Trái phiếu ngân hàng năm A 2022

MANILA, PHI-LÍP-PIN [ngày 25 tháng 3 năm 2022] — Tổng lượng trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của khu vực Đông Á mới nổi đã tăng 7,1%, lên tới mức cao nhất từ trước đến nay là 9 nghìn tỉ USD trong năm 2021, theo ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á, được Ngân hàng Phát triển Châu Á [ADB] công bố hôm nay. Trong ba tháng cuối năm, tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi đã tăng 3,6% so với quý trước, lên tới 22,8 nghìn tỉ USD. Trong giai đoạn từ 30 tháng 11 tới mùng 9 tháng 3, lãi suất trái phiếu trong khu vực đã tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu và lãi suất gia tăng ở các thị trường tiên tiến.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi vẫn rất mạnh, được hỗ trợ bởi thanh khoản dồi dào. Hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã duy trì lập trường tiền tệ thích ứng, ngay cả khi các nền kinh tế tiên tiến thắt chặt chính sách. Tuy nhiên, áp lực lạm phát tiếp tục có thể khiến nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới thắt chặt hơn, từ đó có thể làm giảm thanh khoản và làm suy yếu các điều kiện tài chính.”

Phí bảo hiểm rủi ro đã tăng lên trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư ảm đạm hơn do việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ dự kiến thắt chặt tiền tệ và cuộc xâm lược của Nga vào U-crai-na. Lần đầu tiên kể từ năm 2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất vào ngày 16 tháng 3, và cho thấy khả năng tăng thêm lãi suất khi lạm phát gia tăng, một phần do sự gia tăng giá dầu và lương thực liên quan đến chiến tranh. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và quỹ đạo không chắc chắn của đại dịch do vi-rút corona [COVID-19] cũng đang đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] đã chứng kiến ​​lượng phát hành trái phiếu nội tệ cao kỷ lục với 1,5 nghìn tỉ USD vào năm ngoái. Con số này chiếm 17% tổng lượng phát hành ở Đông Á mới nổi, bao gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [Trung Quốc]; Hồng Kông, Trung Quốc; In-đô-nê-xia; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Phi-líp-pin; Xinh-ga-po; Thái Lan và Việt Nam.

Tổng lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành trong khu vực đạt 14,3 nghìn tỉ USD vào cuối năm 2021, trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng lên tới 8,5 nghìn tỉ USD. Tăng trưởng của phân khúc trái phiếu doanh nghiệp giảm nhẹ trong quý cuối cùng của năm, trong bối cảnh sự chững lại của Trung Quốc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong khu vực.

Tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng lên tới 430,7 tỉ USD vào cuối năm 2021, so với con số 274,1 tỉ USD một năm trước đó. Trái phiếu xanh tiếp tục chi phối thị trường trái phiếu bền vững của khu vực, chiếm 68,2% trong tổng số, cho dù sự quan tâm tới trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững cũng đang gia tăng.

 Ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á nêu bật những cuộc thảo luận về sự tham gia của khối ngoại vào thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Châu Á và những rủi ro về ổn định tài chính đi kèm, cũng như các yếu tố quyết định việc phát hành trái phiếu quốc tế chính phủ bằng đồng nội tệ ở các thị trường mới nổi. Ấn bản lần này cũng trình bày kết quả của cuộc Khảo sát thanh khoản thị trường trái phiếu thường niên 2021 AsianBondsOnline.  

ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam [VBMA] vừa có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 12 và cả năm 2021.

Theo đó, trong tháng 12/2021, thị trường ghi nhận 80 đợt phát hành với tổng giá trị 65.757 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng bất ngờ bứt tốc với khối lượng trái phiếu phát hành đạt 46.926 tỷ đồng, chiếm 71,36% tổng giá trị phát hành trong tháng. Đứng liền sau là nhóm bất động sản với 6.558 tỷ đồng, chiếm 9,97% tổng giá trị phát hành.

Trước đó, tại tháng 11/2021, bất động sản vẫn là nhóm ngành dẫn đầu giá trị phát hành với 8.476 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị phát hành. Ngân hàng chỉ xếp thứ 2 với tổng giá trị phát hành 7.950 tỷ đồng, chiếm 39% tổng giá trị phát hà

Đáng chú ý, nhờ bứt tốc tháng cuối nên tính chung cả năm 2021, nhóm ngân hàng thương mại hiện dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành 223,01 nghìn tỷ đồng, có 55,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2 [chiếm 25%], 73% trái phiếu phát hành kỳ hạn ngắn 2-4 năm. Một số ngân hàng có khối lượng phát hành đáng chú ý trong năm như VPBank với 17,030 tỷ đồng; SHB vớ [13,350 tỷ đồng...

Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 với tổng giá trị phát hành đạt 214,44 nghìn tỷ đồng, chiếm 36%. Trong đó có khoảng có khoảng 29% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 8%-13%/năm.

Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp bất động sản cũng có mức lãi suất phát hành chỉ ở mức khoảng 5%-6%/năm. Kỳ hạn 1-3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong năm với 142,39 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,33%.

Luỹ kế cả năm 2021, nếu chia theo phương thức phát hành, thị trường có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, có 937 đợt phát hành riêng lẻ [570 nghìn tỷ đồng]; 23 đợt phát hành ra công chúng [26,34 nghìn tỷ đồng] và 4 đợt phát hành ra thị trường quốc tế [1,425 tỷ USD].

Các đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm: Tập đoàn Vingroup [500 triệu USD], trái phiếu xanh của Công ty Cổ phần Bất động sản BIM [200 triệu USD] và trái phiếu chuyển đổi của Novaland [300 triệu USD], trái phiếu bền vững của Vinpearl [425 triệu USD].

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2021

Liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo FiinGroup, tính riêng trái phiếu doanh nghiệp khối phi tài chính thì phân kỳ trả nợ giai đoạn 2022-2024 chiếm hơn 66%. Trong đó, năm 2022 chiếm 14,5%, năm 2023 chiếm 28,9% và năm 2024 chiếm 22,8%, với tổng số tiền hơn 500.000 tỷ đồng. Hiểu đơn giản nghiệp trong vòng 3 năm tới các doanh nghiệp sẽ phải lo đủ số tiền 500.000 tỷ đồng trả nợ cho trái chủ.

Tại thời điểm cuối năm 2021 đã có một số trái phiếu đến thời điểm đáo hạn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dễ dàng phát hành thêm để đảo nợ.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ, khi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đảo nợ của ngân hàng thương mại sẽ bị ngăn chặn.

Ngoài ra, với việc đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu tăng trưởng nóng, xuất hiện một số hiện tượng huy động vốn trái phiếu chưa tuân thủ quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã bắt đầu sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng quản lý chặt hơn.

Dự thảo bổ sung quy định, doanh nghiệp phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng nếu phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành…

>>> Siết đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng có nguy cơ giảm lãi?

Ngân hàng TMCP Bản Việt [BVB] mới đây thông tin đã phát hành 25 triệu trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá là 2.500 tỷ đồng với 5 đợt phát hành tại tất cả các điểm giao dịch của Bản Việt trên toàn quốc. Trong đó, lãi suất trái phiếu công chúng tại đợt 1 cố định ở mức 8,5%/năm. Đợt 1 phát hành trái phiếu của Bản Việt có tổng lượng 15.000.000 trái phiếu với kỳ hạn 7 năm, kỳ trả lãi định kỳ hàng năm, giá bán 100.000đ/trái phiếu, số lượng mua tối thiểu của khách hàng cá nhân là 100 trái phiếu, đối với khách hàng tổ chức là 1.000 trái phiếu. Đợt này cũng được ngân hàng thông tin sẽ kết thúc vào ngày 30/12/2021.

Ngân hàng Bản Việt - BVB đang dẫn đầu về lãi suất trái phiếu rất cạnh tranh. Ảnh: BVB

“So với mặt bằng chung lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường cũng như mức lãi suất trái phiếu của các ngân hàng trên thị trường thì đây là mức lãi suất rất cạnh tranh hiện nay”, Bản Việt cho biết. Đồng thời ngân hàng nhấn mạnh việc phát hành lần này ra công chúng thể hiện sự đa dạng hóa về sản phẩm đầu tư của Bản Việt dành cho khách hàng với mức sinh lời hấp dẫn, nhà đầu tư không phải lo lắng về các biến động lãi suất trên thị trường nhờ vào cơ chế áp dụng mức lãi suất cố định trong suốt thời gian phát hành trái phiếu.

So sánh với mặt bằng trái phiếu ngân hàng đã và đang phát hành trên thị trường, đây thực sự là trái phiếu đang giữ mức “đỉnh” lãi suất của ngành.

Trước đó, trong tháng 11/2021, dữ liệu phát hành trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận, Bản Việt cũng nắm giữ vị trí vai trò nhà phát hành trái phiếu có lãi suất cao trong ngành ngân hàng, với giá trị phát hành 100 tỷ đồng, lãi suất 8,2%, kỳ hạn 7 năm. Một số các nhà băng cũng tiếp tục phát hành trong tháng 11 với lãi suất cao so với mặt bằng phát hành của ngành như:

Vietcombank với 3 đợt phát hành, trong đó có 2 đợt huy động 950 tỷ đồng và 600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm, 5 năm đầu lãi suất 6,7%, 5 năm sau lãi suất 6,9%.

VietBank phát hành riêng lẻ giá trị 100 tỷ đồng, 5 năm đầu lãi suất theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng Big4 +2,5%; 2 năm cuối lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm của 4 ngân hàng Big4+ 3,5%. Theo đó lãi suất tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank hiện đang ở khoảng 5,5%, tham chiếu cho lãi suất của VietBank sẽ ở mức 8% vào 5 năm đầu và 9% cho 2 năm cuối.

Tương tự, MBBank phát hành trái phiếu giá trị 2 đợt 150 tỷ và 200 tỷ đồng, có kỳ hạn 7 năm, tham chiếu lãi suất 4 ngân hàng Bifg4 thì 5 năm đầu ở mức 7%, nếu mua lại trước hạn năm thứ 6 và thứ 7 lãi suất sẽ là 7,7%...

Trong khi đó, ở phía ngược lại, cũng có một số nhà băng phát hành trái phiếu bổ sung vốn kinh doanh, kỳ hạn ngắn hơn, có mức lãi suất rất thấp. Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam [VBMA], thống kê trong tháng 11, ngân hàng Đông Nam Á [SeABank] dẫn đầu ngành với 5 đợt phát hành trái phiếu có tổng giá trị 2.000 tỷ đồng, lãi suất 3,7%/năm, kỳ hạn 3 năm. NH TMCP Tiên Phong cũng có giá trị phát hành tương tự với 2 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 2.00 tỷ đồng, lãi suất 3,2%/năm, kỳ hạn 3 năm để phát triển hoạt động tín dụng. Ngân hàng Quốc tế [VIB] có 2 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 1.150 tỷ đồng, lãi suất 4%, kỳ hạn 4 năm...

Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến đợt phát hành lẻ kỳ hạn 3 năm, trị giá 500 tỷ đồng của An Bình Bank, có lãi suất chỉ 3%, cho thấy lãi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn của các ngân hàng theo xu hướng phát hành bổ sung vốn kinh doanh, bên cạnh những nhà băng huy động dài hạn bổ sung vốn cấp 2, đã có sự phân hóa và điều chỉnh về mức rất sâu, từ mức khoảng 3,7%-4,2% của những tháng trước đây, nay chỉ còn ở khoảng 3- 4%/năm.

>>> Ngân hàng nào sẽ dẫn đầu phát hành trái phiếu năm 2021?

Tín hiệu của chi phí vốn tăng lên

Việc các ngân hàng liên tục bám đuổi bất động sản trong cuộc đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp những tháng qua đã trở nên quen thuộc khi nhu cầu vốn huy động nhà băng cao lên giữa bối cảnh mức tăng trưởng tiền gửi năm 2021 xuống thấp kỷ lục. Từ đầu tháng 12/2021, bên cạnh cầu tăng trưởng tín dụng tăng rất mạnh, thị trường cũng ghi nhận hiện tượng nhiều nhà băng đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, đặc biệt là kỳ hạn 12 tháng và trên 12 tháng theo lãi suất thỏa thuận. Điều này cũng được cho là để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng cuối năm, vừa giúp các nhà băng cải thiện tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

Ngân hàng vẫn tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp đứng thứ 2 sau khối bất động sản trong tháng 11/2021. Nguồn: VBMA

Tuy nhiên, với tiền đề Ngân hàng Nhà nước vẫn đang yêu cầu các ngân hàng giữ lãi suất cho vay thấp và tăng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, phục hồi sản xuất kinh doanh, thì việc các ngân hàng tăng chi phí vốn huy động [qua tăng lãi suất tiết kiệm hoặc qua phát hành trái phiếu lãi suất cao], được giới chuyên gia đánh giá dù có thể làm chi phí vốn huy động nhưng trước mắt, khó có thể làm tăng lãi suất vay. Theo đó, các ngân hàng có chi phí vốn huy động cao sẽ phải tìm cách cân đối với các khoản vốn giá rẻ [ví dụ như nguồn tiền gửi không kỳ hạn -CASA], hoặc sẽ phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận để giữ được mặt bằng lãi suất cho vay.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, tín hiệu chi phí vốn nhà băng tăng lên, trên thực tế là tuân theo logic trên thị trường vốn 2021-2022, hay nói cách khác là sự bám sát diễn biến của thị trường với những lo ngại về lạm phát, cùng với đó là những tác động của việc siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, dẫn đến tác động khả năng thu hồi nợ cho vay của ngân hàng từ khối bất động sản nói riêng, và khó khăn trong thu hồi các khoản vay nói chung. Và theo đó các khoản vay bất động sản cũng có thể chịu áp lực nhất định về lãi vay.

Một chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng trước mắt, vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ về tác động chi phí vốn tăng lên đối với kết quả kinh doanh hay mặt bằng lãi suất cho vay tới đây của các ngân hàng. Trên bình diện chung, trong ngắn hạn ông này giữ quan điểm, ngoài những chương trình hỗ trợ có thể được Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước triển khai, những ngân hàng hệ số CASA cao hoặc tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động [LDR]  thấp, vẫn sẽ giảm được chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm. Ngoài ra, còn có nguồn vốn vay ưu đãi, tín dụng xanh chi phí thấp từ phía các ngân hàng nước ngoài sẽ bổ trợ cho các ngân hàng tăng tổng vốn. Song về dài hạn, xu hướng chung là các ngân hàng vẫn sẽ phải tăng vốn bằng mọi giá để tăng năng lực cạnh tranh, bao gồm phát hành trái phiếu doanh nghiệp lẫn tăng vốn điều lệ qua phát hành cổ phiếu, bán vốn...

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề