúng tôi đảm bảo quá trình nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải và nuôi cấy vi sinh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi cũng hỗ trợ chủ đầu tư về thiết kế kỹ thuật, xây dựng và mua thiết bị để có được sự phối hợp nhịp nhàng. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc
Tính toán thiết kế xử lý lò mổ gia súc
Xử lý nước thải giết mổ gia súc chi phí thấp

Khi cần nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc phải phụ thuộc thêm một số thông tin về: hiện trạng công nghệ, tổng quan hệ thống, thiết bị. Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn đưa ra phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải với chi phí tốt nhất. Khi cần báo giá bảo trì, vận hành hệ thống xử lý nước thải với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.

Hotline : 0917 34 75 78 – Email : [email protected]

CÁC DỰ ÁN THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔICÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ MÙI HÔI MỘT CÁCH HIỆU QUẢ