Trong ví dụ từ khóa program và uses là từ khóa dùng để làm gì

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài 3: Cấu trúc chương trình giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 11

    1. Cấu trúc chung

    – Chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình bậc cao thường gồm phần khai báo và phần thân.

    + Phần khai báo: Có thể có hoặc không tùy theo từng chương trình cụ thể.

    + Phần thân: Nhất thiết phải có.

    Khi diễn giải cú pháp của ngôn ngữ lập trình người ta thường đặt các diễn giả bằng ngôn ngữ tự nhiên đặt giữa cặp dấu và phần tùy chọn[có thể có hoặc không] đặt giữa cặp dấu [].

    Như vậy cấu trúc 1 chương trình có thể mô tả như sau.

    []

    2. Các thành phần của chương trình

    a] Có thể khai báo cho: Tên chương trình, thư viện, hằng, biến, các chương trình con.

    + Tên chương trình: Phần này có thể khó hoặc không, nếu có thì ta sử dụng từ khóa program, sau đó là tên chương trình program ;

    Ví dụ: program chuongtrinh2;

    Program chuongtrinh2;

    + Khai báo thư viện: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng các chương trình đó ta cần sử khai báo thư viện chứa nó.

    Trong pascal ta sử dụng uses < Tên thư viện1,tên thư viện 2,…>;

    Ví dụ: uses crt;

    uses crt,graph;

    Thư viện crt cung cấp các chương tình có sẵn để làm việc với màn hình và bàn phím.

    Khi ta sử dụng hàm trong thư viện mà lại quên khai báo nó [Ví dụ hàm readkey trong thư viện crt] sẽ gây ra lỗi khi biên dịch.

    + Khai báo hằng: Trong pascal ta sử dụng cú pháp const =; để khai báo hằng.

    Ví dụ:

    const MaxN=1000; Const dung=TRUE; Const kq='ket qua';

    + Khai báo biến: Tất cả các biến dung trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo để chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lý.Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm gọi là biến đơn.

    Ví dụ: Khi tính tổng 2 số a và b. Ta có a và b là các biến đơn [Cú pháp khai báo biến sẽ học ở bài sau].

    b] Phần thân chương trình

    Thân chương trình trong pascal được đặt giữa begin và end.

    Cụ thể có thể mô tả như sau :

    Begin [] End.

    3. Ví dụ chương trình đơn giản

    Ví dụ 1: Viết chương trình đưa ra màn hình thông báo ‘Xin chào các bạn’.

    Program vi_du; Begin Writeln['xin chao cac ban']; End.

    -Phần khai báo gồm khai báo tên chương trình gồm tên dành riêng program và tên chương trình là vi_du.

    -Phần thân chương trình chỉ có câu lệnh writeln [ câu lệnh in 1 chuỗi ra màn hình ].

    Ví dụ 2: Chương trình pascal đưa ra thông báo ‘Xin chao cac ban’ va ‘Moi cac ban lam quen voi pascal’ ra màn hình.

    Program vi_du1; Begin Writeln['xin chao cac ban']; Writeln['Moi cac ban lam quen voi pascal']; End.

    Câu hỏi: Từ khóa program dùng để khai báo đối tượng nào sau đây

    A. Khai báo biến.

    B. Khai báo tên chương trình.

    C. Khai báo thư viện.

    D. Khai báo hằng.

    Trả lời :

    Đáp án đúng: B.khai báo tên chương trình.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình pascal các em nhé!

    I. Ngôn ngữ lập trình Pascal là gì?

    - Pascal là một ngôn ngữ lập trình cấp cao do giáo sư Niklaus Writh – Trường Đại Học Kỹ Thuật Zurich – Thụy Sĩ đề xuất năm 1970 và đặt tên là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học, triết học nổi tiếng người Pháp: Blaise Pascal.

    - Pascal được phát triển theo khuôn mẫu của ngôn ngữ ALGOL 60. Wirth đã phát triển một số cải tiến cho ngôn ngữ này như một phần của các đề xuất ALGOL X, nhưng chúng không được chấp nhận do đó ngôn ngữ Pascal được phát triển riêng biệt và phát hành vào năm 1970.

    II. Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình Pascal

    1. Các ký hiệu sử dụng trong Pascal

    * Cấu trúc một chương trình Pascal

    - Bất cứ mộtngôn ngữ lập trìnhnào cũng được xây dựng từ một số hữu hạn các ký hiệu. Trong ngôn ngữ Pascal được xây dựng từ các ký hiệu:

    - Begin,end,var,while,do,{,},;, …

    - Và các kí tựa,b,c,d, …,A,B,C,D, …,1,2,3,4, …

    - Ngôn ngữ Pascal không dùng các ký hiệu của bộ chữ Hy Lạp.

    - Để xây dựng thành chương trình, các ký hiệu phảI tuân theo những quy ước về ngữ pháp và ngữ nghĩa quy định của Pascal.

    *Danh hiệu [identifiler]

    - Trong Pascal, để đặt tên cho cácbiến,hằng,kiểu,chương trình con, ta dùngdanh hiệu[indentifiler]. Danh hiệu trong Pascal quy định bắt đầu phảI là một chữ cái, sau đó có thể là chữ cái, chữ số hau là dấu gạch dướI “_”.

    - Ví dụ:

    Tam

    X

    PT_bac_1

    Delta

    Z200

    - Ví dụ:các biến sau không phảI là danh hiệu

    2bien

    n!

    Bien x

    - Trong Pascal danh hiệu không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

    Ví dụ:y vớI Y là một. Thanh_Da và THANH_dA là một.

    - Chú ý:Chúng ta không nên đặt danh hiệu trùng vớI danh hiệu của ngôn ngữ và nên dùng danh hiệu có tính gợI nhớ để dễ viết và kiểm tra chương trình, người đọc cũng cảm thấy dễ hiểu.

    - Ví dụ:Write, Writeln, read, readln, sqrt, integer, real …

    *Từ khoá [key word]

    - Trong ngôn ngữ có những từ được dành riêng như là những phần tử tạo nên ngôn ngữ. Do đó chúng ta không được đặt những danh hiệu trùng với những từ dành riêng này. Người ta thường gọi những từ này là từ khoá [key word].

    - Ví dụ:Program,begin,end,while,do,procedure,function,type,var…

    - Từ dành riêng này cũng không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

    *Khoảng trắng, dấu chấm phẩy, dấu móc, dấu nháy đơn, toán tử, toánhạng.

    - Khoảng trắng “ “: Dùng để cách biệt 2 từ trong chuỗi.

    - Dấu chấm phẩy “;”: Dùng sau tên chương trình, sau các câu lệnh.

    - Dấu móc “{ }”: Trong Pascal những gì đặt trong hai dấu móc sẽ là phần ghi chú.

    - Dấu nháy đơn “’”: Dùng để bao một chuỗi.

    - Toán tử: Đặt giữa hai toán hạng. Ví dụ: x+2, y=8, 7>3, x=y … vậy +, =, >,

    Chủ Đề