Tổ chức đoàn tncshcm trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở thực trạng và giải pháp

Thực tế đang đặt ra với công tác đoàn, đó là chất lượng hoạt động ở một số cơ sở đoàn còn thấp, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Nguyên nhân chính vẫn là thiếu tính hấp dẫn trong nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn.

Hoạt động của chi đoàn là toàn bộ những hoạt động, những mặt công tác mà chi đoàn tiến hành thực hiện nhằm giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành, của từng đơn vị, cũng như những yêu cầu của bản thân tổ chức đoàn và nhu cầu lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Thời gian qua, chất lượng và số lượng đoàn viên, thanh, thiếu niên được nâng cao,các phong trào ngày càng được quan tâm, chú trọng và triển khai đều khắp các tổ chức đoàn trong đó nổi bật như: biểu dương, tôn vinh gương thanh niên sống đẹp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; hiến máu nhân đạo; tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giúp nhân dân phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai; cuộc vận động "tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới”, đặc biệt phong trào thanh niên tình nguyện đã thu hút, tập hợp được nhiều thanh niên tham gia với các mô hình như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, chiến dịch thanh niên tình nguyện mùa hè xanh, phòng chống tệ nạn xã hội như: mại dâm, cờ bạc..., các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, bảo vệ môi trường, giúp đỡ các gia đình nghèo, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn...từ các phong trào đã xuất hiện nhiều gương đoàn viên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó công tác chăm lo bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng đã được quan tâm, chú trọng, đảm bảo đúng quy trình và chất lượng, nhiều đoàn viên là đảng viên trẻ được Đảng phân công giữ các vị trí quan trọng trong công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò xung kích của mình trên các lĩnh vực.Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, song thực tế cho thấy chất lượng hoạt động của đoàn cơ sở trên địa bàn huyện thời gian qua đã, đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định từ đó thiếu đi tính hấp dẫn và sự tham gia hưởng ứng của đoàn viên như: lực lượng đoàn viên mỏng, phân tán và luôn biến động; nội dung, sinh hoạt chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức sinh hoạt và hoạt động ít sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn cơ sở, từ đó khơi dậy tinh thần xung kích, nhiệt huyết của thanh niên, gắn kết chia sẻ tình cảm, trách nhiệm trong đoàn viên khi tham gia tổ chức và các hoạt động phong trào, để nội dung sinh hoạt chi đoàn thiết thực, thực sự thu hút đoàn viên thanh niên, thời gian tới các cấp bộ đoàn cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất: cần tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động, chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ và khả năng thu hút, tập hợp, giáo dục đoàn viên, thanh niên, có như vậy mới tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ đoàn, đồng thời xây dựng được đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở có đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo, đặc biệt là đội ngũ bí thư chi đoàn.


Thứ hai: Kiên trì các giải pháp xây dựng chi đoàn mạnh; nâng cao chất lượng hoạt động của các chi đoàn theo chủ đề; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn, đoàn cơ sở theo hướng gắn với các hoạt động bảo vệ, hỗ trợ thanh niên và giải quyết các vấn đề có liên quan đến học nghề, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên vùng nông thôn...
Thứ ba: các cấp bộ Đoàn cần hướng dẫn nội dung rèn luyện đoàn viên phù hợp nhiệm vụ và đặc thù đơn vị, địa phương, lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, coi trọng tính tự giác rèn luyện của đoàn viên; thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hàng năm, có tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, nghiên cứu nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong triển khai thực hiện; nghiên cứu lồng ghép các nội dung rèn luyện đoàn viên với việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đoàn viên thanh niên.
Thứ tư: triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ Đoàn cấp cơ sở; tham mưu với cấp ủy và lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn, đặc biệt đối với các đối tượng trong quy hoạch các chức danh chủ chốt của cơ sở; tham mưu cho cấp ủy và lãnh đạo cơ chế, chính sách, phụ cấp đối với cán bộ Đoàn kiêm nhiệm cấp cơ sở và chi đoàn; tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện trở thành đảng viên và để tạo nguồn cán bộ có năng lực, phẩm chất, đạo đức của hệ thống chính trị các cấp. 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mục lục bài viết

  • 1. Tuyên truyền giáo dục về Đảng cho đoàn viên, thanh niên
  • 2. Công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng
  • 4. Góp ý kiến xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị.
  • 5. Công tác giám sát và phản biện xã hội của đoàn các cấp
  • 6. Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng đảng

1. Tuyên truyền giáo dục về Đảng cho đoàn viên, thanh niên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản-Việt Nam và đường lối, chính sách của Đảng. Giáo dục, bồi dưỡng niềm tin, lối sống, đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ước mơ, khát vọng, lý tưởng cao đẹp, sống kiên định với mục tiêu, lý tưởng đúng đắn của mình, sống vì mọi người, sống có ích cho gia đình, xã hội, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên tích cực chống lại những tư tưởng phản động, qua đó củng cố niềm tin của đoàn viên, thanh niên với chế độ XHCN; xác lập ý thức và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên tham gia bảo vệ Đảng, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, trước hết là bảo vệ chủ trương, đường lối, đấu tranh chống lại những luận điểm xuyên tạc, chống phá Đảng của các thế lực thù địch, cơ hội.

Tổ chức cho đoàn viên học tập, quán triệt đường lối chủ tụrơng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn để có liên quan đến thanh niên và những vâh đề về sự lãnh đạo của Đảng ở địa phương, đơn vị... Đồng thời tổ chức tìm hiểu về điềụ kiện, tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng. Trên cơ sở đó phát động phong trào học tập, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu để trở thành đảng viên trong đoàn viên.

2. Công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng

2.1. Đoàn viên ưu tú

Đoàn viên ưu tú là những đoàn viên mà qua phân tích chất lượng đoàn viên được phân loại là đoàn viên xuất sắc và đã được bình chọn, công nhận là đoàn viên ưu tú; có lịch sử chính trị của bản thân và gia đình rõ ràng, có nhận thức đúng đắn về Đảng Cộng sản Việt Nam, có mong muốn và ý thức phấn đấu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiêu chí xét công nhận đoàn viên ưu tú:

- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Có nhận thức cơ bản về Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn, Hội; tham gia đẩy đủ các buổi sinh hoạt chi đoàn; tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú.

- Đạt thành tích tốt trong học tập, lao động, công tác và rèn luyện.

2.2. Quy trình, thủ tục giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng

Bước 1: Bình chọn đoàn viên ưu tú từ đoàn viên xuất sắc

- Trên cơ sở kết quả tham gia các phong trào, hoạt động của chi đoàn và hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng đoàn viên hàng năm của đoàn cấp trên, chi đoàn tiến hành phân tích chất lượng đoàn viên sau đó gửi biên bản họp và bảng tổng hợp kết quả phân loại đoàn viên lên đoàn cấp trên trực tiếp.

- Ban chấp hành đoàn cơ sở dựa trên kết quả phân tích chất lượng đoàn viên của chi đoàn, tổ chức cho đoàn viên xuất sắc viết bài cảm nhận về Đảng; nhận xét và đánh giá kết quả từng bài viết, chủ động trao đổi, xin ý kiến cấp ủy cơ sở về lịch sử chính trị của bản thân và gia đình đoàn viên xuất sắc và tiến hành bình chọn đoàn viên ưu tú. Sau đó, gửi thông báo kết quả bình chọn đoàn viên ưu tú đến chi đoàn, chi đoàn có trách nhiệm báo cáo với chi bộ về kết quả bình chọn đoàn viên ưu tú.

- Tổ chức cơ sở đoàn tiến hành hao danh sách đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ đảng [kèm theo sơ lược quá trình phấn đấu của đoàn viên ưu tú] để cấp ủy xem xét công nhận, đưa vào diện đối tượng đảng. Việc trao danh sách đoàn viên ưu tú nên thực hiện trong những dịp kỷ niệm, các ngày lễ, ngày truyền thống của đất nước, của Đảng, của Đoàn và của địa phương, đơn vị.

* Lưu ý

- Khi lựa chọn những đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng, chi đoàn phải nắm chắc lý lịch đoàn viên; lựa chọn những đoàn viên có lý lịch rõ ràng, không phạm tiêu chuẩn theo quy định.

