Tóm tắt kiến thức vật lý 9 học kì 2

14:21:3114/01/2021

Công thức vật lý 9 HK2 là các công thức bao gồm 1 phần chương 2 điện từ học, chương 3 quang học và chương 4 sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Việc ghi nhớ các công thức vật lý 9 ở HK2 giúp các em vận dụng nhuần nhuyễn trong việc giải các bài tập vật lý. Vì vậy, bài viết dưới đây tổng hợp các công thức vật lý 9 HK2 để các em thuận tiện tham khảo.

I. Công thức Vật lý 9 Chương 2 - HK2

Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

• Công thức:

Trong đó:

P – Công suất [W]

U – Hiệu điện thế [V]

R – Điện trở [Ω]

II. Công thức Vật lý 9 Chương 3 - HK2

1. Công thức của thấu kính hội tụ:

• Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:

• Quan hệ giữa d, d’ và f:

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’ – Chiều cao của ảnh

2. Công thức của thấu kính phân kỳ:

• Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: 

• Quan hệ giữa d, d’ và f:

Trong đó:

 d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

 d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

 f – Tiêu cự của thấu kính

 h – Chiều cao của vật

 h’- Chiều cao của ảnh

3. Sự tạo ảnh trên phim [trong máy ảnh]:

• Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

 d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

 d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

 h – Chiều cao của vật.

 h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.

III. Công thức Vật lý 9 Chương 4 - HK2

• Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Đối với nội dung chương này thường vận dụng các công thức tính thế năng, động năng, động lượng, nhiệt lượng,...

Tóm lại, khoiA hy vọng bài viết hệ thống lại các công thức vật lý 9 HK2 sẽ giúp các em thuận tiện hơn trong việc tổng hợp, ghi nhớ và vận dụng trong quá trình giải bài tập vật lý của mình.

Nắm vững kiến thức những năm học Trung học cơ sở, đặc biệt là năm lớp 9 là tiền đề để học sinh có thể tự tin bước vào lớp 10. Trong đó, Vật lý luôn là một môn học đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu kỹ càng. Tổng hợp tất cả công thức trong Vật lý lớp 9 theo từng chương sẽ giúp các em hệ thống hóa lại nội dung đã được học. Từ đó có thể tiếp thu nhanh chóng, hiệu quả khi vào lớp 10 cũng như chương trình THPT. Chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Chương 1: Điện học

– Định luật Ôm:

Công thức: I = U / R

Trong đó: I: Cường độ dòng điện [A]

U: Hiệu điện thế [V]

R: Điện trở [Ω]

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

– Điện trở dây dẫn:

Công thức: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

– Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn R = ρ.l/s

Trong đó:

l – Chiều dài dây [m]

S: Tiết diện của dây [m²]

ρ: Điện trở suất [Ωm]

R: Điện trở [Ω]

– Công suất điện:

Công thức: P = U.I

Trong đó:

P – Công suất [W]

U – Hiệu điện thế [V]

I – Cường độ dòng điện [A]

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

– Công của dòng điện:

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

A – Công của lực điện [J]

P – Công suất điện [W]

t – Thời gian [s]

U – Hiệu điện thế [V]

I – Cường độ dòng điện [A]

– Hiệu suất sử dụng điện:

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

A1 – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

A – Điện năng tiêu thụ.

– Định luật Jun – Lenxơ:

Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

Q – Nhiệt lượng tỏa ra [J]

I – Cường độ dòng điện [A]

R – Điện trở [ Ω ]

t – Thời gian [s]

+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo [cal] thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

– Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt

Trong đó:

m – Khối lượng [kg]

C – Nhiệt dung riêng [J/kg.K]

Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ

Chương 2: Điện từ

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

Công thức: Php = P².R / U²

Trong đó:

P – Công suất [W]

U – Hiệu điện thế [V]

R – Điện trở [Ω]

Chương 3: Quang học

– Công thức của thấu kính hội tụ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’ – Chiều cao của ảnh

– Công thức của thấu kính phân kỳ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’- Chiều cao của ảnh

– Sự tạo ảnh trên phim:

Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

h – Chiều cao của vật.

h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.

