Trường THPT Phú Nhuận có tốt không

Chúng tôi sẽ thực hiện liên hệ với bạn để xác nhận thông tin. Hãy nhập chính xác các thông tin bên dưới.

Hình ảnh giấy phép kinh doanh hoặc CMND. Tối đa 5 hình [mỗi hình < 1MB]

Bạn đã gửi thông tin đăng ký thành công. Chúng tôi sẽ thực hiện xác nhận thông tin và thông báo vào email cho bạn trong 24h

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền - một trường được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc trong thời gian qua - Ảnh: Như Hùng

TT - Phòng khảo thí Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố bản thống kê đánh giá sự tiến bộ của các trường THPT tại TP.HCM sau ba năm học [2001-2002, 2002 -2003, 2003-2004]. Kết quả này chắc chắn sẽ gây bất ngờ thú vị đối với phụ huynh học sinh.

- Chúng tôi thực hiện thước đo đánh giá sự tiến bộ của các trường cũng do nhu cầu của trường. Vì vậy, năm nay chúng tôi công bố những thống kê này để giúp các trường tự nhìn nhận lại mình.

* Nhưng đánh giá chất lượng giảng dạy của một trường không thể chỉ dựa trên tỉ lệ tốt nghiệp HS?

-Vâng, muốn đánh giá chất lượng giáo dục của một trường phải đánh giá nhiều mặt. Ở đây chúng tôi chỉ mới nêu mặt dạy học. Ngay cả mặt trí dục cũng không chỉ đánh giá trên những con số của bài kiểm tra, bài thi... mà cần xem xét ở nhiều khía cạnh khác như cung cách làm việc khoa học, sự ham thích học hỏi của HS, ham thích nghiên cứu của thầy trò, sự phát triển trí tuệ...

Tuy nhiên các mặt này dù sao vẫn mang cảm tính, trí dục thể hiện qua những con số vẫn là mặt quan trọng biểu hiện cụ thể và đáng tin cậy nhất và chúng tôi gọi đó là thước đo đánh giá sự tiến bộ của các trường xét về mặt dạy học.

Cũng cần nói thêm, đây là phương pháp đánh giá định vị trong tổng thể. Tức đánh giá sự tiến bộ của một trường so với tổng thể 64 trường. Ở đây chúng tôi chưa thể đánh giá chất lượng giáo dục tăng so với từng thời kỳ vì chưa có đủ tiêu chí, chưa có thước đo tin cậy để đánh giá.

Ngay cả thống kê điểm trung bình thi đại học năm nay TP.HCM xếp hạng 10, trong khi năm trước xếp hạng 14 cũng là một trong những tiêu chí nói lên chất lượng giáo dục TP tăng nhưng cũng chỉ là sự tiến bộ trên tổng thể 64 tỉnh thành.

Thật sự chất lượng giáo dục có tăng hay không còn phải xem lại đề thi, cách chấm thi... và những tiêu chí khác nữa.

Top 10 trường có đầu vào cao nhất

1. THPT Nguyễn Thượng Hiền, 2. THPT Nguyễn Công Trứ, 3. THPT Nguyễn Thị Minh Khai, 4. THPT Lê Quí Đôn, 5. THPT Bùi Thị Xuân, 6. THPT Nguyễn Hữu Cầu, 7. THPT Nguyễn Hữu Huân, 8. THPT Gò Vấp, 9. THPT Phú Nhuận, 10. THPT Trưng Vương.

Top 10 Trường có đầu ra cao nhất.

1. THPT Nguyễn Thượng Hiền, 2. THPT Lê Quí Đôn, 3. THPT Nguyễn Thị Minh Khai, 4. THPT Nguyễn Công Trứ, 5. THPT Bùi Thị Xuân, 6. THPT Nguyễn Hữu Cầu, 7. THPT Trưng Vương, 8. THPT Gia Định, 9. THPT Nguyễn Hữu Huân, 10. THPT Hùng Vương.

* Như vậy, đâu là tính khoa học của thước đo sự tiến bộ này, thưa ông?

- Chúng tôi lập thước đo giá trị của 64 trường tính trên thước đo đầu vào lớp 10 [điểm tuyển sinh] và thước đo đầu ra lớp 12 [điểm thi tốt nghiệp]. Chúng tôi dựa vào điểm trung bình của ba môn văn, toán, ngoại ngữ làm cơ sở tính, bởi đây là ba môn bắt buộc trong các kỳ thi đầu vào và đầu ra. Các môn còn lại không thi thường xuyên nên không đủ dữ liệu.

Ở đây chúng tôi cũng chỉ thống kê điểm số của những HS còn ngồi trên ghế một trường nhất định sau ba năm, không đánh giá được những em chuyển đi chuyển đến vì các trường khó có thể chịu trách nhiệm toàn diện những HS không học liên tục ở trường mình ba năm.

* Nhưng như ông đã nói, ông chỉ tính trên số HS đang học tại trường, vậy đối với những trường có tình trạng loại bớt HS yếu, cách tính này còn chính xác?

- Đã có dư luận về việc một vài trường tìm cách loại hoặc chuyển hệ một số HS yếu kém nhắm không qua được kỳ thi tốt nghiệp THPT ngay từ cuối lớp 11 hoặc giữa lớp 12. Các nhà giáo dục chân chính không thể chấp nhận giải pháp chạy theo thành tích bằng cách này.

Để hạn chế tiêu cực này, nhiều năm nay ngành giáo dục đã định ra hiệu suất đào tạo có tính đến mức độ giữ HS tại trường để giảng dạy [thay vì loại ra]. Hiệu suất đào tạo cũng góp phần tạo nên độ chính xác trong việc đánh giá sự tiến bộ của các trường.

Tính theo năm vị trí đầu bảng điểm vào lớp 10 cách đây ba năm [trừ hai trường chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa], Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có điểm trung bình ba môn văn, toán, ngoại ngữ đứng đầu [9,069 điểm], tiếp đó là các trường Nguyễn Công Trứ [8,847 điểm], Nguyễn Thị Minh Khai [8,819 điểm], Lê Quý Đôn [8,742 điểm], Bùi Thị Xuân [8,727 điểm].

Sau ba năm, thứ tự này có thay đổi chút ít: Trường Nguyễn Thượng Hiền và Trường Bùi Thị Xuân vẫn giữ vị trí như cũ, Trường Lê Quý Đôn tăng lên hạng 2 và Trường Nguyễn Công Trứ xuống hạng 4. Tuy nhiên để thấy độ lệch của các trường là bài toán khó. Ở thời điểm ba năm trước, Trường Nguyễn Thượng Hiền cách biệt với trường đứng thứ nhì Nguyễn Công Trứ khoảng ba mức [hiệu hai giá trị 1.4953/1.1894], nhưng đến lớp 12, cách biệt giữa trường này và trường thứ nhì Lê Quý Đôn đến bảy mức [2.1302/1.4596] và cách Trường Nguyễn Công Trứ [hạng 4] đến chín mức [2.1302/1.2964]. Điều này cho thấy sự tiến bộ rất đáng ghi nhận của Trường Nguyễn Thượng Hiền.

Một số bất ngờ khác rơi vào những trường nhỏ vốn chưa được phụ huynh HS mặn mòi như An Nhơn Tây [Củ Chi] tăng đến 24 hạng, bán công Nguyễn Thị Diệu [Q.3] tăng 21 hạng, Ngô Quyền lên 20 hạng, Nguyễn Trung Trực lên 10 hạng, Nguyễn Hiền lên 6 hạng... Điều này cho thấy các trường vốn chịu thiệt thòi khi nhận HS đầu vào có điểm chuẩn thấp đã hết sức cố gắng để nâng dần chất lượng giảng dạy của mình.

Chủ Đề