- Việc bình chọn đoàn viên ưu tú phải được thực hiện dựa, trên tổng số đoàn viên xuất sắc trên cơ sở kết quả đánh giá chất lượng đoàn viên hàng năm của chi đoàn. Đoàn viên ưu tú của năm hiện tại phải là đoàn viên xuất sắc của năm trước [hoặc năm học trước] liền kề.

Bước 2: Bồi dưỡng, hưởng dẫn đoàn viên ưu tú phấn đấu rèn luyện

- Khi chi bộ đã công nhận đoàn viên ưu tú là đối tượng đảng, tổ chức cơ sờ đoàn cần tăng cường phối hợp với cấp ủy đảng phân công, giao nhiệm vụ để đoàn viên ưu tú được rèn luyện và thử thách về mọi mặt; phối hợp với đảng viên được phân công theo dõi, giúp đỡ đoàn viên ưu tú để giáo dục, bồi dưỡng, hỗ trợ đoàn viên ưu tú hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Hàng quý, ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở tiến hành nhận xét số đoàn viên ưu tú được công nhận là đối tượng đảng, đồng thời chỉ rõ những nhược điểm, tồn tại để đoàn viên tiếp tục phấn đấu. Phát huy vai trò của đảng viên trẻ đang tham gia sinh hoạt tại chi đoàn trong việc giúp đỡ đoàn viên ưu tú phấn đấu, rèn luyện.

- Ban chấp hành đoàn cơ sở chủ động đề nghị với cấp ủy đảng mở lớp tìm hiểu về Đảng cho đoàn viên ưu tú; tăng cường tham mưu tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo câp ủy với đoàn viên ưu tú.

Trường hợp đoàn viên ưu tú chuyển nơi học tập, công tác, lao động thì ban chấp hành đoàn câp cơ sở có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ hồ sơ của đoàn viên ưu tú và báo cáo cấp ủy cùng cấp chuyển hồ sơ của đối tượng đảng [có nhận xét về quá trình phấn đấu] về cơ sở mới để tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng.

Bước 3: Giới thiệu đoàn viên ưu tú vào đảng

- Sau khi đoàn viên ưu tú được học bồi dưỡng nhận thức về Đảng, được cấp ủy công nhận là đối tượng đảng và được phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ, đủ điều kiện để thực hiện quy trình thủ tục kết nạp đảng thì trên cơ sở ý kiến của cấp ủy cơ sở về việc phát triển đảng viên mới, Ban chấp hành đoàn cơ sở hướng dẫn và tiến hành thực hiện thủ tục giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

- Trên cơ sở hướng dẫn của đoàn cơ sở, ban chấp hành chi đoàn tiến hành họp, góp ý đoàn viên ưu tú giới thiệu cho đảng [nếu nhận xét nhiều đoàn viên ưu tú thì phải tiến hành nhận xét và biểu quyết từng người một]. Cuộc họp này nên mời đại diện cấp uỷ đến dự và cho ý kiến đánh giá quá trình phấn đấu của đoàn viên ưu tú. Sau đó, hoàn thiện hồ sơ gồm công văn đề nghị, biên bản họp nhận xét đoàn viên ưu tú và trích ngang lý lịch của đoàn viên ưu tú gửi ban chấp hành đoàn cơ sở.

- Đoàn cơ sở khi nhận được hồ sơ đề nghị của chi đoàn thì phải họp ban chấp hành để xét ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng. Nội dung nghị quyết cần nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của đoàn viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng; số ủy viên tán thành và số ủy viên không tán thành giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp [đối với những đoàn cơ sở có địa bàn hoạt động rộng thì việc xét đoàn viên ưu tú giới thiệu với Đảng có thể do tập thể ban thường vụ xét và ra nghị quyết giới thiệu]. Sau đó, gửi nghị quyết kèm theo biên bản họp và hồ sơ đề nghị của chi đoàn về chi bộ đảng nơi có đối tượng. Đồng thời thông báo kết quả với chi đoàn.

- Đối với chi đoàn cơ sở thì do ban chấp hành chi đoàn cơ sở ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng. Đối với đoàn bộ phận thì thực hiện trình tự giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng như đoàn cơ sở.

Bước 4: Tiếp tục theo dõi quả trình phấn đấu của đảng viên dự bị

- Đảng viên dự bị sau khị kết nạp vẫn tiếp tục sinh hoạt đoàn theo quy định [nếu chưa trưởng thành đoàn]. Khi hết thời gian dự bị, chi đoàn tổ chức họp nhận xét đảng viên dự bị đề nghị chuyển đảng chính thức và gửi biên bản họp kèm theo công văn để nghị, bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị cho chi bộ và đoàn cấp trên trực tiếp để tiến hành thủ tục chuyển đảng chính thức.

- Trên cơ sở đề nghị của chi đoàn, ban chấp hành đoàn cơ sở tiến hành nhận xét đảng viên dự bị đề nghị chuyển đảng chính thức [ở những đoàn cơ sở không có điều kiện họp riêng về nội dung này thì ban chấp hành có thể thực hiện việc xin ý kiên bằng phiếu]. Sau đó hoàn thiện hồ sơ gồm: Biên bản họp Ban chấp hành đoàn cơ sở [hoặc bảng tổng hợp phiếu xin ý kiến]; công văn đề nghị và bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị gửi chi bộ và đảng ủy cơ sở để xem xét đề nghị công nhận đảng viên chính thức.

3. Giới thiệu cán bộ đoàn có đủ phẩm chất năng lực cho Đảng và hệ thông chính trị

Đoàn chủ động giới thiệu cán bộ có chất lượng, đã trướng thành để bổ sung cho cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Ban thường vụ, ban chấp hành đoàn các cấp chủ động đề xuất và báo cáo với các cấp ủy đảng cùng cấp để quy hoạch và bố trí cán bộ đoàn đủ năng lực phẩm chất vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.

Đoàn cấp trên chủ động làm việc giới thiệu cán bộ đoàn cấp dưới [những người hết tuổi làm công tác thanh niên] thuyên chuyển công tác với cấp ủy đảng cấp dưới để xem xét bố trí vào những dịp đại hội đảng, bầu cử hội đồng nhân các cấp. Trong đó cần thể hiện rõ quan điểm và vai trò của đoàn cấp trên đối với cán bộ đoàn cấp dưới.

Cán bộ đoàn các cấp trong quá trình công tác chủ động học tập nâng cao trình độ, đảm bảo đủ điều kiện tham gia các cơ quan lãnh đạo của hệ thống tổ chức chính trị.

4. Góp ý kiến xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị.

4.1. Trách nhiệm góp ý kiến.

Chủ động, tích cực tham mưu cho Đảng về công tác thanh niên, đồng thời tham gia góp ý xây dựng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp ý kiến xây dựng đảng và cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của chính quyền và đoàn thể, góp phần xây dựng cơ sở chính trong sạch, vững mạnh.

Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng.

Chăm lo phát triển các tổ chức thanh niên do đoàn làm nòng cốt nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên, tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội, tham gia xây dựng đảng, chính quyền tại các địa phương; động viên đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đoàn Thanh niên cần cụ thể hóa và có cơ chế để thực hiện việc phản biện, giám sát của tổ chức đoàn và đoàn viên, thanh niên. Mỗi đoàn viên, thanh niên và tổ chức đoàn phải nâng cao năng lực nhận thức, hiểu biết của mình về Đảng, về các mặt đời sống xã hội, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của thanh niên, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tham gia phê bình cán bộ, đảng viên và góp ý kiến về công tác lãnh đạo của Đảng là một trách nhiệm quan trọng của Đoàn. Các cấp bộ đoàn cần làm cho mỗi cán bộ, đoàn viên thấy rõ trách nhiệm được tham gia xây dựng đảng, có thái độ và phương pháp đúng đắn khi phê bình cán bộ, đảng viên và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, góp phần xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Mặt khác qua phê bình cán bộ, đảng viên mà mỗi cán bộ, đoàn viên tự giác giáo dục, rèn luyện mình. Định kỳ cần có những phản ánh những tâm tư nguyện vọng của đoàn viên thanh niên và nhân dân [nếu có] về sự lãnh đạo của Đảng hoặc các chủ trương nghị quyết của Đảng với thường trực hoặc ban thường vụ cấp ủy đảng cùng cấp.

4.2.Nội dung góp ý

- Về sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, đơn vị, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.

- Trách nhiệm và sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và công tác thanh thiếu niên.

- Phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và mối quan hệ của cán bộ, đảng viên đối với quần chúng.

4.3.Hình thức góp ý

Khi đảng bộ cơ sở hoặc chi bộ tổ chức việc lấy ý kiến phê bình của quần chúng, chi đoàn và đoàn cơ sở cần động viên thanh niên tham gia đông đủ và mạnh dạn góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên và công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng.

Hàng năm chi đoàn hoặc đoàn cơ sở có thể mở hội nghị đoàn viên để góp ý phê bình cán bộ, đảng viên, cấp ủy đảng và kiến nghị của Đoàn với Đảng về chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Những ý kiến phê bình và kiến nghị đối với Đảng, đề nghị cấp ủy có ý kiến trả lời hoặc tiếp thu. Có thể mời đại diện cấp ủy đến dự trực tiếp trao đổi và đối thoại với đoàn viên tại hội nghị này.

5. Công tác giám sát và phản biện xã hội của đoàn các cấp

Phản biện xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

5.1. Chủ thể phản biện xã hội

- Ban chấp hành, ban thường vụ đoàn các cấp.

- Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

- Ủy ban kiểm tra các cấp của đoàn.

- Các ban, đơn vị Trung ương Đoàn được phân công phản biện xã hội.

5.2. Đối tượng phản biện xã hội

Các dự thảo vãn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước khi được yêu cầu phản biện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, bao gồm:

- Dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến Đoàn TNCS Hổ Chí Minh và đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội; dự thảo các Đề án, chủ trương, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và Uỷ ban nhàn dân các cấp.

- Khi có yêu cầu phản biện từ các cơ quan Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.

- Khi có yêu cầu phản biện ở địa phương, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.

5.3. Nội dung phản biện xã hội

- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.

- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chírh sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của đơn vị, địa phương.

- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thí của văn bản dự thảo.

- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo.

5.4. Quy trình phản biện xã hội

Bước 1: Chuẩn bị

Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cẩn phản biện.

Bước 2: Thực hiện

- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện của các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên thông qua các hình thức sau:

+ Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ đoàn các cấp để tham gia phản biện.

+ Tổ chức lấy ý kiến phản biện thông qua việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư [ở cấp Trung ương] gửi văn bản dự thảo đến ban chấp hành, ban thường vụ đoàn trực thuộc, cán bộ, đoàn viên có liên quan để lấy ý kiêh phản biện.

+ Tham gia các hội nghị phản biện do cấp uỷ, Mặt trận Tổ quốc tổ chức.

- Khi cần thiết, tổ chức trao đổi trực tiếp với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.

Bước 3: Kết thúc

- Tổng hợp các ý kiêh phản biện bằng văn bản, có chữ ký của đại diện cơ quan tổ chức lấy ý kiến phản biện.

- Gửi kết quả phản biện bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.

6. Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng đảng

6.1. Xây dựng đoàn về chinh trị, tư tưởng

Xây dựng đoàn về chính trị, tư tưởng nhằm giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, góp phần xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, trên cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận duy vật biện chứng, khi xem xét và hành động, tránh những sai lầm chủ quan phiến diện.

Nội dụng giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn viên và thanh niên hiện nay, trước hết cần định hướng lý tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, xác định mục tiêu phái đấu vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” để tuổi trẻ rèn luyện, xung kích sáng tạo qua các cuộc vận động và phong trào thanh niên, thưc hiện sự nghiệp đổi mới đất nước thành công. Đồng thời, giáo dục chính trị tư tưởng nhằm xây dựng cho thanh niên tinh thần dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, trách nhiệm công dân, những hiểu biết về pháp luật và sống khỏe, sống đẹp, sống có ích cho xã hội, vì tương lai sự nghiệp của tuổi trẻ, vì hạnh phúc của nhân dân cổ vũ và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chốrg tham nhũng; phòng chống tệ nạn xã hội; chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, kích động thanh niên, phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước, ngăn cản bước tiến của xã hội ta tiến lên hiện đại.

6.2. Xây dựng đoàn về tổ chức

Phát triển và nâng cao chất lượng đoàn viên là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng nhất của xây dựng đoàn về tổ chức, bao hàm tuyên truyền giáo dục về chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên trở thành con người phát triển toàn diện, có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với Đảng, hiếu với dân, chiến đấu hy sinh vì dân vì nước, sống có tình có nghĩa, kỷ cương pháp luật, có tổ chức kỷ luật, gương mẫu, tiên phong đi đầu trong các phong trào thanh niên, trọng chất lượng hơn số lượng, thu hút thanh niên tiên tiến vào Đoàn.

Xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức đoàn vững mạnh, đảm bảo sức chiến đấu của tổ chức đoàn, nhất là đoàn cơ sở và chi đoàn, bảo đảm nền tảng và tế bào vững chắc của tổ chức đoàn trong sinh hoạt, đổi mới nội dung và hình thức đảm bảo thiết thực, sinh động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của đoàn viên. Động viên đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở cơ sở, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra.

Tích cực tham gia xây dựng đảng, bồi dưỡng giới thiệu đoán viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; tích cực công tác tham mưu cho cấp ủy đảng về câng tác thanh niên, về quản lý nhà nước công tác thanh niên và góp ý phê bình đảng viên, trong quá trình thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có chất lượng, lập trường chính trị, tư tưởng vững chắc, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn. Cán bộ đoàn luôn gương mẫu, tiên phong, đi đâu hoàn thành nhiệm vụ, nhiệt huyết với thế hệ trẻ và là tấm gương báng về lý tưởng, phẩm chất đạo đức, nhân cách để thanh niên học tập, làm theo, noi theo.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn, coi đó vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là biện pháp để xây dựng đoàn vững mạnh. Đồng thời, làm tốt chức năng đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên, bảo vệ lợi ích tuổi trẻ.

6.3. Xây dựng đoàn vềphong trào hành động cách mạng

Nội dnng đặc biệt quan trọng trong xây dựng đoàn về phong trào hành động cách mạng là tổ chức các chương trình, các phong trào hành động cách mạng cổ vũ, phát huy vai trò xung kích của thanh niên và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Lênin, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên là phải tổ chức hoạt động thực tiễn để thanh niên tự giáo dục mình và giáo dục người khác trưởng thành, tự hau dồi, rèn luyện bản thân và tiêh bộ. Quan điểm đó suy rộng ra là, việc tổ chức các phong trào hành động cách mạiig của Đoàn trong bất kỳ giai đoạn nào cũng là điều vô cùng cần thiết Bời vì bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ đoàn; giáo dục thanh niên; đoàn kết, tặp họp thanh niên... thì việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng cho thanh niên cũng là một phương thức hoạt động hiệu quả của Đoàn. Bởi vì:

- Phong trào xuất phát từ thực tiễn , của cuộc sống để đáp ứng nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng của thanh niên; là nơi để thanh niên rèn luyện và trưởng thành.

- Phong trào hành động cách mạng của Đoàn phù hợp với bôì cảnh kinh tế - xã hội hiện thời; đáp ứng được đòi hỏi của tình hình đất nước. Do đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên.

- Thông qua phong trào, Đoàn thực hiện chức năng trường học xã hội chủ nghĩa hiệu quả hơn, chất lượng tổ chức đoàn được củng cố; vai trò của Đoàn được phát huy.

- Tổ chức phong trào hành động cách mạng là phương pháp, cách thức hiệu quả nhất để Đoàn duy trì mục tiêu, lý tưởng của mình nhằm khơi dậy và phát huy khả năng của lực lượng thanh niên, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội Đoàn toàn quốc lẩn thứ XI phát động triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” trong từng nhóm đối tượng thanh niên và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thẩn”, góp phần phát triển thanh niên toàn diện, khẳng định vai trò của Đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng của thanh niên.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề