Trùm khủng bố is là ai

Nhiều trùm khủng bố khét tiếng hàng đầu khu vực Trung Đông đã bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt qua các chiến dịch không kích hoặc tập kích bất ngờ.

Hôm 1/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Ayman al-Zawahiri trong một vụ không kích vào thủ đô Kabul [Afghanistan]. Các báo cáo cho thấy không có thương vong nào khác trong vụ việc, dù căn nhà nơi Zawahiri trú ẩn có cả phụ nữ và trẻ em.

Đây không phải lần đầu tiên Mỹ tiêu diệt một nhân vật khủng bố cấp cao “từ trên không” - dù là không kích hay tổ chức chiến dịch đổ bộ đường không. Trước đó, trùm khủng bố Osama bin Laden hay thủ lĩnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng [IS] Abu Bakr al-Baghdadi cũng đã bị tiêu diệt theo cách tương tự.

Maher al-Agal

Nhà Trắng và giới chức quân sự Mỹ hồi tháng 7 tuyên bố đã tiêu diệt Maher al-Agal, một trong những thủ lĩnh hàng đầu có vai trò trong việc xây dựng mạng lưới khủng bố IS bên ngoài Iraq và Syria, bằng máy bay không người lái.

Hiện trường vụ tấn công khiến Maher al-Agal thiệt mạng. Ảnh: AFP.

Cuộc tấn công xảy ra tại khu dân cư Jindires, cách thành phố Aleppo gần 60 km về phía tây bắc, và cũng khiến một nhân vật thân cận với Agal bị thương nặng, Reuters đưa tin.

Giới chức Mỹ tuyên bố cuộc không kích là đòn giáng mạnh vào khả năng lên kế hoạch và tổ chức tấn công của IS trên quy mô toàn cầu, khi Agal được coi là một trong 5 lãnh đạo đứng đầu của IS tại Iraq và Syria.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố cuộc tấn công “thể hiện Mỹ không cần hàng nghìn binh sĩ trong nhiệm vụ chiến đấu để nhận diện và tiêu diệt các mối đe dọa với đất nước chúng ta”.

Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi

Trước đó, vào tháng 2, Tổng thống Biden tuyên bố lực lượng đặc nhiệm nước này đã tiêu diệt Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi, người đứng đầu IS, cũng tại Tây Bắc Syria.

Các nhân viên cứu hộ Syria có mặt tại căn nhà bị tấn công. Ảnh: AP.

Khác với các cuộc tấn công không gây hại cho dân thường nhằm vào Zawahiri hay Agal, cuộc tập kích nhằm vào Qurayshi khiến 13 người thiệt mạng, bao gồm 6 trẻ em và 4 phụ nữ, theo các nguồn tin địa phương. Ông Biden tuyên bố không ghi nhận thương vong về phía Mỹ.

Các nhân chứng sống gần hiện trường cho biết mục tiêu là một căn nhà hai tầng ở tỉnh Idlib do lực lượng chống chính phủ Syria kiểm soát. Họ cũng nghe thấy tiếng súng và tiếng trực thăng. Khi bị vây hãm, Qurayshi đã kích nổ một quả bom khiến ông và các thành viên trong gia đình thiệt mạng.

Theo các quan chức tại Washington, Mỹ đã chuẩn bị nhiều tháng cho vụ tấn công vì lo ngại IS có thể gia tăng hoạt động trong khu vực.

Abu Bakr al-Baghdadi

Tháng 10/2019, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Donald Trump thông báo Abu Bakr al-Baghdadi, người tiền nhiệm của Qurayshi, đã thiệt mạng trong một chiến dịch quân sự của Mỹ tại Syria.

Cựu lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: AP.

Baghdadi là lãnh đạo của IS trong thời kỳ cực thịnh, khi tổ chức khủng bố này kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn tại Iraq và Syria, gây ra nhiều vụ khủng bố trên khắp thế giới.

Trong chiến dịch đêm 26/10/2019, các trực thăng đưa một đội đặc nhiệm Mỹ xuống Tây Bắc Syria để tấn công một khu nhà. Baghdadi được cho đã rút lui tới một căn hầm cụt, trước khi kích nổ áo gài bom tự sát, khiến ông và ba người con thiệt mạng.

Trước đó, cơ quan tình báo Mỹ đã lần theo dấu vết của Baghdadi tới tỉnh Idlib, nơi nhiều nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan hoành hành.

Hai binh sĩ Mỹ bị thương trong vụ việc, trong khi một số phiến quân cũng thiệt mạng - bao gồm hai người vợ của Baghdadi mang áo chứa chất nổ.

Hamza bin Laden

Hamza bin Laden, một trong những con trai của Osama bin Laden và được coi là “ngôi sao đang lên” trong mạng lưới khủng bố, bị các binh sĩ Mỹ tiêu diệt trong một chiến dịch chống khủng bố ở khu vực Afghanistan - Pakistan, ông Trump tuyên bố tháng 9/2019.

Hamza bin Laden, con trai trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: CIA/AP.

Ông Trump không công bố thêm thông tin chi tiết. Một số báo cáo sơ bộ cho thấy Hamza đã chết trước đó một thời gian.

Hamza “chịu trách nhiệm lên kế hoạch và đàm phán với nhiều nhóm khủng bố khác nhau”, ông Trump tuyên bố. Dù vậy, bất chấp nhận định của vị cựu tổng thống rằng Hamza “là người kế vị Al Qaeda”, một số nhà phân tích đặt câu hỏi về vai trò của nhân vật này trong tổ chức.

Osama bin Laden

Khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức năm 2009, ông chỉ đạo Giám đốc CIA Leon Panetta coi tiêu diệt hoặc bắt giữ trùm khủng bố Osama bin Laden - người đứng sau vụ tấn công 11/9 khét tiếng - là ưu tiên hàng đầu.

Trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: AP.

Tới ngày 1/5/2011, từ Phòng Tình huống trong Nhà Trắng, ông Obama và các quan chức cấp cao theo dõi binh sĩ đặc nhiệm Mỹ bay từ Afghanistan tới Pakistan để đột kích nơi ở của bin Laden. Họ tiêu diệt thành công trùm khủng bố, mang thi thể của bin Laden cùng một số giấy tờ, vật dụng khác đi.

Một vài ngày sau đó, Al Qaeda xác nhận cái chết của bin Laden và thề sẽ trả thù.

Phát biểu trước công chúng sau chiến dịch, ông Obama gọi đây là “thành tựu đáng kể nhất đến nay của đất nước chúng ta trong nỗ lực đánh bại Al Qaeda” và tuyên bố thế giới “đã là một nơi tốt đẹp hơn nhờ cái chết của Osama bin Laden”.

Abu Musab al-Zarqawi

Thủ lĩnh Al Qaeda tại Iraq Abu Musab al-Zarqawi bị tiêu diệt ngày 7/6/2006 trong vụ không kích nhằm vào ngôi nhà mà nhân vật này trú ngụ ở Bắc Baghdad. Các trang web có liên hệ với Al Qaeda nhanh chóng xác nhận cái chết của Zarqawi và gọi ông là người đã “tử vì đạo”.

Hình ảnh Abu Musab al-Zarqawi được công bố năm 2002 [trái] và 2004 [phải]. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ/AP.

Giới chức quân sự Mỹ cho biết sáu người thiệt mạng trong vụ tấn công, bao gồm một phụ nữ và một trẻ em.

“Cái chết của Zarqawi là đòn đánh mạnh với Al Qaeda”, Tổng thống Mỹ lúc đó George W. Bush phát biểu sau vụ không kích. “Đây là chiến thắng của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, và là cơ hội để chính quyền mới tại Iraq có thể đảo ngược tình hình trong cuộc đấu tranh này”.

Cựu giám đốc CIA giải thích về cuộc không kích thủ lĩnh Al Qaeda Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ [CIA] David Petraeus nói việc không kích tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Ayman al-Zawahiri có sự phối hợp từ nhiều nguồn lực tình báo và quân đội.

  • Liệu tình báo Mỹ có thể ngăn được vụ khủng bố 11-9?

Hồ sơ bất hảo cho thấy Al-Qurayshi rất giàu tham vọng, không chỉ có danh hão, trùm khủng bố còn là một chiến lược gia lão luyện của IS. Trước truyền thông, Tổng thống Mỹ Joe Biden khen ngợi cuộc đột kích dù không đạt được mục tiêu bắt sống Al-Qurayshi, ông nói chiến dịch đã thành công và sẽ giúp tạo ra một thế giới an toàn hơn.

Tổng thống Joe Biden và một số quan chức chính phủ Mỹ theo dõi quá trình thực hiện chiến dịch tiêu diệt Al-Qurayshi

Thủ lĩnh lão luyện của IS

Al-Qurayshi sinh ra trong cộng đồng người Turk ở Tal Afar, Iraq. Tên này gia nhập IS từ khi tổ chức vẫn có cái tên Nhà nước Hồi giáo Iraq, sau khi tách ra từ Al-Qaeda. Al-Qurayshi học luật Hồi giáo tại Đại học Mosul. Năm 2007, Nhà nước Hồi giáo Iraq tiếp cận Al-Qurayshi, thuê tên này dạy học cho các tân binh của tổ chức.

Được đánh giá là một trong những gương mặt cứng rắn nhất, diễn giải luật Hồi giáo theo cách cực đoan nhất, Al-Qurayshi phải chịu trách nhiệm cho chiến dịch diệt chủng đàn ông và nô lệ hóa hàng nghìn phụ nữ người Yazidi ở Iraq. Nhờ được giáo dục, lại có sẵn tư tưởng cực đoan, Al-Qurayshi thăng tiến rất nhanh trong IS. Gã kinh qua nhiều vị trí đầy quyền lực như hòa giải các mâu thuẫn nội bộ, tiến cử các thẩm phán hay thông qua các đạo luật dựa trên diễn giải luật Hồi giáo.

Al-Qurayshi

Con đường cực đoan hóa của Al-Qurayshi gián đoạn khi hắn bị bắt và bị giam tại nhà tù căn cứ Bucca ở Iraq năm 2008, dưới sự quản lý của quân đội Mỹ. Giới chức nhà tù thậm chí miêu tả Al-Qurayshi là tù nhân "kiểu mẫu". Hắn cung cấp cho quân đội Mỹ thông tin 88 thành viên có liên quan tới IS, trong đó có thủ lĩnh thứ hai của tổ chức khi đó là Abu Qaswara. Daniel Milton, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Đại học West Point, người nghiên cứu báo cáo các buổi thẩm vấn Al-Qurayshi, cho biết hắn rất lẻo mép và sẵn sàng khai ra các cộng sự để tự cứu lấy bản thân.

Việc Mỹ tiết lộ hồ sơ hợp tác của Al-Qurayshi trong thời gian bị giam giữ đã khiến uy tín của trùm khủng bố bị sứt mẻ. Các chuyên gia cho biết, để phục hồi danh dự, Al-Qurayshi sẵn sàng lên kế hoạch và tham gia những phi vụ liều lĩnh nhất cho IS. "Bất kể năm 2008 hắn như thế nào, Al-Qurayshi giờ là thủ lĩnh của một tổ chức khủng bố tàn bạo", ông Milton nói một ngày trước chiến dịch đột kích của đặc nhiệm Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Al-Qurayshi, các vụ tấn công do IS thực hiện tăng dần qua từng năm. Năm 2021, IS tiến hành hơn 300 vụ tấn công tại Syria. Tháng 1 vừa qua, IS tiến hành vụ tấn công táo bạo và quy mô nhất kể từ khi bị đánh bại ở quy mô nhà nước năm 2018. Mục tiêu tấn công là nhà tù Ghwayran ở thành phố Hasakeh thuộc quyền kiểm soát của lực lượng vũ trang người Kurd [YGP], phía Bắc Syria, nơi giam giữ 5.000 tù nhân đa phần là thành viên của IS. Vụ tấn công kéo dài 1 tuần khiến 500 người chết. Nhiều thành viên IS đã được giải cứu khỏi nhà tù, tuy nhiên giới chức người Kurd không tiết lộ con số vượt ngục cụ thể.

Giới chuyên gia cho rằng mục tiêu vụ tấn công nhà tù Ghwayran không đơn giản là giải phóng tù nhân để bổ sung lực lượng. Sâu xa hơn, Al-Qurayshi muốn chứng minh cho các tân binh thấy IS sẵn sàng bảo vệ chiến binh của mình. Đây là chiêu bài hữu hiệu để chiêu mộ thêm lực lượng. Trên tất cả, lợi ích lớn nhất từ vụ tấn công là thu hút sự chú ý của truyền thông, cho thấy sức mạnh của tổ chức, đồng thời khẳng định IS có thể suy yếu nhưng còn lâu mới bị tiêu diệt.

"Danh tiếng là huyết mạch của nhiều tổ chức khủng bố, giúp chúng có thêm nguồn thu, chiêu mộ thêm tân binh. Vụ tấn công giúp nâng cao danh tiếng của IS đối với các nhà tài trợ và những phần tử cực đoan sẵn sàng gia nhập hơn mọi chiến dịch khác vài năm qua", ông Milton nhận định.

Tương lai nào chờ đợi IS?

Việc tiêu diệt những kẻ cầm đầu các nhóm khủng bố là một phần quan trọng chiến dịch chống khủng bố được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia chống khủng bố chưa đồng thuận về mức độ hiệu quả của hoạt động này.

Cái chết của Al-Qurayshi khó có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức IS

Một số người cho rằng, việc tiêu diệt một thủ lĩnh khủng bố sẽ làm hạn chế năng lực hoạt động và làm rối loạn nhóm này, khiến chúng khó thực hiện các cuộc tấn công hơn và thậm chí có thể dẫn đến sụp đổ tổ chức. Một số nghiên cứu cho thấy trong các tình huống thích hợp, việc tiêu diệt thủ lĩnh của một nhóm vũ trang khiến các thành viên ít tấn công bạo lực hơn và tăng cơ hội đánh bại nhóm nổi dậy.

Tuy nhiên, các chuyên gia chống khủng bố khác nhấn mạnh việc tiêu diệt thủ lĩnh có thể khiến những thành viên khác được phân quyền nhiều hơn và gia tăng hành vi bạo lực bừa bãi. Chiến thuật này thường được coi là kém hiệu quả hơn với các nhóm có cấu trúc lãnh đạo và thực hiện kế nhiệm tốt như IS hay al-Qaeda.

Hiện trường nơi thủ lĩnh IS bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt ở Syria. Ảnh chụp màn hình

Trên thực tế, IS vẫn sống sót sau khi nhiều lãnh đạo bị tiêu diệt nhờ việc bổ nhiệm người kế nhiệm và vẫn được nhiều địa phương ủng hộ mạnh mẽ. Trong ngắn hạn, cái chết của Al-Qurayshi có thể khiến IS tạm lắng nhưng sẽ không sớm sụp đổ. Nhóm này có thể kích hoạt các cuộc tấn công trả đũa nhằm gửi một tín hiệu về sự quyết tâm giữa các thành viên và để duy trì sự phù hợp trong bối cảnh thánh chiến toàn cầu.

Tháng 10-2019, đặc nhiệm Mỹ đột kích nơi ẩn náu của thủ lĩnh IS khi đó là Abu Bakr al-Baghdadi, tên này kích nổ bom tự sát tại chỗ. Sau cái chết của Al-Baghdadi, Al-Qurayshi nhanh chóng được lựa chọn làm người kế nhiệm. Dưới sự dẫn dắt của Al-Qurayshi, IS ngày càng hoạt động mạnh hơn. Theo New York Times, IS giờ đã thay đổi, bảo đảm cái chết của một lãnh đạo không ảnh hưởng tới hoạt động của cả tổ chức.

"Tôi không nghĩ chúng ta nên ảo tưởng rằng cái chết của al-Qurayshi sẽ ảnh hưởng đáng kể tới IS. Có thể có những tác động, nhưng tôi không tin chúng ta đã loại bỏ được mối đe dọa trong tương lai", ông Milton nói.

Trở lại đầu năm 2019, Mỹ và các lực lượng đồng minh đã đẩy lùi IS thành công so với thời đỉnh cao của lực lượng này vào năm 2014-2016, khi nhóm kiểm soát các khu vực rộng lớn của Iraq và Syria. IS gần đây chuyển chú ý sang các chi nhánh nổi tiếng khác ở vùng cận Sahara của châu Phi và Afghanistan. Sự thay đổi này làm nổi bật cách IS duy trì liên kết: nếu nhóm bị suy yếu ở các thành trì tại Iraq và Syria, các chi nhánh ở nơi khác như châu Phi và châu Á có thể duy trì tham vọng về một nhà nước caliphate [triều đại Hồi giáo] toàn cầu.

Các vụ tấn công gần đây ở Syria và Iraq cho thấy chiến lược hồi sinh của IS tiến xa hơn nhiều so dự đoán của nhiều nhà quan sát. Tại những nơi khác, IS tham gia các cuộc tấn công chống chính quyền địa phương và các nhóm đối thủ. Điều này bao gồm các mối đe dọa dai dẳng từ IS Tây Phi ở khu vực Hồ Chad và IS Trung Phi ở Congo và Mozambique.

Tầng trên cùng tòa nhà Al-Qurayshi ẩn náu trước khi chết

Trong vụ tấn công nhà tù Ghwayran, IS mở màn bằng đánh bom xe và đánh bom liều chết, sau đó các phần tử vũ trang nã súng vào lực lượng an ninh tại nhà tù. Đây là cách đánh mà IS sử dụng khi mới trỗi dậy vào năm 2013. Liệu IS có thêm tân binh hay không thì vẫn cần quan sát thêm, nhưng một điều chắc chắn rằng vụ tấn công nhà tù Ghwayran đã thổi bùng nỗi sợ hãi của những người từng trải qua triều đại tàn bạo của IS.

"Chúng tôi biết IS vẫn lẩn trốn trong sa mạc. Dĩ nhiên không ai kiểm soát được sa mạc. Hoạt động của các phần tử IS đã gia tăng thời gian gần đây. Vụ vượt ngục ở Hasakeh khiến người dân kinh hãi. Tất cả chúng tôi đều khiếp sợ khả năng IS trỗi dậy. Những gì đã xảy ra chứng minh IS có đủ khả năng tấn công các nhà tù và giải phóng chiến binh của chúng", Samer Ali, một nhà hoạt động ở Đông Bắc Syria, nói.

Siamand Ali, phát ngôn viên lực lượng vũ trang người Kurd [YPG], cho biết IS đã thay đổi chiến thuật tấn công, cùng với việc Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa chiến tranh từ phía Bắc, làm hạn chế khả năng ứng phó của YPG. "IS bắt đầu hoạt động thông qua các phần tử nằm vùng và các nhóm nhỏ. Đầu não của IS lẩn trốn tại các thành phố do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, từ đây chúng lên kế hoạch các vụ tấn công và phái lực lượng tới lãnh thổ của chúng tôi", ông Ali nói.

Khó có thể thể khẳng định Al-Qurayshi có phải một chỉ huy chiến trường xuất sắc của IS hay không, nhưng có thể chắc chắn tham vọng gây bất ổn của hắn một lần nữa thổi bùng tình trạng hỗn loạn ở khu vực. Cái chết của Al-Qurayshi không có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của các chi nhánh IS, nhiều nhánh trong số này sử dụng chiến lược dựa vào nguồn lực địa phương và liên minh với các nhóm khác.

Với sự trỗi dậy gần đây của IS, gần như có thể khẳng định cái chết của Al-Qurayshi sẽ không ngay lập tức kết thúc các vụ tấn công của tổ chức khủng bố.

  • Hé lộ ứng viên thủ lĩnh mới của nhóm khủng bố IS

Đỗ Tiến

Video liên quan

Chủ Đề