Tổng mức đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu

Chi tiết câu hỏi

Công ty cổ phần A là doanh nghiệp Nhà nước, do Nhà nước nắm giữ 70% vốn điều lệ. Công ty A nắm giữ 30% vốn điều lệ của công ty TNHH B. Công ty B có dự án xây dựng dây chuyền sản xuất mới [là dự án đầu tư phát triển], cơ cấu vốn đầu tư của dự án được huy động từ các thành viên của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu: "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm: 1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với: … c] Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;". Tôi xin hỏi, vậy dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới của công ty B thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu, do có sử dụng 30% vốn của doanh nghiệp Nhà nước là công ty A; hay không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu, do có sử dụng vốn Nhà nước dưới 30% [30% * 70% = 21%]?

Trả lời

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c Khoản 1 Điều 1 và Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này; vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Theo đó, trường hợp công ty B [có vốn góp 30% của công ty A là doanh nghiệp Nhà nước] không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì việc xác định dự án đầu tư phát triển của công ty này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không cần căn cứ vào nguồn vốn của dự án theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp này, nếu phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước chiếm trên 30% hoặc dưới 30% nhưng lớn hơn 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì việc lựa chọn nhà thầu của dự án này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Việc xác định phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng mức đầu tư dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất. Vậy các trường nào phải thực hiện đấu thầu và việc mua sắm bao nhiêu thì cần phải đấu thầu? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về vấn đề mua sắm bao nhiêu thì cần phải đấu thầu?.

Mua sắm bao nhiêu thì cần phải đấu thầu?

1. Đấu thấu là gì?

Căn cứ vào Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 đấu thầu được định nghĩa như sau:

“12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Tại Điều 1 Luật đấu thầu 2013, có quy định về các trường hợp lựa chọn nhà thầu như sau:

  1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
  2. a] Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
  3. b] Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
  4. c] Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
  5. d] Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

đ] Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

  1. e] Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
  2. g] Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;

Như vậy, theo quy định của pháp luật đấu thầu không quy định việc mua sắm bao nhiêu tiền thì phải đấu thầu mà chỉ quy định những trường hợp áp dụng việc đấu thầu

3. Điều kiện tham gia đấu thầu

Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ được tham gia đấu thầu:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

- Hạch toán tài chính độc lập;

- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu;…

4. Thông tin về đấu thầu

Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

  • Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
  • Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
  • Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
  • Danh sách ngắn;
  • đ] Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
  • Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
  • Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
  • Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
  • Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;
  • k] Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
  • l] Thông tin khác có liên quan.

Các thông tin quy định trên được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

5. Thủ tục đấu thầu theo thủ tục rút gọn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chỉ định thầu rút gọn

Người có nhu cầu đấu thầu chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;
  • Những thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;
  • Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
  • Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu;
  • Sử dụng tiêu chí đạt/không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;

Chuẩn bị Dự thảo Hợp đồng trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về những đề xuất của nhà thầu

  • Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu;
  • Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất;
  • Chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

Bước 4: Công khai kết quả chỉ định thầu rút gọn

Công khai kết quả và tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc mau sắm bao nhiêu thì cần phải đấu thầu

6.1 Hạn mức chỉ định thầu là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 54 thì ạn mức chỉ định thầu như sau: 1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; 2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

6.2 Hình thức chỉ định thầu rút gọn được áp dụng trong hạn mức là bao nhiêu?

Nếu đảm bảo trong hạn mức là không quá 100 triệu thì đơn vị bạn có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn.

6.3 Với hạn mức là bao nhiêu thì có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh thì Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp do pháp luật quy định.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ việc mua sắm bao nhiêu thì cần phải đấu thầu quy định của pháp luật để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Hạn mức bao nhiêu thì phải đấu thầu?

Theo quy định của Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT các gói thầu phải đấu thấu qua mạng 2021 phụ thuộc vào từng hạn mức, cụ thể như sau: Dưới 10 tỷ: Gói thầu mua sắm hàng hóa; gói thầu dịch vụ phi tư vấn; gói thầu dịch vụ tư vấn. Dưới 20 tỷ: Gói thầu xây lắp.

Mua sắm từ bao nhiêu tiến phải đấu thầu?

Đối với những gói thầu mua sắm nguyên vật liệu, vật tư y tế, dược liệu, trang phục đồng phục thì định mức áp dụng để đấu thầu là không được vượt mức 100 triệu đồng. Các gói thầu khác như gói thầu mua sản phẩm công, gói thầu mua sắm hàng hóa thì định mức áp dụng không vượt quá 1 tỷ việt nam đồng.

Gói thầu tư vấn bao nhiêu tiến thì phải đấu thầu?

Như vậy, hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là không quá 500 triệu đồng; hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là dưới 01 tỷ đồng và dưới 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự án mua sắm thường xuyên.

Dự án bao nhiêu tiến thì phải đấu thầu qua mạng?

Căn cứ theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT và Điều 1 Luật đấu thầu 2013, VNT xin được tóm tắt đối tượng bắt buộc áp dụng đấu thầu qua mạng gồm: - Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên. - Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước dưới 30% nhưng chiếm trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư dự án.

Chủ Đề