Các công thức Vật lý lớp 9 khá nhiều, nếu không được tổng hợp một cách có hệ thống sẽ gây khó khăn cho người học. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các em tiếp thu môn Vật lý lớp 9 dễ dàng và đạt kết quả cao. Nếu phụ huynh chưa yên tâm về tình hình học tập của con mình, vui lòng liên hệ với Gia Sư Việt qua số 096.446.0088 để được tư vấn và giới thiệu gia sư giỏi dạy Lý cho bất cứ trình độ nào.

Tìm hiểu thêm:

♦ Tuyển chọn 12 trung tâm gia sư Hà Nội uy tín nhất hiện nay

♦ Phương pháp giải bài toán về Đường tròn môn Hình học lớp 9

♦ Giải pháp thuê gia sư luyện thi vào lớp 10 chất lượng ở Hà Nội

Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì 2

Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2021 - 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận.

Đề cương ôn thi học kì 2 Vật lý 9 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Lý 9 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Vật lý 9 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề cương Vật lý 9 học kì 2 năm 2021 - 2022

  • A. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Vật lí 9
  • B. Bài tập ôn thi học kì 2 Vật lí 9

Chủ đề 5. Cảm Ứng Điện Từ - Dòng Điện Xoay Chiều [Bài 31, 32, 33, 34, 35]

1. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

- Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín khi nam châm chuyển động tương đối với cuộn dây hoặc trong khi đóng - ngắt mạch điện của nam châm điện gọi là dòng điện cảm ứng.

- Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên [tăng lên hoặc giảm đi].

3. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.

- Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm, hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

- Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, hay cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

4. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó quay gọi là rôto, bộ phận còn lại đứng yên gọi là stato.

- Hoạt động: Khi cho nam châm [hoặc cuộn dây] quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên nên trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

5. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, quang, từ và tác dụng sinh lí.

- Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều [có kí hiệu AC hay ~] để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều thì không cần phân biệt chốt của chúng.

Chủ đề 6. Máy Biến Thế - Truyền Tải Điện Năng Đi Xa [Bài 36, 37, 38]

6. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA

- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng bị hao phí do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây.

- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.

Trong đó: Php là công suất hao phí

  • I là cường độ dòng điện [A]
  • U là hiệu điện thế [V]
  • R là điện trở của dây dẫn [Ω]
  • P là công suất [W]

- Cách làm giảm hao phí:

+ Giảm điện trở R g tăng tiết diện dây dẫn, cách này tốn kém, lãng phí, đường dây khá nặng... nên không khả thi.

+ Tăng hiệu điện thế U ở hai đầu dây tải điện [dùng máy biến thế], cách này khả thi vì dễ thực hiện và ít tốn kém hơn nhiều. Khi tăng U thêm n lần sẽ giảm công suất hao phí đi n2 lần.

7. MÁY BIẾN THẾ: dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

- Cấu tạo: Gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau, cùng quấn trên một lõi sắt [hoặc thép pha silic].

- Hoạt động: Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp, dòng điện xoay chiều này gây ra ở lõi sắt một từ trường biến thiên, từ trường biến thiên này xuyên qua cuộn dây thứ cấp tạo ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp một hiệu điện thế xoay chiều.

- Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây.

..........

B. Bài tập ôn thi học kì 2 Vật lí 9

Bài 1. Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2000V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 20.000V. Hỏi phải dùng máy biến thế với các số vòng dây theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc với hai cực của máy phát điện?

Bài 2. Đường dây tải điện dài 200km, truyền đi một dòng điện 250A. Dây dẫn bằng đồng, cứ 1km có điện trở 0,2Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Bài 3. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV.

a] Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.

b] Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Bài 4. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKPK, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm; vật cao 8cm.

a] Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh.

b] Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? Tìm độ cao của ảnh.

Bài 5. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 18cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 36cm, AB có chiều cao h = 4cm. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB rồi tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

Bài 5. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. Vật cao 4cm.

a] Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh.

b] Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? tìm độ cao của ảnh.

c] Dịch chuyển vật lại gần thấu kính một khoảng 4cm, tìm vị trí của ảnh và độ lớn của ảnh.

Bài 6. Một bạn học sinh, mắt có khoảng cực cận là 12cm và khoảng cực viễn là 70cm.

a. Mắt bạn này bị tật gì?

b. Để nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, bạn này phải đeo kính thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu?

................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương ôn thi học kì 2 Vật lí 9

Cập nhật: 19/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề