Top 10 cổ phiếu có roa cao nhất năm 2024

Cổ phiếu blue-chips VN30 đang giảm mạnh nhất trong các nhóm vốn hóa và 10 cổ phiếu ép VN-Index mất điểm nhiều nhất cũng thuộc rổ này. Thanh khoản khớp lệnh chung trên HoSE giảm 18% so với sáng hôm qua, VN30 giảm 24%, khối ngoại bán ra tới 17,2% tổng giao dịch rổ, đồng thời bán gần 12% toàn sàn.

Chốt phiên sáng VN30-Index để mất 0,64% trong khi Midcap giảm 0,22%, Smallcap giảm 0,45%. VN-Index từ chỗ tăng 0,51% (+6,34 điểm) thành giảm 0,39% (-4,87 điểm).

Đà trượt giảm kéo dài trong nửa sau buổi sáng và đang đẩy rất nhiều cổ phiếu xuống giá thấp nhất phiên. Thống kê trong rổ VN30 có tới 20 mã đang chốt ở giá thấp nhất hoặc chỉ có dư mua giá thấp nhất. Thanh khoản rổ này cũng giảm 24% so với sáng hôm qua cho thấy dòng tiền mua đã chững lại đáng kể.

Diễn biến chỉ số VN30-Index ở nhịp tăng này tốt hơn đáng kể so với VN-Index nên có thể lực bán xuất hiện nhanh hơn. Dù vậy rất nhiều cổ phiếu trong nhóm này còn xa mới quay lại đỉnh cao cũ tương ứng với chỉ số.

Trong 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện cũng mới có HPG giảm 1,63%, GAS giảm 1,29% là mạnh nhất. Tuy vậy cả rổ có tới 22 mã đỏ và chỉ 4 mã xanh, trong đó 9 mã giảm quá 1%. Không thuộc Top 10 vốn hóa nhưng một số mã giảm sâu cũng có ảnh hưởng đáng kể như VNM giảm 1,33%, HDB giảm 2,28%, SAB giảm 1,7%, PLX giảm 1,5%, SHB giảm 1,26%...

Độ rộng toàn sàn HoSE cũng đang khá kém với 149 mã tăng/255 mã giảm. VN-Index tăng đạt đỉnh lúc 10h22 với 257 mã tăng/116 mã giảm. Độ rộng co lại trong thời gian còn lại cùng với đà trượt của chỉ số cho thấy có lực bán tăng dần ép giá xuống. Hiện sàn HoSE đang có 80 mã giảm quá 1% với thanh khoản chiếm khoảng 34,1% giá trị khớp của sàn. Khá nhiều cổ phiếu chịu áp lực tương đối mạnh với thanh khoản cao như SSI giảm 1,12% giao dịch 350,5 tỷ; MSN giảm 1,11% giao dịch 348,5 tỷ; HPG giảm 1,63% với 309,4 tỷ; DIG giảm 1,57% với 217 tỷ; SHB giảm 1,26% với 183 tỷ; VIX giảm 1,14% với 176,6 tỷ… Dù vậy cũng chưa tới một nửa số giảm trên 1% (37 mã) này đạt thanh khoản quá 10 tỷ đồng.

Mặc dù độ rộng đang áp đảo ở phía giảm nhưng biên độ giảm cũng chưa phải là mạnh cho thấy tình thế vẫn còn đang giằng co. Diễn biến này cũng không phải là bất ngờ vì hôm qua thị trường cũng đã bị chốt lời khá nhiều và mạnh trong phiên nhưng sau đó vẫn có cầu bắt đáy nâng đỡ.

Top 10 cổ phiếu có roa cao nhất năm 2024

Phía tăng giá sáng nay không có nhiều mã mạnh vì sức ép chung cũng ảnh hưởng nhất định đến tâm lý. Trong 149 mã ngược dòng, có 53 mã tăng được hơn 1%, giao dịch ở nhóm này chỉ chiếm 22,6% sàn. Dòng tiền tập trung nổi bật vào các mã có câu chuyện riêng: DGC tăng 3,08% thanh khoản 614,7 tỷ đồng; VHC tăng 5,33% với 246 tỷ; NVL tăng 1,84% với 201,7 tỷ; PVT tăng 1,25% với 128,1 tỷ; VTP tăng 2% với 111,5 tỷ; FRT tăng 1,85% với 102,2 tỷ… Chưa tới 20 cổ phiếu trong nhóm này đạt thanh khoản quá 10 tỷ đồng.

Hiện chỉ số VN-Index đang chủ đạo chịu áp lực từ các mã blue-chips điều chỉnh. Vn30-Index đang tiệm cận đỉnh hồi cuối tháng 3 vừa rồi và khả năng bứt phá vượt đỉnh không dễ dàng, dù nhiều cổ phiếu còn xa mới quay lại đỉnh cũ. Không có nhóm cổ phiếu lớn nào dẫn dắt hay tạo cảm hứng: Ngân hàng chỉ có 5/27 mã là xanh, chứng khoán cũng chỉ 5-6 mã còn tăng nhẹ. Các trụ lẻ như VIC, VHM quá yếu để có thể thay thế nhóm còn lại.

Đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đang duy trì cường độ xả rất mạnh. Sàn HoSE sáng nay chứng kiến tổng quy mô bán ra tới 1.096,6 tỷ đồng, tương đương 12% tổng giao dịch của sàn. Mức bán ròng lên tới 615,4 tỷ đồng do mua vào quá yếu. Đây là phiên sáng xả ròng lớn nhất kể từ đầu tháng 4/2024. Rổ VN30 bị bán ròng 214,3 tỷ đồng với nhiều mã đáng chú ý như VHM -101 tỷ, HDB -49 tỷ, GVR -25,5 tỷ. Ngoài ra có VHC -49,6 tỷ, DIG -38,7 tỷ, VCI -35,6 tỷ, VIX -26,8 tỷ, DBC -23,8 tỷ, DGC -212 tỷ. Phía mua nhiều nhất là MWG cũng chỉ đạt 14,2 tỷ đồng.

Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 16,43 điểm (+1,32%), lên 1.263,78 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 126.155,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,6% so với tuần trước...

Trong tuần, thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Ngày 14/3 đã diễn ra Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Sau hơn 4 tháng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chào bán tín phiếu trở lại. Tổng cộng 4 phiên, tính từ 11/3 đến 14/3, NHNN đã hút ròng gần 60.000 tỷ đồng.

Việc NHNN mở lại hoạt động chào thầu tín phiếu có nét tương đồng so với hồi trung tuần tháng 9/2023 khi tỷ giá USD/VND chịu nhiều áp lực và lãi suất VND liên ngân hàng không có chiều hướng hỗ trợ.

Ở bên ngoài, dữ liệu quan trọng nhất là chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ tháng 2 tăng 0,4% so với tháng 1/2024 và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 2 của nước này tăng 0,6% trong tháng 2 và chỉ số lõi tăng 0,3%.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu tăng tốt và thu hút nhà đầu tư nhất là các mã thuộc nhóm khu công nghiệp với GVR (+19,31%), DPR (+19,06%), SIP (+11,34%), VGC (+10,52%), SNZ (+9,94%), PHR (+9,1%) …

Trong khi đó, một số cổ phiếu bất động sản cũng có tuần giao dịch tích cực với các mã tiêu biểu như VRC (+16%), NHA (+12,95%), NTL (+9,1%), HDC (+8,99%), CSC (+8,39%) ....

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán sau hai tuần tăng mạnh đã phân hóa, nhưng một số vẫn giữ được mức tăng vượt trội như VCI (+12,23%), VDS (+10,58%), FTS (+7,93%), VIX (+6,94%) ...

Trong khi đó các cổ phiếu ngân hàng đa số giảm điểm, với PGB (-3,45%), LPB (-3,22%), NAB (-2,66%), SHB (-2,56%)...

Trên sàn HOSE, hai cổ phiếu thuộc ngành logistics, vận tải như TCO, GIL giao dịch tích cực, phản ánh dòng tiền tìm kiếm cơ hội ở nhóm này trong những phiên cuối tuần.

Ngoài ra còn là sự xuất hiện của các cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng, bất động sản, khu công nghiệp, với bluechip GVR góp mặt khi cả 5 phiên giao dịch đều tăng, trong đó, có phiên tăng kịch trần ngày 12/3và xác lập mức giá cao nhất trong hơn 2 năm tại 34.600 đồng.

Tuần qua, sàn HOSE còn chào đón tân binh VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) với hơn 121,7 triệu cổ phiếu niêm yết trong phiên đầu tiên ngày 13/3, với giá tham chiếu 65.400 đồng và đã liên tiếp tăng kịch trần trong hai phiên, trước khi nhích thêm 5% trong phiên cuối tuần, đưa giá cổ phiếu lên 94.100 đồng, tương đương tăng gần 44%, mức tăng cao nhất sàn.

Năm 2023, VTP đạt doanh thu 19.732 tỷ đồng, giảm 9% so với năm 2022. Tuy nhiên, giá vốn giảm mạnh đã giúp lợi nhuận gộp tăng và lợi nhuận sau thuế hơn 380 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2022. Năm 2024, VTP đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng nhẹ lên 384 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư có thêm một tuần tiếp giảm cung giá thấp và các cổ phiếu giảm sâu nhất phần lớn đều chỉ mất điểm nhẹ trên dưới 5%.

Top 10 cổ phiếu có roa cao nhất năm 2024

Trên sàn HNX, cổ phiếu MCO có tuần thứ ba liên tiếp lọt vào nhóm các mã tăng mạnh nhất sàn, sau khi hai tuần trước đó tăng 13% và 26%.

Thanh khoản tuần này trồi sụt và áp lực rung lắc cũng đã xuất hiện khi có có phiên giảm sàn ngày 13/3.

Top 10 cổ phiếu có roa cao nhất năm 2024

Trên UpCoM, cổ phiếu ICF nằm trong số những mã đáng kể nhất khi có giao dịch tương đối tốt trong các phiên. Giá cổ phiếu cũng có tuần thứ hai liên tiếp lọt top cao nhất, sau khi tuần trước đó là quán quân tăng giá trên thị trường với mức tăng hơn 80%.

Mặc dù vậy, tuần qua cổ phiếu này cũng đã chấm dứt chuỗi 10 phiên tăng trần liên tiếp bằng một phiên giảm sàn ngày 14/3 và giằng co, rung lắc trong phiên 15/3.