Bán máu ở đâu giá cao

'Chợ đen' bán máu trước bệnh viện

Một số người vì trong bệnh viện không có nguồn máu hoặc trong nhà không ai hợp nhóm máu với bệnh nhân nên đành ra ngoài tìm mua. Chính vì vậy đã tạo nên một “chợ đen” về máu và thế giới “cò” sẵn sàng cung ứng mọi nguồn máu.

Mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của 1 "cò". Ảnh: Bee.net.

Xe ôm kiêm "cò" bán máu

Một lần đến thăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức [Hà Nội], khi tôi còn đang ngẩn ngơ trước cổng bệnh viện với hàng chục người xô lấn chen chân mời gọi đi xem ôm, taxi, nhà trọ... , thì một người khoảng 40 tuổi tiến sát lại tôi, hỏi thì thầm: “Có cần mua máu không?”. Nhanh như cắt, anh nhét vào tay tôi một mẩu giấy ghi tên và số điện thoại, kèm theo lời nhắn “nếu cần máu thì gọi nhanh” rồi biến mất trong chớp mắt.

Tờ giấy được anh cắt rất nhỏ gọn, ghi những dòng chữ rõ ràng. Nhìn những mảnh giấy này, ai cũng đoán được nó được chuẩn bị từ trước, như một chiếc card để trao cho người khác.

Cổng Bệnh viện Việt Đức luôn có sẵn một nhóm "cò" máu. Ảnh: Bee.net.

Cấm tờ giấy ghi tên anh và số điện thoại, tôi nhấc máy gọi, nhanh chóng nhận được tín hiệu trả lời. Nghe tôi nói muốn cần 2 đơn vị máu, anh hẹn sẽ đến ngay và điểm hẹn tại phía sau Bệnh viện Phụ sản Trung ương để trao đổi cụ thể việc mua bán.

Tôi trình bày có người anh trai bị tai nạn đang cấp cứu tại khoa Phẫu thuật Thần kinh trong bệnh viện, chiều mai mổ và cần 2 đơn vị máu, nhưng do người nhà ở xa và không đủ sức khỏe để cho máu nên cần mua máu bên ngoài. “Tôi trông anh khỏe mạnh là tôi yên tâm hơn rồi” - tôi hồ hởi khen ngợi.

Người đàn ông này tên Th thú thực: Không phải chính anh bán máu mà chỉ là người môi giới, dẫn người đến để bán máu. Việc mua máu thường dành cho những gia đình bệnh nhân ở xa không có người cho máu hoặc những gia đình có điều kiện khá giả.

Anh động viên tôi: Tội gì mình phải cho máu, chỉ cần bỏ ra một khoản tiền là sẽ có người đến cho, để sức mà trông coi người nhà. Anh lấy dẫn chứng nhiều gia đình vì tiếc tiền mua máu vừa trông nom người bệnh vừa cho máu đến khi kiệt sức lại phải đi cấp cứu, còn đắt quá mua ngoài vào.

Việc bán máu diễn ra rất bí mật, ai có nhu cầu chỉ cần hỏi nhỏ cánh xe ôm là có ngay người cung cấp. Ảnh: Bee.net.

Một đơn vị máu giá một triệu đồng

Thấy tôi băn khoăn về “nguồn máu” cung cấp, anh quảng cáo: “Phần lớn người hiến máu đều là sinh viên, khỏe mạnh lắm, chúng nó cần tiền nên mới phải bán máu. Cần máu con trai cũng có, con gái cũng có, các nhóm máu đều có”.

Sau khi trao đổi rõ xuất xứ, nguồn gốc của máu, anh đi thẳng vào vấn đề giá cả. Một người hiến máu tương đương với một đơn vị máu có giá một triệu đồng. Gia đình có trách nhiệm cung cấp tên bệnh nhân, khoa điều trị. Ngoài ra, người mua máu còn phải đặt cọc trước 400 nghìn đồng/người. Ngược lại, người mua máu sẽ được cầm chứng minh thư của “cò” làm tín vật. Việc mua bán sẽ diễn ra trước 1 ngày khi bệnh nhân vào phòng mổ.

Tiền làm xét nghiệm trong bệnh viện gia đình bệnh nhân phải lo, một lần xét nghiệm là 60 nghìn đồng/người. “Nếu sau khi xét nghiệm máu không đủ tiêu chuẩn như bị các bệnh truyền nhiễm, viêm gan B, HIV thì chúng tôi sẽ hoàn lại tiền đặt cọc và tiền xét nghiệm cho gia đình, nhưng chưa bao giờ rơi vào cảnh phải hoàn tiền vì người hiến máu đã qua tuyển chọn” – anh Th khẳng định như vậy.

Khi tôi băn khoăn về nhóm máu O rất khó tìm, anh khẳng định: “Em chưa truyền máu bao giờ sao?, nhóm máu nào cũng được, chỉ cần có máu thôi, người ta có lấy máu trực tiếp truyền cho bệnh nhân đâu mà phải qua thời gian cửa sổ 6 tháng, họ lấy bù đắp vào phần máu cung cấp cho người nhà mình”.

Người đàn ông này bật mí: Việc mua bán này rất bí mật, các sinh viên truyền tai nhau và tự tìm đến họ nhờ họ. Một vụ làm ăn thành công họ cũng được một khoản “tất nhiên là hơn hẳn cuốc xe ôm” – người đàn ông tên Th. hài hước.

Kỳ tới: Tôi đi bán máu

Bán máu trên thị trường chợ đen sẽ được giá cao hơn nhưng những hệ quả đi kèm cũng không an toàn cho người bán máu nên thông tin các địa điểm mua máu ở đâu ở Hà Nội, tại TpHCM hay các thành phố lớn khác trong cả nước là cần thiết đối với người dân có nhu cầu bán máu của mình.

bán máu giá bao nhiêu 2020?

Người có nhu cầu bán máu cũng nên biết rõ bán máu sẽ khác với bán tiểu cầu & giá máu sẽ thấp hơn giá bán tiểu cầu nên cần cân nhắc xem đâu là nhu cầu chính, có thể bán thứ gì với tình hình sức khỏe hiện tại.

Chính sách ưu tiên dành cho ngừoi hiến máu nhân đạo cũng sẽ khác với ngừoi bán máu lấy tiền do đó trước khi tham gia bán máu như một cách kiếm tiền người dân cần biết rõ các quyền lợi kèm theo để biết mình sẽ thiệt thòi hơn ngừoi hiến máu những gì về sau này.

bán máu giá bao nhiêu

1. Bán máu khác gì với bán tiểu cầu?

Bán máu giá trung bình hiện nay tại các bênh viện có mức giá chuẩn cho từng đơn vị máu được thu như sau:

  • 260.000đ cho 1 đơn vị máu 250ml
  • giá 320.000đ cho 350ml máu [tương đương với 1.4 đơn vị chuẩn]
  • Giá mua cao nhất là 480.000đ với dung tích 480ml máu [1.8 lần đơn vị máu chuẩn]

Có thể thấy rằng giá mua máu như trên được duy trì từ rất nhiều năm nay nên hầu như đây là giá chung cho tất cả các bệnh viện, trung tâm huyết học trong cả nước vì đây là giá máu được bộ y tế quy định cho tất cả các đơn vị trực trong cả nước.

Riêng với giá bán tiểu cầu sẽ cao hơn vì đây là đơn vị khó thu hơn do số ngừoi đáp ứng tiêu chí mua tiêu cầu không cao như số lượng người bán máu & quá trình thực hiện thu tiểu cầu của người bán cũng phức tạp hơn người bán máu.

2. Bán tiểu cầu giá bao nhiêu tiền?

Theo báo tuoitre thông tin về tình trạng sinh viên đi bán tiểu cầu thì “Với 400.000 đồng cho một lần lấy đơn [lấy đơn, 250ml tiểu cầu], 700.000 đồng cho một lần lấy đôi [tương ứng với 500ml]”

như vậy tường đương với chi phí bán tiểu cầu tại BV Truyền máu và Huyết học TPHCM khoảng 400.000 đồng. Tuy nhiên với thông tin được trích dẫn mới nhất theo Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương NIIT giá & đơn vị tính như sau:

Tiêu chí so sánhKhối tiểu cầu poolKhối tiểu cầu pool lọc bạch cầuKhối tiểu cầu gạn tách từ một người cho
Nguồn nguyên liệuĐiều chế từ 1.000 ml máu toàn phần [tương đương 3 – 4 đơn vị khối tiểu cầu túi đơn]Điều chế từ 2.000 ml máu toàn phần [tương đương 8 đơn vị khối tiểu cầu túi đơn]Gạn tách từ một người hiến máu bằng máy tách tự động.
Số lượng tiểu cầu≤1.4×1011/đơn vị≥3.0×1011/đơn vị≥3.0×1011/đơn vị
Hạn sử dụng

3 ngày

5 ngày

5 ngày

Mức độ loại bỏ bạch cầuKỹ thuật giản đơn, loại bỏ khoảng 70% bạch cầu.Lọc và loại bỏ ≥ 99% bạch cầuLọc và loại bỏ ≥ 99% bạch cầu
Giá thành hiện nay747.000 VNĐ≤  2.100.000 VNĐ≥ 3.800.000 VNĐ
Cơ sở quy định pháp lýĐáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Thông tư 26/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 16/9/2013 về việc Hướng dẫn Hoạt động Truyền máu

Như vậy,  giá bán tiểu cầu có thể cao hơn do càn thực hiện rất nhiều các xét nghiệm, lọc tách từ máu nguyên ra các loại tế bào máu khác nhau

Cập nhật các địa điểm mua máu ở đâu?

Hầu như tất cả các bệnh viện lớn trực thuộc tỉnh thành đều có bộ phận tiếp nhận người có nhu cầu mua bán máu để cập nhật vào ngân hàng máu của bệnh viện. Nhưng với những ngừoi đi làm chỉ có thể hiến/bán máu vào ngày cuốit uần cũng chỉ có thể thực hiện ở một số bệnh viện nhất định mới có thể bán máu của mình được.

Nếu như bạn muốn bán máu của mình có thể đến các bệnh viện – viện huyết học như sau:

những bệnh viện mua máu ở TpHCM

Danh sách các bệnh viện lớn mà người bán máu thường tìm đến như sau:

BV Huyết học Truyền Máu TPHCM

Cơ sở 1: 118 Hồng Bàng , Phường 12, Quận 5, hoạt động Ngân hàng máu và Ngân hàng Tế bào gốc.

  • ĐT: 08. 39 571 342
  • Email:
  • Website: //bthh.org.vn

BV Truyền máu và Huyết học TPHCM hoạt động từ thứ 2 – thứ 6 [6g30 – 15g30], không làm việc ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, Tết.

02 bênh viện có tiếp nhận mua máu vào ngày trogn tuần & ngày cuối tuần là

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • ĐT: 08 3841 2692

Giờ khám bệnh:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: sáng từ 7g – 11g30, chiều 13g – 16g. Khám ngoài giờ từ 16g – 19g
  • Thứ 7 và Chủ nhật: từ 7g30 – 11g30

Bệnh viện Nhân dân 115

  • Cổng 1: 88 Thành Thái [520 Nguyễn Tri Phương cũ] Phường 12, Quận 10, TPHCM
  • Cổng 2: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
  • ĐT: 08 3865 4249 – 08 3865 5110

Giờ làm việc:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: từ 6g30 – 16g. Khám ngoài giờ: 16g30 – 20g
  • Thứ 7: sáng từ 7g – 12h, chiều 13g – 16g
  • Chủ nhật: từ 7 – 12g

bệnh viện nào ở hà nội mua máu

Tương tự như danh sách những địa điểm mua máu tại các thành phố lớn, tỉnh thành trong cả nước, ở hà nội hầu như tất cả các bệnh viện lớn đều có bộ phận tiếp nhận người bán/hiến máu, ví dụ như: Viện truyền máu Huyết học hoặc các bệnh viện tuyến 3 trở lên [bệnh viện tuyến tỉnh] để được kiểm tra sức khỏe và bán máu.

Những địa điểm bán tiểu cầu ở HCM

Đây không chỉ là các địa điểm mua mà còn là nơi người dân có thể đến để hiến tặng tiểu cầu theo các chương trình hiến máu, tiểu cầu nhân đạo một cách chủ động

Theo báo tuoitre.vn Tại TP.HCM có ba nơi để bán máu hoặc “chạy” tiểu cầu:

Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM

  • 201 Phạm Viết Chánh, Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • 028 3839 7535

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • 08 3955 9856

Bệnh viện Quân y 175

  • 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • 096 983 10 10

cần lưu ý gì khi đi bán/hiến máu?

Tương tự như khi bạn đi làm xét nghiệm máu để hám sức khỏe tổng quá hoặc phát hiện những bệnh gì trong cơ thể mình, người đi hiến/bán máu ngoài tìm hiểu về các địa điểm mua máu cũng cần nhớ các yêu cầu sau để có thể hiến/bán máu thành công:

  • Nên ăn sáng nhẹ trước khi Hiến Máu , tránh ăn quá no và tránh 1 số thức ăn như Trứng , Mỡ , Sữa .
  • KHÔNG được uống SỮA trước khi đi Hiến Máu. – Không uống Rượu , Bia trước khi Hiến Máu
  • Tối trước ngày Hiến Máu bạn KHÔNG được thức khuya.
  • Nhớ Mang Theo Giấy Chứng Minh Nhân Dân, hoặc thẻ hiến máu tình nguyện các đợt trước [ nếu có].

Hy vọng với những thông tin cụ thể về giá mua, địa điểm bán máu, bán tiểu cầu như  trên người dân có thể chọn lựa cho mình được địa chỉ an toàn & đảm bảo sức khỏe trước khi đi bán/hiến máu.

Video liên quan

Chủ Đề