Truyện tranh có tác dụng gì trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

MỤC LỤCMỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiMaria Montessori đã từng nói rằng “Thời kỳ quan trọng nhất của cuộcđời không phải là ở tuổi đại học mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinhra cho tới khi sáu tuổi”. Với cách nói như vậy nghĩa là bà đang đặt nền tảngsự phát triển của trẻ em lên hàng đầu.Mỗi đứa trẻ ngay từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành đều có quyềnhưởng một nền giáo dục toàn diện, mà khởi đầu là giáo dục mầm non. Giáodục mầm non được xem như nền tảng cho sự phát triển của trẻ, là bước đệmvề mặt tâm lý vững chắc để hình thành nên nhân cách. Bởi vậy trong hệ thốnggiáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là một mắt xích quan trọng đầu tiên,được coi là bậc học nền tảng, bậc học cơ sở góp phần quan trọng vào việcđảm bảo cho sự hình thành nhân cách và phát triển toàn diện về mọi mặt: đức,trí, thể, mỹ, lao động thông qua các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ởtrường mầm non, trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn họclà hoạt động vô cùng quan trọng đối với chương trình giáo dục mầm non hiệnnay. Các tác phẩm văn học được xem như một món ăn tinh thần không thểthiếu đối với trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Trẻ 3 – 4 tuổirất cần đến sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt, về ngôn ngữ cũng như tri thứcxã hội, như là tiền đề để có một hành trang vững chắc cho các lứa tuổi tiếptheo. Không những thế thông qua quá trình dạy học, trẻ sẽ lĩnh hội được mộtkhối lượng lớn tri thức và trong đó đặc biệt là sự đóng góp lớn của các hìnhtượng trực quan.Vấn đề sử dụng tranh minh họa là đối tượng quan tâm của nhiều nhànghiên cứu tâm lí học, văn hóa học, sư phạm học, nghệ sĩ…Người ta nghiêncứu sự nhạy cảm của nghệ thuật của trẻ em dựa trên cơ sở lựa chọn nhữngbức tranh, đồng thời người ta còn khái quát một số trường phái sáng tác chotrẻ em, tranh luận về cấn đề khả năng giải quyết mâu thuẩn giữa đòi hỏi nghệ2thuật và sở thích, nhu cầu trẻ em. Các nhà tâm lí học, giáo dục học thì qua tâmđến việc trẻ hiểu và phân tích bức tranh như thế nào cho hợp lí. Dần dầnngười ta thấy rằng trẻ càng lớn thì vai trò của tranh minh họa trong việc tiếpthu văn học càng giảm. Nhưng đối với trẻ 3 – 4 tuổi thì minh họa luôn là yếutố quan trọng. Khi tri giác cảm nhận tranh minh họa, trẻ mẫu giáo chưa có khảnăng tổng thể tác phẩm, trẻ khó có thể nhận ra những điểm chính quan trọng,chưa hiểu được bức tranh một cách phù hợp, chưa biết cách xác lập quan hệgiữa các yếu tố. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi nhìn tranh vẽ không như người lớn màtranh vẽ là sự lặp đi lặp lại hiện thực, là dạng đặc biệt của hiện thực. Nó giốngnhư quá trình cảm nhận tác phẩm văn học, trẻ 3 – 4 tuổi cũng tin hiện thựcphản ánh trong tác phẩm như hiện thực cuộc sống, chúng thật lòng chia sẻ.Trong quá trình dạy học nói chung và cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học nói riêng thì vai trò của hình tượng trực quan vô cùng to lớn. Các tácphẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống với muôn màu muôn vẻ quangôn ngữ và hình tượng văn học, qua đó hình thành cho trẻ những biểu tượngvề cuộc sống và để làm được điều đó thì trong quá trình cho trẻ làm quen vớitác phẩm văn học thì việc sử dụng các hình tượng trực quan là rất cần thiết.Trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi nói riêngchưa phải là đối tượng được tiếp xúc nhiều với tác phẩm văn học, tuy trẻ rấtthích các tác phẩm văn học nhưng chỉ được tiếp xúc qua việc đọc, kể của giáoviên. Chính vì vậy, việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ còn nhiều hạn chếdo đó trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải sử dụngnhiều đến các hình tượng trực quan, từ đó sẽ gây được hứng thú, tạo tìnhhuống, củng cố biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật cho trẻ.Có nhiều loại hình tượng trực quan bao gồm: tranh ảnh, đồ vật, rối, môhình, đồ dùng đồ chơi,.. là các phương tiện dạy học hỗ trợ cho việc cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học. Đặc biệt là việc sử dụng tranh minh họa kếthợp với việc đọc, kể tác phẩm văn học của giáo viên sẽ tái hiện lại cuộc sống3mà ngôn ngữ văn học đã diễn tả, làm cho quá trình cảm thụ tác phẩm văn họccủa trẻ có hiệu quả cao. Vai trò của việc sử dụng tranh minh họa là rất lớnnhưng trong thực tiễn giáo dục mầm non chưa nhận thức được hết vai trò củanó nên việc sử dụng tranh minh họa trong quá trình cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học còn nhiều hạn chế chính vì vậy mà đã ảnh hưởng không nhỏ tớihiệu quả của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của trẻ mầm non nóichung mà trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi nói riêng. Vì vậy chúng ta phải làm thếnào để có thể sử dụng tranh minh họa để cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc đạt hiệu quả tốt? Với tất cả lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Biệnpháp sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ 3 – 4tuổi làm quen với tác phẩm văn học”.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đềViệc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những hoạtđộng quan trọng trong quá trình dạy học và giúp trẻ phát triển về mọi mặt, dođó có rất nhiều tác giả đã xây dựng công trình nghiên cứu của mình về vấn đềnày.K.D.Usinxki [1827 – 1870] đã khẳng định rằng : tính trực quan là cầnthiết cho sự phát triển nhận biết của trẻ nhỏ, đứa trẻ sẽ bị hành hạ khổ sở bởinắm từ mà nó không quen biết, nhưng trẻ sẽ dễ dàng nắm được hai mươi từnhư thế nếu ta sử dụng tranh ảnh vào việc dạy trẻ. Quá trình dạy học cần tuântheo nguyên tắc dạy học trực quan bởi kết quả dạy học trực tiếp phụ thuộcvào mức độ thu hút các giác quan của trẻ, và mức độ lôi cuốn trẻ đến với hoạtđộng tư duy đích thực [ Hồ Ngọc Đại – Phương pháp giáo dục, NXBGD năm1991, trang 34].PGS.TS. Hà Nguyễn Kim Giang trong “Phương pháp tổ chức hoạtđộng làm quen với tác phẩm văn học” đã tìm hiểu sâu và nghiên cứu về mốiquen hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học.4PGS.TS. Lê Ánh tuyết – TS. Lã Thị Bắc Lý trong “Phương pháp đọc,kể diễn cảm thơ truyện cho trẻ mầm non” đã đi sâu khai thác những vấn đềliên quan đến đặc điểm lĩnh hội tranh minh họa của trẻ, yêu cầu của tranhminh họa và vai trò khi sử dụng tranh minh họa trong hoạt động cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học, ngoài ra còn đề cập đến việc sử dụng phương tiệntrực quan., thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào hoạt động dạy trẻ làmquen với tác phẩm văn học.Trong cuốn tài liệu: “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” củaNguyễn Ánh Tuyết biên soạn thành giáo trình. Tài liệu đã nắm bắt được tâmlý trẻ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc đưa ra những biện pháp giáodục trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ văn học qua mỗi độ tuổinói chung và lứa tuổi 3 – 4 tuổi nói riêng.Hoàng Văn Cẩn trong “Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi”đã đưa ra các phương pháp tổ chức dạy học khác nhau cho từng thể loại vănhọ tư văn học dân gian cho đến văn học hiện đại.Trong giáo trình “ Phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học” củahai tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt đã nói đến những vấnđề như những đồ dùng dạy học trực quan, các hình thức sử dụng, biện phápsử dụng trong bộ môn văn học.Còn một số tiểu luận và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ngành sưphạm mẫu giáo cũng đã đề cập đến các phương pháp cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học nhưng số lượng bài nghiên cứu về sử dụng tranh minh hoạtrong hoạt động làm quen tác phẩm văn học còn hạn chế.Ngày nay, càng ngày có càng nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà khoahọc đi sâu tìm hiểu những vẫn đề liên quan đến sử dụng đồ dùng trực quantrong hoạt động làm