Tóm+tắt+utopia

Bài viết đã xem xét các khái niệm Không tưởng, xã hội lý tưởng. Chủ nghĩa Không tưởng đã từng một động lực trung tâm cho các Trào lưu Hiện đại trong kiến ​​trúc thiết kế: nguồn gốc của những tham vọng to lớn hiện đại, nhưng cũng đã thất bại nặng nề. Bài viết khám phá một số thành phố không tưởng được xây dựng trong thế kỷ 20, bao gồm cả thành phốlý tưởng” Hiện đại.

[Đây là một bài viết ngắn nhưng cần thiết cho sinh viên ngành Kiến trúc và Quy hoạch đọc thêm trong quá trình học môn Lịch sử đô thị. Bài viết sẽ đem đến cho sinh viên nhận thức đúng về những vấn đề như: không gian công cộng, tính đa dạng của thành phố và nhất là về tư duy quy hoạch của Chủ nghĩa Hiện đại_ND].

NỘI DUNG

Khái niệm Không tưởng [Utopia] được đưa ra bởi nhà triết học Thomas More trong một cuốn sách xuất bản năm 1516. Trong cuốn sách, Utopia là tên của một hòn đảo hư cấu trong Đại Tây Dương hỗ trợ một cộng đồng tưởng với một hệ thống xã hội, chính trị pháp lý dường như hoàn hảo. Điều đó có ý nghĩa rằng “không tưởng được hình thành như một hòn đảo, các xã hội hoàn hảo đã được phân lập từ phần còn lại của thế giới để tránh bị hỏng bởi cái thế giới xung quanh nó. Điều quan trọng khác, Thomas More đã không tin rằng một xã hội lý tưởng - một khái niệm thuần túy triết học. Trong thực tế, Utopia xuất phát từ một thuật ngữ của Hy Lạp có nghĩa là “không có nơi nào” [no place], cho thấy rằng Không tưởng của Thomas More một giấc mơ không thể thành hiện thực.

Bản đồ Không tưởng của Thomas More

Tuy nhiên, nhiều kiến ​​trúc sư nhà quy hoạch đô thị đã bận tâm với ý tưởng của xã hội hoàn hảo và đã nghĩ ra phương án cực kỳ tham vọng, tin tưởng rằng một môi trường hợp lý có thể tạo ra một xã hội hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, Chủ nghĩa Hiện đại được thúc đẩy bởi sự lạc quan không tưởng cho tương lai. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng điều đó sai lầm, thậm chí nguy hiểm, để xây dựng các đề án hoành tráng như vậy.

Các kiến trúc sư Hiện đại của thế kỷ 20 đã đề xuất xây dựng những thành phố "lý tưởng" - những môi trường hoàn toàn mới dựa trên lý thuyết xã hội mới. Họ đã cố gắng để sáng tạo ra môi trường cho tương lai. Một ví dụ đó Thành phố Tươi sáng [The Radiant City] [1927] của kiến trúc sư Le Corbusier. Đây là giấc mơ không tưởng của Le Corbusier. Thành phố ấy bao gồm các khối công trình bằng bê tông giống hệt nhau nằm trong những vành đai xanh mênh mông. Các khối công trình được liên kết bởi đường cao tốc tốc độ cao [Hình 1]. Đây một môi trường vô cùng lý tưởng, nhưng các khối công trình không tên giống nhau cứ được lặp đi lặp lại, chúng phủ nhận đặc trưng riêng khác nhau của mỗi công trình.

Hình 1

Thành phố Tươi sáng đã không bao giờ được thực hiện đầy đủ, nhưng Le Corbusier đã điều hành xây dựng một tòa nhà Đơn vị Marseilles, thể hiện quan niệm của ông về cuộc sống chung cư. Khối nhà một siêu thị bên trong, trường học và các khu vực vui chơi giải trí cộng đồng, tất cả trong một tòa nhà [Hình 2]. Một lần nữa, điều này vẻ cực kỳ hiệu quả, nhưng nó quá cực đoan. Điều đó nguy hiểm cho một kiến ​​trúc sư để nghĩ rằng anh ta có thể dự đoán nhu cầu của tất cả người sử dụng. Ngay cả cái tên đơn vị cư trú cũng không phù hợp với con người.

Hình 2

Những đề án không tưởng một nỗ lực để cải thiện thành phố thông thường. Chủ nghĩa Hiện đại không thích giống như các thành phố thực sự - họ cho rằng chúng hỗn loạn và không có trật tự [uncoordinated]. Chủ nghĩa Hiện đại đã bị ám ảnh với sự trật tự và hợp lý, vì vậy họ đã phát minh ra các phương án để đơn giản hóa các thành phố. Đặc biệt, họ tách nó ra theo chức năng. Chẳng hạn, họ tin rằng con người nên sống trong các khu ở riêng biệt được tách khỏi các khu vực kinh doanh thương mại. Các khối công trình được liên kết bởi một mạng lưới đường bộ. Các kiến trúc sư theo Chủ nghĩa Hiện đại tin rằng điều này sẽ làm cho xã hội hợp lý hơn.

