Trung tâm tài chính quốc tế là gì năm 2024

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ "thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính [TTTC] quốc tế". Để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành TTTC quốc tế, TP HCM cần phải vượt qua rất nhiều thách thức.

Có thể thấy, TP HCM đang hội tụ cả lợi thế, tiềm năng lẫn yêu cầu phát triển và quyết tâm chính trị cho việc xây dựng TTTC quốc tế. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện chính trị, xã hội ổn định và kinh tế năng động, TP HCM đã và đang là một đầu tàu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Dù chưa được xếp hạng trong chỉ số TTTC toàn cầu [GFCI] nhưng TP HCM đang dẫn đầu danh sách 10 TTTC tiềm năng được xem xét để đưa vào danh sách xếp hạng chính thức, với 148/150 hạng mục đã hoàn thành đánh giá.

TP HCM đã và đang là một đầu tàu chủ yếu của nền kinh tế Việt NamẢnh: Tấn Thạnh

Tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của TP HCM sẽ củng cố động lực tăng trưởng cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam cả trên phương diện nội tại lẫn trên trường quốc tế.

Đề án phát triển thành TTTC quốc tế, TP HCM đã xác định 4 nhóm chính sách; đồng thời xác định lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025: Củng cố vị thế TP HCM là TTTC quốc gia; giai đoạn 2026 - 2030: Phát triển TP HCM thành TTTC khu vực; giai đoạn từ năm 2031 trở đi: Phát triển TP HCM thành TTTC toàn cầu.

Phát triển các ngành dịch vụ mới

Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị xác định TP HCM có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Đến năm 2045, TP HCM phấn đấu phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới; trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.

Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phân công nhằm tận dụng lợi thế, TP HCM cần tập trung phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng TTTC, trung tâm thương mại - du lịch - logistics, trung tâm đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe khu vực và quốc tế.

TP HCM cần rà soát, chuyển đổi công năng các KCX, KCN theo hướng phát triển công nghệ cao - giá trị gia tăng cao gắn với hình thành các KCN chuyên đề, các trung tâm đổi mới sáng tạo và KCN - dịch vụ - đô thị hiện đại.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch, thể hiện rõ hơn vai trò trung tâm sản xuất giống cây trồng - vật nuôi, trung tâm chế biến xuất nhập khẩu nông sản.

Ngoài ra, TP HCM cần tiếp tục xây dựng chính sách phát triển mạnh các mô hình kinh tế mới, như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Việc này nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới cho thành phố trong giai đoạn tới.

TP HCM cần tập trung phát triển giáo dục - đào tạo chất lượng cao, đưa thành phố thành trung tâm cung ứng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động.

Từng bước hiện thực hóa quan điểm, tầm nhìn của Bộ Chính trị về vị trí, vai trò của TP HCM trong vùng là thành phố hiện đại, thông minh, năng động, sáng tạo; nơi thu hút nhân tài, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng và cả nước; nơi tập trung các tổ chức quốc tế, định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

Đẩy mạnh giao thông kết nối

Trước mắt, TP HCM cần chủ động, tích cực phối hợp triển khai tốt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập quy hoạch thành phố thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Song song đó, làm tốt vai trò đầu mối và phối hợp với các địa phương lân cận triển khai những dự án giao thông kết nối vùng.

Bên cạnh các công trình giao thông, TP HCM cần chủ động phối hợp với các nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng đề án "Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ" nhằm bổ sung cho hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

Đây là dự án không chỉ có ý nghĩa về lợi ích của cảng biển mà còn nâng cao được lợi thế cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đối với khu vực và thế giới, tạo sự hấp dẫn hơn đối với dòng vốn FDI.

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 23/10, tại London, Vương quốc Anh, UBND TPHCM phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và tổ chức TheCityUK tổ chức Tọa đàm “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển trung tâm tài chính quốc tế: Định hướng đối với TPHCM”.

Tọa đàm có sự tham dự của đồng chí Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh, kiêm nhiệm Bắc Ai-Len; bà Nicola Watkinson, Giám đốc Điều hành TheCityUK cùng hơn 30 chuyên gia tài chính, doanh nghiệp của Anh và hơn 20 doanh nghiệp TPHCM…

Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, mong muốn của Việt Nam và của TPHCM là xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ với thay đổi kinh tế toàn cầu đang diễn ra. Việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam tận dụng các dòng vốn quốc tế, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và thúc đẩy kế hoạch trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 cũng như hỗ trợ sự phát triển bền vững của Việt Nam và mục tiêu trở thành quốc gia phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, hiện nay UBND TPHCM đã và đang triển khai việc nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TPHCM. Trong quá trình xây dựng Đề án, TPHCM nhận thức được việc phải chủ động nghiên cứu, làm việc với các đơn vị tư vấn quốc tế, các tập đoàn, định chế tài chính hàng đầu có uy tín, các chuyên gia để hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế là rất cần thiết.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho rằng, London là một Trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu và lâu đời trên thế giới, với bề dày kinh nghiệm phát triển Trung tâm tài chính với các khung pháp lý và chính sách chuẩn mực cao cũng như có hệ sinh thái các dịch vụ tài chính và các dịch vụ chuyên môn có liên quan, có thể chia sẻ và hỗ trợ quốc gia khác phát triển Trung tâm tài chính quốc tế. Do đó, TPHCM rất mong muốn được hợp tác và trao đổi với Vương quốc Anh về kinh nghiệm trong việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế.

Tại tọa đàm các đại biểu của TPHCM đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc cần chọn mô hình nào để vừa xây dựng nhanh nhưng chắc chắn, có đủ sự thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia, cần thiết kiến nghị những điều chỉnh pháp lý gì, những chính sách đặc thù gì cho một Trung tâm tài chính quốc tế. Các chuyên gia tài chính của Anh đã đưa ra nhiều thông tin, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, yêu cầu để xây dựng thành công Trung tâm tài chính quốc tế đối với các nước đang phát triển, cụ thể là ở TPHCM. Trong đó nhấn mạnh hai nhân tố quan trọng là cho Trung tâm tài chính mới nổi khuôn khổ chính sách đặc thù và khuôn khổ pháp lý chung.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan phát biểu tại tọa đàm. [ảnh: Sở Ngoại vụ TPHCM]

Các chuyên gia đề xuất, để từng bước xây dựng trung tâm tài chính tại TPHCM cần triển khai một cách đồng bộ các kế hoạch như: phát triển Fintech [công nghệ tài chính], ngân hàng số và giao dịch tài chính số; hội nhập khu vực cho trung tâm tài chính; phát triển thị trường hàng hóa phái sinh; chuẩn bị kỹ lưỡng hạ tầng kỹ thuật về phần mềm, thanh toán trên nền tảng số với thời gian thực; ban hành quy chế quản lý, khung chính sách pháp lý, các chế định về trọng tài thương mại, giải quyết các tranh chấp thương mại, tranh chấp quốc tế, bảo đảm thi hành ngay các quyết định, phán quyết, các bảo đảm cho nhà đầu tư; công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế để phục vụ cho Trung tâm tài chính,....

Các chuyên gia cũng đánh giá TPHCM là nơi tương đối lý tưởng, có môi trường phù hợp, có nhiều cơ hội để xây dựng Trung tâm tài chính của khu vực và cam kết sẽ hỗ trợ tối đa và mong muốn các cuộc gặp trao đổi kinh nghiệm chuyên sâu trên từng lĩnh vực với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TPHCM và các cơ quan liên quan của Việt Nam nhằm sớm hình thành Trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam đặt tại TPHCM.

Chủ Đề