Trung thu được tổ chức vào ngày bao nhiêu?

Và trước khi đi vào giải đáp câu hỏi Tết trung thu 2022 rơi vào ngày nào dương lịch ? Trung thu 2022 vào ngày thứ mấy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Trung thu – Tết Đoàn viên và cùng kể cho cả gia đình nghe vào ngày này nhé.

1. Sự tích nguồn gốc Tết Trung thu và tên gọi khác của bánh Trung Thu !

Hé lộ sự tích nguồn gốc Tết Trung Thu và câu truyện dưới thời vua Đường Minh Hoàng – Ảnh Sưu tập

Chuyện xưa kể rằng, khi vua Đường Minh Hoàng [713-741 Tây Lịch – Thời nhà Đường] dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Đêm hôm đó, trăng rất tròn và sáng. Cảnh trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang du ngoạn và thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ đã dùng phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Khi vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu cảnh trí lại càng đẹp hơn. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh tiên [ Bánh Trung Thu ] đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để đón tiếp nhà vua. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Sau khi về trần gian, để tưởng nhớ ngày này, hằng năm vào rằm tháng 8, nhà vua sai làm “bánh tiên”- loại bánh có hình tròn như mặt trăng nên còn gọi là ”bánh trăng”.
Khi trăng rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng và ăn bánh. Cũng kể từ đó hình thành nên tục ăn Tết trung thu vào ngày rằm tháng 8.

Hình ảnh: Bánh Tiên hay còn gọi là Bánh Trăng / Bánh Trung Thu vào mỗi dịp rằm tháng 8 hằng năm

2. Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.

 – Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.
– Tết thiếu nhi: dịp này là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát và vui chơi trung thu như múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi… các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.
– Tết Đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên ý nghĩa này được hình thành.

3. Tết trung thu 2022 rơi vào ngày nào dương lịch ? Trung Thu 2022 ngày mấy ?

Tết Trung Thu 2022 sẽ diễn ra vào Thứ 7, ngày 10/09/2022 – Ngày 15/8 [âm lịch] . Vào ngày này, mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó vào thời gian này, người nông dân cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và những lễ hội cũng được tổ chức mà trong đó tiêu biểu là lễ hội trăng rằm. Tết trung thu 2022 cũng sắp đến gần, việc biết chính xác ngày diễn ra sẽ giúp bạn và gia đình lên kế hoạch cho những chuyến vui chơi trung thu sao cho hợp lý nhất hay thu xếp thời gian để về quê đón trung thu cùng gia đình.

Tết Trung thu 2022 vào ngày mấy Dương lịch?

Theo truyền thống, người Việt ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 [tức ngày 15/8 Âm lịch]. 

Năm nay, Tết Trung thu rơi vào thứ Bảy ngày 10/9 Dương lịch, rất thuận tiện cho việc tổ chức ngày hội trăng rằm cho thiếu nhi cả nước.

Tết Trung thu 2022 vào ngày 10/9 Dương lịch.

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu

Mặc dù nguồn gốc Tết Trung thu được cho là xuất phát từ Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy ngày tết này ở Việt Nam có nhiều khác biệt. Nếu như người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ vào Trung thu thì ở Việt Nam lại truyền tụng sự tích chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng.

Nguồn gốc Tết Trung thu ở Trung Quốc còn gắn liền với câu chuyện về nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Do có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà nàng bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc vua Đường Huyền Tông, khiến ông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính.

Đường Huyền Tông buộc phải ban chết cho sủng phi của mình bằng dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ trên trời. Vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được các tiên nữ đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến nàng.

Tết Trung thu là ngày đáng mong đợi của trẻ em Việt Nam. [Ảnh minh họa]

Tại Việt Nam, Tết Trung thu đã trở thành truyền thống xa xưa. Có tài liệu ghi chép lại rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long để nhà vua tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Vào ngày này, người ta tổ chức các hoạt động như hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn...

Hiện nay, Tết Trung thu tại Việt Nam thường được "định nghĩa" với cái tên thân thuộc là Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên bởi những ý nghĩa quan trọng mà ngày Trung thu mang lại.

Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.

Như vậy, Tết Trung thu còn mang ý nghĩa sum họp, là dịp để người thân bày tỏ tình cảm, săn sóc lẫn nhau.

Thu là ngày bao nhiêu?

Tết Trung thu
Tên gọi khác
Tết Thiếu nhi, Tết Trẻ con
Kiểu
Lễ hội văn hóa, quốc gia.
Bắt đầu
Nhà Đường [?]
Ngày
Ngày 15 tháng 8 âm lịch
Tết Trung thu – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tết_Trung_thunull

Trung thu là ngày thứ mấy?

Trung thu 2022 vào ngày nào? Tết Trung thu được tổ chức hằng năm vào ngày 15/8 [Rằm tháng 8] Âm lịch. Trung thu năm 2022 rơi vào thứ Bảy, ngày 10/9/2022 Dương lịch.

Lễ hội trăng rằm được tổ chức vào ngày nào?

Tổ chức ngày 15/8 âm lịch hàng năm. - Có nguồn gốc từ nền văn hóa phương Đông. Nguồn gốc, lý do tổ chức lễ hội: ngày lễ đoàn viên, gia đình sum họp, trẻ em được vui chơi, rước đèn, phá cỗ.

Phá có Trung thu ngày nào?

Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, cứ vào thời điểm này mọi người lại háo hức phá cỗ trung thu.

Chủ Đề