Vấn đề là một không gian được thiết kế để chỉ sử dụng cho một mục đích có thể trở thành khô khan, đơn điệu. Các thành phố cần sự muôn vẻ, đa dạng và tương tác. Trong những năm 1960 và 70, đã có một phản ứng dữ dội phê phán, chống lại Chủ nghĩa Hiện đại. Một nvăn người Mỹ Jane Jacobs đã xuất bản một cuốn sách với tên gọi Cái chết Cuộc sống của thành phố lớn của Mỹ [1961], đó một tác phẩm phê bình xuất sắc của kiến trúc Hiện đại. Jane Jacobs đã nghiên cứu khảo sát các đồ án quy hoạch Hiện đại lập luận rằng chúng đã làm mất đi sự đa dạng của mỗi con người bởi vì chúng từ chối tính cá nhân. Con người không thể liên hệ đến môi trường xung quanh, và dẫn đến sự tha hóa. Ngược lại, đã trích dẫn khu phố của riêng mình đó là Greenwich Village ở New York như là một mô hình tốt hơn [Hình 3]. Greenwich Village là một không gian sử dụng đa dạng. Nó có được sự đa dạng xã hội đa sắc dân, và, nó được đặc trưng bởi sự sống động. Đó là một phần của một thành phố thực sự hữu cơ, không phải là một thành phố hiện đại nhân tạo.

Hình 3

Thủ đô của Brasil

Rất ít thành phố không tưởng đã được thực hiện đầy đủ, nhưng Brasil ở Nam Mỹ là một ví dụ hiếm hoi của không tưởng Hiện đại thực sự được xây dựng. Thủ đô ban đầu của Brazil Rio de Janeiro, nhưng vào năm 1956 chính phủ quyết định xây dựng một thủ đô mới ở trung tâm của đất nước. Địa điểm xây dựng thủ đô mới một khu đất hoang, vậy họ xây dựng một thành phố nhân tạo giữa hư không. đã được hoàn thành chỉ trong 41 tháng. Đây cái gần đây nhất chúng ta một kiểu thành phố không tưởng Hiện đại, mặc dù nhà phê bình nghệ thuật Robert Hughes gọi đó là không tưởng kinh dị.

Phần lớn các công trình trong thành phố này được thiết kế bởi Oscar Neimeyer, một kiến ​​trúc sư Hiện đại sinh ra ở Nam Mỹ, nhưng nghiên cứu theo hướng giống như Le Corbusier. Tương tự như Thành phố Tươi sáng, bao gồm các tòa nhà bằng bê tông nằm ở vùng ngoại ô tách ra khỏi thành phố bởi những khoảng cách lớn. Mạng lưới đường bộ liên kết các khu vực riêng biệt, nhưng như bạn có thể nhìn thấy nó cũng hoạt động như một rào chắn trừ khi bạn có một chiếc xe hơi.

Giống như Paris, thủ đô của Brasil được mô tả như là một thành phố không đám đông bởi vì các nhà quy hoạch bãi bỏ tất cả các không gian nơi mà người dân có thể tụ tập. Các đường phố được thay thế bằng đường cao tốc tốc độ cao, do đó, không có không gian công cộng trong toàn thành phố. Không gian công cộng là rất quan trọng cho nền dân chủ, nếu không có nó, người dân không nơi để tụ tập, không có chỗ để bày tỏ quan điểm của mình.

Vấn đề chính một xã hội lý tưởng sẽ không thể xảy ra: bởi vì xã hội được tạo thành từ hàng triệu cá nhân các nhân sẽ không bao giờ đồng ý về những gì tạo nên một xã hội tưởng mà ở đó mọi người giống nhau về nhu cầu. Việc cố gắng để tạo ra một xã hội "lý tưởng" có nghĩa là ngăn chặn tính cá nhân. Các thành phố không tưởng của thế kỷ 20 cơn ác mộng hoang tưởng đối với tất cả mọi người, trừ những người sáng tạo ra nó.

KẾT LUẬN

Đã có nhiều nỗ lực để tạo ra môi trường lý tưởng cho xã hội lý tưởng. Các kiến trúc sư Hiện đại đã phát minh ra các thành phố lý tưởng và một trong số này được thực hiện một phần. Tuy nhiên, khái niệm của một thành phố được quy hoạch bởi một cá nhân nào đó nghĩ ra nguy hiểm bởi vì không có kế hoạch đơn giản nào có thể dự đoán nhu cầu của hàng triệu người. Thành phố đích thực đã phát triển một cách hữu cơ, chúng phản ánh sự đa dạng và phức tạp của hội.

[Võ Thành Nghĩa lược dịch từ: //history.factoidz.com/utopian-cities/]

Đà Nẵng, 02/2012

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề