Trong giá thành sản phẩm hoàn thành không bao gồm

Để cung cấp một sản phẩm ra thị trường đơn vị sản xuất phải tính được giá thành của sản phẩm để xác định giá bán. Nhưng để xác định được giá thành sản phẩm phải tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố để áp dụng với các cách tính giá thành khác nhau.

Bài viết Giá thành là gì?  chúng tôi sẽ cung cấp thông tin nói trên tới Quí vị.

Giá thành là gì?

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản  phẩm hoàn thành, giá thành có thể chia ra làm 2 loại: Giá thành sản  xuất và giá thành tiêu thụ.

Ngoài ra nếu chia thành thời điểm và nguồn số liệu:

[i] Giá thành kế hoạch;

[ii] Giá thành định mức;

[iii] Giá thành thực tế.

Giá thành sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và trong điều kiện sản xuất bình thường.

Giá thành sản xuất được cấu thành từ:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm và dịch vụ;

– Chi phí nhân công trực tiếp: Để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có sức lao động bỏ ra. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền công cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ;

– Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm [bao gồm chi phí quản lý bộ phận, công xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện, tiền nước…].

Giá thành tiêu thụ là gì?

Giá thành tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Cách tính giá thành

Có nhiều phương pháp tính giá thành, có thể kể đến như: phương pháp giản đơn [phương pháp trực tiếp]; phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô; phương pháp phân bước; phương pháp hệ số; phương pháp định mức.

Vì giới hạn bài viết Giá thành là gì nên chúng tôi sẽ chọn ra những phương pháp chính để phân tích bao gồm:

– Phương pháp loại giản đơn

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi vì đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng  mặt hàng ít và khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ ngắn. Công thức như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

– Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến

Đây cũng là một phương pháp được dùng nhiều, áp dụng trong những trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ [mà theo đó sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu]. Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – gia trị sản phẩm  phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ.

– Phương pháp phân bước

Đây là một trong những phương pháp áp dụng trong trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn,  khác nhau. Công thức tính  như sau:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá  thành sản phẩm giai đoan 2+….+giá thành sản phẩm giai đoạn N

Phần tiếp theo của bài viết Giá thành là gì? sẽ cung cấp tới Quí  vị cách lập bảng tính sản phẩm định mức.

Cách lập bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức

Bảng tính giá thành sản phẩm theo định mức được coi là một trong những phương pháp phức tạp. Công thức  như sau:

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành kế hoạch [ hoặc định mức] đơn vị sản phẩm từng loại X tỷ lệ chi phí [%]

Tỷ lệ chi phí %= [ Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm] : [ Tổng giá thành sản suất kế hoạch  của các loại sản phẩm] X 100

Ý nghĩa của giá thành sản phẩm

Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành.

Trong công tác quản lí các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau:

– Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.

– Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kĩ thuật.

– Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.

Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất…

Từ những phân tích trên chúng tôi rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Giá thành là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.

a. Khái niệm chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 

- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.    

Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
- Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. 

- Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí [chi mua, nguyên vật liệu chưa sử dụng] và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu [chi phí trích trước]

b. Phân loại chi phí sản xuất:      

- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có tính chất, công dụng kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau; trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, phải tập hợp từng chi phí riêng biệt, vì vậy cần phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 

- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:  + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm.  + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng, tổ, đội như: . Chi phí nhân viên phân xưởng, . Chi phí nguyên vật liệu,  . Chi phí công cụ, dụng cụ,

 . Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng,

. Chi phí dịch vụ mua ngoài,

. Chi phí bằng tiền khác.
 - Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
 + Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
 + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí bằng tiền khác.

* Tác dụng:  + Làm cơ sở để lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.  + Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:

 + Chi phí bất biến [chi phí cố định]: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

+ Chi phí khả biến [chi phí biến đổi]: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.

 - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận:

+ Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.  - Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:

 + Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.

+ Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

c. Giá thành sản phẩm: - Khái niệm: 
 + Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.

+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân loại giá thành sản phẩm:    + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.  

 Giá thành kế hoạch      =      Tổng chi phí sản xuất kế hoạch / Tổng sản lượng kế hoạch       

Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.  + Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.    Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành.     Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư, tiền vốn của doanh nghiêp.

 + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế được xác định.    Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực tế hoàn thành.     

Tác dụng:          + Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế.          + Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch. 

 - Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa trong quá trình sản xuất.

- Khác nhau:

 + Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm. 

+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành

+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.

+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
    Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành.  

Tổng giá thành

=

Chi phí dở dang

+

Chi phí sản xuất phát sinh

-

Chi phí dở dang sản phẩm  đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

 

 2. Ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm.


 - Kế toán giá thành xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. - Kế toán giá thành góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý. 

- Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 

- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ và chính xác.

 


 

Video liên quan

Chủ Đề