Tỉnh việt thanh ở đâu

Cảnh trong phim Sinh tử - Ảnh: VTV

Đây đang là giai đoạn đất nước chống tham nhũng quyết liệt nên những tác phẩm như Sinh tử mới ra đời. Sinh tử là một tiếng nói hiếm hoi gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tha hóa.

Biên kịch Phạm Ngọc Tiến

Bộ phim lấy bối cảnh tỉnh Việt Thanh. Từ biến cố sập mỏ đá Thanh Lâm và màn chạy tội của chủ mỏ đá, chuyện phim bày ra mối liên kết ngầm giữa quan chức tỉnh và doanh nghiệp, những rối loạn trong các cơ quan công quyền, những màn đấu tranh nội bộ giữa phe muốn luật pháp được thực thi và phe muốn lợi ích nhóm được thực hiện.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên truyền hình Việt Nam có một bộ phim đi sâu phản ánh hoạt động nội bộ cơ quan chính quyền một tỉnh, hoạt động của các cơ quan như viện kiểm sát, công an. Lần đầu tiên công chúng được chứng kiến đời sống của quan chức trên phim, cách họ thực hiện công vụ, cách họ sống ra sao.

Phim do Nguyễn Khải Hưng, Mai Hiền đồng đạo diễn cùng sự tham gia của dàn diễn viên: Hoàng Dũng, Trọng Trinh, Việt Anh, Mạnh Trường, Thanh Hương, Doãn Quốc Đam, Thúy Hà, Chí Nhân, Quỳnh Nga...

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, đạo diễn Khải Hưng cho biết ông rất bất ngờ khi nhà sản xuất thông báo rating của phim đã vượt mốc 8.0 - mức rất cao đối với phim chính luận.

* Ông mất đến hai năm cho kịch bản này, Sinh tử có gì hấp dẫn mà ông phải lao tâm khổ tứ đến thế?

- Bởi vì tôi hay xem thời sự, quan tâm tình hình chính trị, xã hội của đất nước. Tôi theo dõi các vụ án tham nhũng rất kỹ. Làm phim là cách để tôi bày tỏ tiếng nói của công dân, với hi vọng đóng góp điều tốt đẹp cho đất nước. Đây là tôi nói rất thật lòng, không hoa hòe hoa sói.

* Nghe nói kịch bản liên tục được thay đổi để theo kịp dòng thời sự?

- Đã có rất nhiều biên kịch thất bại, đến khi biên kịch Phạm Ngọc Tiến vào cuộc mới cho ra một sản phẩm cả êkip thấy ổn. Nhưng vì thực tế thay đổi liên tục nên đội ngũ biên tập, giám đốc sản xuất và tôi phải bổ sung cho kịch bản rất nhiều.

Phim chính luận hiện giờ phải bám rất sát thời sự, nếu kể về vụ án 10 năm trước khán giả không hào hứng nữa. Phim truyền hình bây giờ phải bám rất sát thị hiếu của người xem và người ta theo dõi lượt xem hằng ngày.

* Luôn được đánh giá là người "lõi đời" và rất nhạy bén với chuyện thời cuộc, ông đã đem những gì của mình vào Sinh tử?

- Tôi đã đọc tất cả các loại báo. Tất nhiên không thể bê nguyên xi vào phim. Tôi đã có cơ hội gặp nhiều quan chức, tiếp xúc với họ ở đời thường, tham gia các phiên tòa xử họ. Nên có những câu thoại tôi "gà" cho diễn viên, đó là tích lũy quan sát của tôi bao nhiêu năm.

Đội ngũ biên kịch cũng phải đi tìm hiểu xem doanh nghiệp đút lót thế nào. Bây giờ đi đút lót người ta ít dùng tiền mặt, nhưng tôi biết tâm lý khán giả thích tiền tươi thóc thật nên đã đề nghị ông họa sĩ làm hàng đống tiền giả.

Trong phim có cảnh Mai Hồng Vũ [Việt Anh đóng] chia tiền vào các túi quà để đi đút lót, là cảnh tôi từng nhìn thấy ngoài đời. Hay cảnh một ông lãnh đạo bị bắt và công an phát hiện cả bao tiền trên bình nước inox... là trò của tôi đấy.

Phải hút khán giả ngay từ đầu. Có mấy ai biết quan chức sống thế nào, ở nhà ăn nói thế nào với vợ con đâu. Sinh tử đã đi vào ngóc ngách gia đình quan chức, có thể không đúng hoàn toàn, nhưng đại khái đúng với một lượng khán giả nhất định.

* Những vụ án tham nhũng tác động đến ông như thế nào?

- Trăn trở lắm. Mình kiếm được một triệu đồng đầy nhọc nhằn, còn những kẻ tham nhũng tiêu hàng ngàn tỉ đồng thuế của dân một cách dễ dàng, đau xót lắm chứ.

Trăn trở với vấn nạn tham nhũng, sự tha hóa của cán bộ là động lực để tôi làm phim này tốt. Đây cũng là thời cơ có một không hai, chưa chắc về sau có ai có cơ hội làm phim như thế này.

Biên kịch Phạm Ngọc Tiến:

Tham nhũng ở ta chủ yếu là về đất đai

Sinh tử là kịch bản đã được tôi ấp ủ suốt 10 năm, nhưng nhiều năm vẫn giữ trong ngăn kéo vì thấy chưa đủ độ "chín". Đến năm 2018, không hiểu sao tôi cảm thấy tràn ngập hứng khởi, muốn hoàn chỉnh kịch bản thì đúng lúc VFC [Đài truyền hình Việt Nam] muốn thực hiện một bộ phim về đề tài chống tham nhũng. Hai nhu cầu gặp nhau và rất may kịch bản của tôi được chấp nhận.

Kịch bản Sinh tử khi đưa vào sản xuất vẫn giữ được cốt lõi những gì tôi viết. Vì thực ra sau 10 năm, thủ đoạn của tham nhũng ở nước ta về bản chất vẫn thế. Tham nhũng ở nước mình chủ yếu là về đất đai. Chính sự bất cập về luật, về sở hữu đất đai đã tạo kẽ hở rất lớn, tạo điều kiện cho nhóm có quyền lực lợi dụng.

Sinh tử được thành hình nhờ có sự bổ sung rất kịp thời của nhà sản xuất, đạo diễn và đặc biệt là của các cố vấn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Để cập nhật cho kịch bản, chúng tôi đã thêm một vài "mánh khóe" nghề nghiệp. Như vụ tai nạn sập mỏ đá trong phim, nhân vụ Thủ Thiêm chúng tôi lồng vào tình tiết khai thác ngoài địa giới.

Còn vụ người dân ở xã Giang Kim phản ứng về chuyện đất đai trong phim, chúng tôi đã đưa ra một gợi ý để tránh xung đột. Người dân phản ứng nhưng không gây xung đột về pháp luật. Khi lực lượng chức năng đến, họ chỉ mời chủ tịch huyện về đình để đối thoại và sau đó có đóng cửa đình.

Tình tiết đó được xem xét chưa đủ cấu thành tội phạm. Người dân có lý lẽ của người ta, không phải ngẫu nhiên họ phản ứng. Trong mọi va chạm về đất đai, nếu xử lý triệt để, người dân đã không phản ứng.

Hầu hết những kịch bản chính luận của tôi thường viết rất lâu mới có thể đưa vào sản xuất, nhưng phải nói thật là hiện thực xã hội của đất nước mình thay đổi nhanh quá khiến nhà văn, biên kịch đôi khi trở tay không kịp. Ai cũng muốn tác phẩm của mình có tính dự báo, nhưng vẫn phải chạy đuổi theo hiện thực.

Xã hội ngày hôm nay phát triển rất nhanh cả về công nghệ, đời sống, kỹ thuật, thông tin, nhưng nền tảng đạo đức thì đi xuống rất nhanh. Những lỗ hổng về quản lý, về chính sách đã tạo điều kiện cho một bộ phận lãnh đạo trục lợi.

Đất nước muốn phát triển thì chúng ta phải giữ được quyết tâm đấu tranh với cái ác như bây giờ. Cá nhân tôi cũng mong muốn một chính sách thông thoáng để khuyến khích giới sáng tác văn học, kịch bản, những người làm báo cho ra đời những tác phẩm sắc sảo hơn.

Phim truyền hình tết: Thời sự & hài hước

NGỌC DIỆP thực hiện

Một cảnh trong bộ phim "Sinh tử"

Bộ phim quy tụ dàn diễn viên đình đám như: NSND Hoàng Dũng, NSND Trọng Trinh, nghệ sĩ Thúy Hà, Việt Anh, Mạnh Trường, Trọng Hùng, Thanh Hương…

Làm phim tới sức cùng lực kiệt

Những cảnh quay trong phòng họp, ngôn ngữ nói ra phải mang tính đưa ra định hướng. Phim thu tiếng trực tiếp, lại có những người có lời thoại dài hơn một trang. Với ngôn ngữ như thế thì làm sao diễn được? Tôi nghĩ diễn viên phải thực sự tâm huyết mới có thể diễn được, bởi chúng tôi cũng không thể chạy theo tâm lý nhân vật như những bộ phim tình cảm, tâm lý khác.
NSND Trọng Trinh


Cùng với loạt bộ phim chính luận từng gây tiếng vang như “Chủ tịch tỉnh”, “Bí thư Tỉnh ủy”, “Đàn trời”…, “Sinh tử” tiếp tục dòng chảy khai thác đề tài về câu chuyện tha hóa quyền lực của một bộ phận lãnh đạo cấp cao.

Nội dung phim xoay quanh 2 tuyến nhân vật chính, gồm nhóm quan chức có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh và nhóm doanh nhân, người làm kinh tế. Từ đây, những câu chuyện về cách thức làm ăn sau vỏ bọc đầu tư dự án đất đai, các mối quan hệ nhạy cảm, các nhóm lợi ích thao túng bộ máy chính quyền và tác động tới chính sách của địa phương dần được lột tẩy.

Chống tham nhũng luôn được coi là đề tài khá nhạy cảm vì động chạm đến chính trị, tới các lãnh đạo cấp cao. Đó cũng là điều khiến biên kịch - nhà văn Phạm Ngọc Tiến, dù đã ấp ủ 10 năm mới cho ra đời kịch bản bộ phim này nhưng ông đã chấp nhận từ bỏ cái tôi cao ngạo của mình để sửa lại kịch bản theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Theo biên kịch Phạm Ngọc Tiến, nói là sửa lại nhưng ông gần như phải viết lại hoàn toàn, vắt kiệt sức lực để viết tới hơn 320 nghìn chữ trong vòng 3 tháng. Quá trình viết kịch bản, ông phải nhờ tới sự giúp sức của những người bạn bên Viện Kiểm sát nhân dân và nhiều đơn vị hỗ trợ.

Không chỉ kịch bản, việc chọn bối cảnh cũng gian nan không kém. Vì đề tài nhạy cảm, phim không thể đưa một tỉnh cụ thể nào của Việt Nam vào mà phải chọn một địa điểm giả tưởng là tỉnh Việt Thanh. Theo lời của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam [VFC], làm phim về lãnh đạo tham nhũng buộc phải có những cảnh quay ngay tại các trụ sở công quyền, đây là điều rất khó.

“Chúng tôi phải đến các trụ sở ủy ban làm việc, vừa làm công tác dân vận, vừa phải thuyết phục họ tin tưởng những điều tốt đẹp bộ phim mang đến công chúng, bởi không thể quay ở những địa điểm khác được”, anh cho biết. Đặc biệt, cũng chính đề tài “nặng đô” này đã kéo NSND Khải Hưng trở lại ghế đạo diễn. Mặc dù thời điểm thực hiện bộ phim, sức khỏe của NSND Khải Hưng không tốt. Thậm chí, ông đã hỏng một mắt sau khi hoàn thành bộ phim vì bị xuất huyết giác mạc, rồi đã không tái khám vì bận rộn.

NSND Khải Hưng tâm sự, ông thấy đi làm phim như đi dạo chơi nên không thấy vất vả, trái lại rất thoải mái và nhẹ nhõm. Tuy nhiên, điều ông không thỏa mãn nhất là khi làm bộ phim, thời lượng mỗi tập chỉ 30 phút, trong khi thời lượng chuẩn quốc tế là 45 phút. Điều đó khiến ông buộc phải san các tình tiết của phim ra để mỗi tập đều có những xung đột, nhưng vẫn chưa hài lòng. Một điều nữa mà cả ông và các diễn viên tham gia bộ phim đều “đau đầu” là phần thoại của diễn viên. Ê-kíp phải mất nửa tháng đầu tiên để mọi người quen dần.

“Chúng ta ít người được ngồi dự cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy, chưa ai thấy đồng chí Bí thư tâm sự với đồng chí Chủ tịch, hay tâm sự với nhân viên như thế nào. Đó không phải là những lời có trong thường nhật dễ thấy nên các diễn viên, dù là gạo cội cũng không nhập tâm được”, NSND Khải Hưng chia sẻ.

Nỗi ám ảnh lời thoại dài cả trang giấy

Poster phim "Sinh tử"

Đúng như lời của NSND Khải Hưng, không phải nỗi vất vả hay nguy hiểm, hay tâm lý phức tạp mà thoại phim mới là nỗi ám ảnh với đa số các diễn viên tham gia “Sinh tử”. Đảm nhận một vai trò chủ chốt trong phim, NSND Trọng Trinh [vai ông Nhân - Bí thư Tỉnh ủy] đã có những phân đoạn phải quay hàng chục đúp dù chỉ có vài câu thoại.

NSND Trọng Trinh thừa nhận chưa có bộ phim nào phải quay lại nhiều lần như phim này. Bởi, ngôn ngữ của phim là những lời thoại mang tính chính trị của cơ quan quản lý nên rất phức tạp. Có nhiều từ ngữ mang tính chuyên môn học thuật nên kể cả thuộc lời nhưng nhấn nhá ngữ điệu như thế nào cũng phải chuẩn chỉ, vì chỉ không đúng giọng điệu là câu nói có thể mang một nghĩa khác hay nói trượt một từ cũng sai nghĩa. Diễn viên phải nói đúng từng dấu chấm, dấu phẩy. Đây là một vấn đề rất lớn cho diễn viên khi tham gia một bộ phim thu tiếng trực tiếp như bộ phim này.

Có thể nói, đề tài chống tham nhũng vốn không mới nhưng “Sinh tử” lại mang tới góc nhìn mới về những mánh khóe làm ăn mới và theo độ thời sự diễn biến chống tham nhũng của xã hội ngày nay. Mới lên sóng 5 tập, phim đang nhận được nhiều phản hồi từ khán giả, đặc biệt trên mạng xã hội. Có những đoạn trích của phim được chia sẻ thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm lượt bình luận bàn tán. Đây có thể coi là thành tích khởi đầu ấn tượng với một bộ phim chính luận vốn luôn “khó nuốt” và kén khán giả.


Là người làm phim lâu năm nhưng với anh, làm “Sinh tử” khiến anh căng thẳng và mệt nhất từ trước tới nay.

Căng thẳng không kém về thoại phim là diễn viên Mạnh Trường [vai Huy - Trưởng phòng tại Viện KSND tỉnh Việt Thanh]. Đây là bộ phim đầu tiên đưa ngành Kiểm sát lên màn ảnh, nên đối với Mạnh Trường, anh mông lung từ khi nhận kịch bản.

Bản thân anh không định hình được kiểm sát viên là như thế nào, chưa kể lời thoại nhiều từ chuyên môn anh chưa bao giờ được nghe và khi mới đọc cũng không hiểu đang nói về cái gì. Có những ngày anh học tối hôm trước, hôm sau quay đọc lại đã không nhớ gì. Mạnh Trường bộc bạch, vai kiểm sát viên không nặng về tâm lý nhưng thoại lại quá gian nan, có những đoạn cả trang giấy rất khó hiểu.

Để có thể hóa thân vào nhân vật, anh phải dành thời gian đi thực tế đến văn phòng kiểm sát viên để tìm hiểu về nghề, xem cách họ làm việc.

Trong khi đó, không nặng nề lời thoại chính trị nhưng vai phóng viên điều tra Hoàng Ngân cũng ngốn của Thanh Hương không ít tâm huyết và sức khỏe. Lợi thế của Thanh Hương là hay tiếp xúc với phóng viên nên cô có cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật, nhưng cô thừa nhận bản thân không hiểu nhiều lời thoại mang tính chuyên môn báo chí. Chưa kể, vai nhà báo điều tra phải đối mặt với nguy hiểm khi đi lấy tin, bị đối tượng theo dõi.

Nữ diễn viên kể ngay cảnh quay sập mỏ đá, nhân vật phóng viên Hoàng Ngân đến lấy tin và bị chủ doanh nghiệp giật máy ảnh ngăn cản tác nghiệp. “Tôi bị đẩy ra và không may đập đầu vào xe cứu thương, sưng vù. Trầy trật hay bị thương khi đóng phim này là điều khó tránh khỏi”, nữ diễn viên thổ lộ.

Video liên quan

Chủ Đề