quen tác phẩm văn học nhưng chưa có một công trìnhnghiên cứu nào đề cập sâu sắc, toàn diện về biện pháp sử dụng tranh minh họanhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen tới tác phẩm văn học. Nếu có thì5chỉ là đề cập một số vấn đề nhỏ hoặc khái quát chứ chưa có tác giả nào trìnhbày một cách chi tiết, cụ thể về việc sử dụng tranh minh họa trong quá trìnhcho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Vì vậy. đề tài trên được coi là khá cầnthiết, mới mẻ và nên đi sâu để tìm hiểu một cách nghiêm túc.3.Mục đích nghiên cứuBiết được khả năng sử dụng tranh minh họa trong quá trình cho trẻ mẫugiáo 3 – 4 tuổi làm quen các tác phẩm văn học.Biết cách kết hợp các phương pháp trong quá trình sử dụng tranh minhhọa cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi làm quen các tác phẩm văn học.Đưa ra một số biện pháp sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chấtlượng dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.4.Nhiệm vụ nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lí luận có liên quá đến việc cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học. Thu thập tài liệu và đi sâu vào nghiên cứu nhiều khía cạnhxung quanh việc sử dụng tranh minh họa trong các tác phẩm văn học truyệnkể từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp.5.Đối tượng nghiên cứuQuá trình sử dụng tranh minh họa trong hoạt động cho trẻ 3 – 4 tuổilàm quen với tác phẩm văn học.6.Phạm vi nghiên cứua]Phạm vi về không gianTrẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn họcb]Nội dung nghiên cứuNghiên cứu quá trình sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chấtlượng dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.67.8.Phương pháp nghiên cứua]Phương pháp quan sátb]Phương pháp thực nghiệmc]Phương pháp đàm thoạiCấu trúc đề tài: gồm 2 chươngChương 1: Cơ sở lí luậnChương 2: Một số biện pháp sử dụng tranh minh họa nhằm nâng cao chấtlượng dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học7NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học1.1.1. Khái niệm tác phẩm văn họcTác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhânhoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, conngười, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ…của chủ thể trước thực tại bằnghình tượng nghệ thuật. Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyềnmiệng [văn học dân gian, folklore văn học] hay dưới hình thức văn bản nghệthuật được giữ gìn qua văn tự [văn học viết, văn học bác học], có thể đượcviết bằng văn vần hay văn xuôi. Xét về dung lượng, tác phẩm văn học có thểrất đồ sộ như “Chiến tranh và hòa bình” của L. Tônxtôi, “Sông Ðông êmđềm” của Sôlôkhốp, “Những người khốn khổ” của V. Hugo hoặc cũng có thểchỉ là một bài thơ ngắn vài ba câu...Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hìnhảnh chủ quan của thế giới khách quan.Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyềnmiệng hoặc dưới hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể, có thểđược tạo thành văn vần hoặc văn xuôi và được xếp vào các thể loại nhất định[ tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, tùy bút] hay một thể tài văn học nhất định [hàikịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiểu lâm, truyện ngắn, tiểuthuyết…]. Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếutố thuộc những bình diện khác nhau như: đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu,ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhaugiữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mangtính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật.8Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác, là sựphản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của đời sống hiện thực và là đốitượng tích cực của sự tiếp nhận văn học. Ở phương diện chức năng giao tiếpvà đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không được coi như một vật phẩm [ sảnphẩm] cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể tuy nó tồn tạithông qua những dạng vật chất, vật liệu như chữ viết, tiếng nói, trang sách incó tính hiện hữu trên giá sách hay trong thư viện. Theo đó, tác phẩm văn họcđược hiểu như một quá trình đồng sáng tạo và tiếp nhận, phản ánh từ sự tươngtác từ tác giả văn học đến độc giả và từ độc giả tác động trở lại chính tác giảvăn học.1.1.2. Khái niệm làm quen tác phẩm văn họcLàm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu củaviệc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyệncủa cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giátrị nội dung, nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhậnđó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kểchuyện, trò chơi đóng kịch; cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câuchuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển nhâncách trẻ.Với trẻ em hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là giúp trẻcảm nhận sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dunghình thức tác phẩm văn học. Cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học được thểhiện trước hết là ở sự miêu tả hiện thực cuộc sống xung quanh với những màusắc đa dạng, phong phú. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộcsống hiện thực bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả được biểuđạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng và độc đáo. Dù chỉ giới hạntrong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên phải chỉ ra chotrẻ những nội dung bản chất và vẻ đẹp văn chương trong hình tượng nghệ9thuật. Hình tượng văn học là nguồn thông tin thẩm mỹ về con người trongmối quan hệ với cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp xã hội con người, cái đẹp củanghệ thuật. Nguồn thông tin thẩm mỹ đó, chúng ta cần chỉ ra cho trẻ cái cóthể và cái cần phải học có ý nghĩa giáo dục tâm hồn, tình cảm đạo đức cho trẻ.Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm ăn học tuy chỉ mới như vậy nhưngđó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ em nhữngphẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt tình yêu đối với ngôn ngữnghệ thuật. Các em sẽ mang tình yêu đó bước đến trường phổ thông và maisau sẽ yêu văn học nước nhà.1.1.3. Nội dung chương trình cho trẻ làm quen tác phẩm văn họcKhi lựa chọn tác phẩm văn học, người ta đã ý thức và lựa chọn một sốlượng văn học đáng kể với đầy đủ thể loại để tổ chức thực hiện hoạt động đọcvà kể tác phẩm nhằm cho trẻ được làm quen với văn học, những tác phẩm mởrộng không gian nghệ thuật cho các em. Nhìn một cách tổng quát hơn, nộidung chương trình đã hướng trẻ đến kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà,văn học thiếu nhi thế giới, văn học thời cổ đại, văn học hiện đại. Trong đó, tácphẩm văn học dân tộc Việt Nam chiến số lượng lớn với đầy đủ các thể loạiphù hợp với tâm lí nhận thức, tâm lí tiếp nhận văn học, năng lực thể chất, trítuệ của trẻ. Chương trình làm quen tác phẩm văn học ở mẫu giáo được phânchia theo từng độ tuổi, từng giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn đều có những tácphẩm được quy đinh dạy trên lớp học và có những tác phẩm dùng để dạy mọilúc mọi nơi. Những tác phẩm văn học được lựa chọn cho trẻ làm quen trướchết phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi này, gây cho trẻsự hứng thú, tò mò, kích thích sự khám phá của trẻ. Trẻ được làm quen vớinhiều thể loại: ca dao, đồng dao, truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổtích, truyện ngụ ngôn,truyền cười, truyện ngắn hiện đại, thơ... Số lượng cáctác phẩm văn học được tuyển chọn vào chương trình với một tỷ lệ thích hợp10nhằm dẫn dắt các em trở về với đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thầncủa cha ông và trở về với cội nguồn của dân tộc.Căn cứ vào từng độ tuổi, nội dung chương trình chú ý phân định vănhóa, tri thức và các kĩ năng giáo dục. Đặc biệt ở độ tuổi 3 – 4 tuổi, thơ, cadao, đồng dao chiếm ưu thế, ngoài ra cũng chú trọng vào tác phẩm truyện. Ởlứa tuổi này số lượng các tác phẩm truyện là 10 tác phẩm, thơ: 12 – 13 tácphẩm và nằm trong 9 chủ đề của lứa tuổi này: trường mầm non; bản thân; giađình; thế giới động vật; thế giới thực vật; nghề nghiệp; giao thông; các hiệntượng tự nhiên; quê hương, đất nước, Bác Hồ. Thứ nhất, ở chủ đề Trườngmầm non trẻ được học nhiều điều bổ ích, yêu trường, lớp, bạn bè và cô giáo,biết được công việc của bác bảo vệ, công việc của các cô cấp dưỡng, cô ytế… qua nhiều câu chuyện, bài thơ mà cô giáo cho trẻ làm quen. Ví dụ: quacâu chuyện “Vịt con đi học”, bằng hình ảnh các con vật xung quanh trẻ nhưvịt con, ếch xanh, gà trống, cún, mèo con được nhân hóa một cách sinh độnggiúp trẻ biết thêm nhiều điều lí thú và biết yêu trường lớp, thích được đi học.Thứ hai, chủ đề Bản thân: các tác phẩm trong chủ đề này đề cập đến các giácquan của trẻ như mắt, mũi, chân, tay…, các bài học về ăn uống hợp vệ sinh,giới tính… Ví dụ: Bài thơ “Gấu con bị đau răng”, thông qua câu chuyện mộtbạn gấu thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng nên đã bị sâu răng giáo dục trẻphải đánh răng sạch sẽ sau khi ăn xong, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy,không nên ăn bánh kẹo vào buổi tối. Thứ ba, chủ đề Gia đình: những tácphẩm trong chủ đề gia đình đề cập đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày tronggia đình, công việc của bố mẹ, anh chị, địa chỉ nhà… qua đó, trẻ nắm đượcnhững kiến thức cơ bản này cũng như biết yêu thương ông bà, cha mẹ, biếtlàm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ như câu chuyện “Cô bé quàngkhăn đỏ”. Thứ tư, chủ đề Thế giới động vật: các loài động vật gần gũi xungquanh trẻ được đưa nhiều vào các bài thơ, truyện một cách tinh tế, hồn hiêngiúp trẻ nhìn nhận thế giới động vật xung quanh mình. Mỗi tác phẩm đềumang một bài học giáo dục riêng: giáo dục lòng dũng cảm truyện “ Cáo và11quạ” hay bài thơ “Đàn gà con” đã giáo dục trẻ biết yêu qúi, chăm sóc vậtnuôi trong gia đình. Thứ năm, chủ đề Thế giới thực vật; những tác phẩm vănhọc thuộc chủ đề này mang nội dung về các loại cây, quả gần gũi với bé, nhắctới nguồn gốc của các loài cây, quả theo quan niệm dân gian, sự nảy mầm vàlớn lên của các loài cây… Qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây cối,biết ơn người trồng và chăm sóc cây như bài thơ “Nhổ củ cải”. Thứ sáu: chủđề Nghề nghiệp: các tác phẩm văn học nói về các ngành nghề khác nhautrong xã hội để giúp trẻ hiểu thêm và yêu quý các ngành nghề, yêu quý cácchú bộ đội, bác sĩ, chú công nhân…, yêu lao động như truyện “Cây rau củathỏ út”. Thứ bảy, chủ đề Giao thông có các tác phẩm nói về các phương tiệngiao thông, tín hiệu giao thông, nhằm giúp trẻ hiểu và thực hiện đúng luật lệgiao thông, trẻ phân biệt được từng loại phương tiện giao thông. Ví dụ: bàithơ “Đèn giao thông” nói về ba đèn tín hiệu an toàn giao thông: đèn đỏ dừnglại, đèn vàng đi chậm, đèn xanh đi bình thường, qua việc làm quen với tácphẩm giúp trẻ hiểu, ghi nhớ và thực hiện đúng. Thứ tám, chủ đề Nước và cáchiện tượng tự nhiên: các tác phẩm nhắc đến nước, các hiện tượng mưa, nắng,lũ lụt, hạn hán... giúp trẻ hiểu được nước có thể bốc hơi hay đông cứng thànhđá lạnh, trẻ nhận thức, biết được đặc điểm các hiện tượng tự nhiên như truyện“Cóc kiện trời”. Thứ chín, chủ đề Quê hương, đất nước và Bác Hồ: cónhững bài thơ, câu chuyện nói về nói về truyền thống lao động, truyền thốngđánh giặc ngoại xâm, nói về các cảnh đẹp của quê hương và giáo dục trẻ biếtyêu và tự hào về quê hương mình, nói về công lao vĩ đại của Bác Hồ mà mỗingười dânViệt Nam ai ai cũng đều ghi nhớ “Sự tích Hồ Gươm”, “Con rồngcháu tiên”.Gần đây, trong khi đang xây dựng chương trình đổi mới, hoạt động làmquen với tác phẩm văn học được xác định theo hướng tích hợp chủ đề, chủđiểm. Ngoài ra các nhà giáo dục cần phải bổ sung thêm những tác phẩm mớivà có hướng mở cho cô giáo tự lựa chọn những tác phẩm văn học nghệ thuậtcó giá trị. Khi tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chương trình12đưa ra những nội dung thực hiện như: đọc thơ cho trẻ nghe, kể và đọc truyệncho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, tổ chức tròchơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học.Có thể nói rằng nội dung chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học rất phong phú và đa dạng, mỗi chủ đề lại chứa đựng một nội dungkhác nhau, thể hiện tất cả các mặt tự nhiên, xã hội…xung quanh cuộc sốngcủa trẻ. Từ đó mở rộng ra một không gian nghệ thuật và làm phong phú đờisống tinh thần cho các em.1.2. Các phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học1.2.1. Phương pháp đọc kể diễn cảmĐọc, kể diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc, lời kể có kèm theo cử chỉ,điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giảgửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc củangười đọc đến với người nghe.Một số biện pháp cơ bản để rèn luyện đọc, kể diễn cảm: để có thể đọc,kể diễn cảm, trước hết phải xác định giọng điệu tác phẩm. Giọng điệu cơ bảnlà thanh âm cơ bản của một tác phẩm văn học nghệ thuật. Nó tựa hồ như mộtcái nền trên đó người đọc dựng nên những bức tranh, những sự kiện riêngbiệt, những nhân vật tham gia vào những sự kiện đó. Giọng điệu cơ bản nàydo nội dung và hình thức nghệ thuật của bài đọc quy định. Có khi thì hài hướchóm hỉnh, có khi thì tình cảm trìu mến, khi thì vui tươi, khi thì hùng tráng, khithì mỉa mai châm biếm. Trên cơ sở giọng điệu cơ bản ấy, người đọc vận dụngnhững sắc thái đa dạng của giọng mình, vận dụng các loại ngữ điệu để làmcho những tình tiết truyền đạt được sáng sửa, sinh động và có sức thuyếtphục. Ngữ điệu là sắc thái thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của giọng nói, nó thểhiện sắc thái đa dạng trong giọng nói của người đọc,biểu lộ những tình cảmvà ý nghĩ của người đọc, giúp cho người ta vẽ ra được những hình tượng nghệthuật. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra trước mắt người nghe ý nghĩa của13bài văn: miêu tả nhân vật; cá tính, tâm trạng, hành động của họ, trình bày tháiđộ của mình đối với các nhân vật đó. Ngữ điệu trước hết do hình tượng nhânvật quy định. Nhờ ngữ điệu, người kể chuyện còn có thể minh họa những hìnhtượng trong thơ, những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sựkiện. Theo đặc tính của mình, các loại ngữ điệu vô cùng phong phú: vui buồn,hóm hỉnh, bình dị, âu yếm và ác độc, tôn kính và khinh miệt, hoài nghi vàkhẳng định… Tuy nhiên, không bao giờ được lạm dụng các hình thức ngữđiệu phong phú để tô vẽ lòe loẹt các từ ngữ. Chỗ nào cần lôi cuốn sự chú ýcủa người nghe thì phải trình bày thật sáng sủa và rõ nét, còn những đoạn phụthì trình bày đơn giản, có thể lướt qua, không chú ý vào đóTính lôgíc trong đọc và kể chuyện là một trong những yếu tố căn bảnnhất để trình bày một tác phẩm nghệ thuật, để biểu đạt tình cảm và ý nghĩacủa tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc, người kể phải phân tích hết sức sâu sắcvà toàn diện bài văn và hiểu thấu đáo nội dung tác phẩm và những suy nghĩcủa tác giả để biến chúng thành của mình. Trọng âm lôgíc thể hiện ở các từtrong câu nằm trong một quan hệ ngữ nghĩa lôgíc. Những từ chính trong câulà những từ mang trọng âm ý nghĩa chủ yếu. Những từ có trọng âm lôgíc gọilà những từ mang trọng âm. Có thể ngắt giọng trước, sau, hoặc cả trước cả sautừ mang trọng âm. Nếu không biết sử dụng trọng âm lôgíc đúng thì có thể bópméo ý nghĩa của câu văn, làm người đọc hiểu sai nó. Vì vậy, việc xác địnhnhững từ có ý nghĩa chủ yếu là rất quan trọng.Ngắt giọng trong việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học chiếm một vị tríđáng kể. Ngắt giọng là cách nghỉ, cách dừng lại giây lát khi đọc. Ngắt giọnglà một phương tiện để bộc lộ ý tứ của bài đọc văn học. Ngắt giọng lôgíc, ngắtgiọng theo ý nghĩa của bài văn. Ngắt giọng tâm lí bắt nguồn từ trạng thái tâmhồn người nói, có liên quan đến tính chất tâm lý của nội dung bài và có thểngắt ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. Nó có tác động mạnh đến người nghe, vìthế không được lạm dụng nó. Ngắt giọng thi ca được đạt ở cuối câu, nhờ thế14nhịp thơ được giữ vững. Sau mỗi thi tiết phai ngắt giọng dài hơn sau một câuthơ.Nhịp điệu là phương tiện hiệu nghiệm hết sức của tính truyền cảm nghệthuật, sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời nóimột sức mạnh đặc biệt. Nhịp điệu lời nói phụ thuộc vào tính chất nội dung tácphẩm. Nó gắn liền thực chất những điều người đọc, người kể muốn nói. Nhưvậy, có thể có nhịp điệu chậm rãi, có thể nhanh hơn chút ít, có thể khẩntrương. Nhịp điệu trong tác phẩm đôi khi cũng phải thay đổi nhưng phải kếthợp hài hòa với nhau thành một chỉnh thể. Người đọc phải tìm kiếm sự phânbố đúng đắn trên toàn bộ bài đọc. Là một trong những yếu tố của ngữ điệu,nhịp điệu giúp cho ngữ điệu nổi bật lên.Cường độ của giọng là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năngđiều chỉnh giọng làm cho nó có thể nhỏ hoặc to, có thể tạo được các bậc, cóthể tạo được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại. Cườngđộ của giọng là một yếu tố của ngữ điệu, nó giúp cho người đọc minh họađược rõ nét và sinh động hình tượng các nhân vật, tính cách và hành vi củahọ. Cường độ giọng người đọc thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh phát triểncác tình tiết và cường độ giọng người đọc phải tương ứng với không gian củacăn phòng dùng để đọc.Tư thế, nét mặt, cử chỉ: tư thế người đọc tức là vị trí cơ thể của ngườiđọc trong lúc đọc phải giữ sao cho tự nhiên và đẹp, không gò bó, thế đứngphải ung dung, có phong thái, không đi lại lăng xăng. Thói lăng xăng làm cholời nói nặng nề thêm, dáng ung dung và tự chủ làm người nghe dễ chịu. Tronglớp mầm non, giáo viên thường ngồi đọc. Trong số trường hợp vẫn có thể cóngoại lệ, giáo viên vẫn có thể đứng đọc những vần thơ về Bác Hồ bên cạnhtượng đài Bác trong lễ kỉ niệm long trọng. Lúc này, tư thế như vậy là phù hợpthể hiện được lòng kính yêu sâu sắc trước anh linh lãnh tụ. Nét mặt, vẻ mặt,tự nó sẽ xuất hiện nếu người đọc hiểu thấu nội dung và cảm thụ được nó. Đọc15mà vẻ mặt không biểu lộ gì sẽ khiến cho người nghe cảm thấy cách biệt ngườiđọc.1.2.2. Trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn họcPhương pháp trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm nhằmkích thích hoạt động nhận thức của trẻ. Phương pháp này đòi hỏi phải lôi cuốntrẻ tham gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình, nói khác đi làkhêu gợi để trẻ bộc lộ cảm thụ của cá nhân một cách tự do, hồn nhiên. Thựcchất đây là quá trình giao tiếp giữa tác giả, tác phẩm - cô giáo - trẻ em, đâychính là cuộc trao đổi, trò chuyện về tác phẩm nhằm mục đích dạy học.Để nâng cao nhận thức, gây được những ấn tượng của các em về tácphẩm, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện đã đọc, mối quan hệ giữa cáckinh nghiệm sống của các em, giúp cô giáo nắm được mức độ hiểu bải củacác em thì việc trao đổi là cần thiết. Vậy, cần có một hệ thống câu hỏi thôngminh và khéo léo để cuốn hút trẻ tranh luận. Muốn có câu hỏi hay, cô giáophải hiểu sâu sắc tác phẩm, mục đích yêu cầu của người tổ chức hoạt độnglàm quen văn học. Biêlinxki nói: “Người đem tác phẩm văn học đến chongười khác, trước hết phải là người có cảm xúc và tin vào nghệ thuật [tin vàođiều mình nắm bắt]” Ở đây, sự giao tiếp giữa cô và trẻ cần cởi mở, tự nhiênnhư một cuộc trò chuyện có định hướng.Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, chú ý đến hệ thống câuhỏi, đến cách hỏi nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy của trẻ, câu hỏi nhưngkhông phải lúc nào cũng tính đến đặc điểm phát triển tư duy, những nhiệm vụphát triển trí tuệ quá sức làm giảm sự quan tâm và hứng thú của trẻ tới nhữngvẻ đẹp khác của tác phẩm, đặc biệt vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Tránh tìnhtrạng hỏi đáp liên miên, những câu hỏi quá chi tiết, vụn vặt sẽ phá vỡ hệthống lôgíc của bài học và việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của trẻ sẽ không cómột hệ thống rõ rệt. Cần hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu chột chủ yếutrong tác phẩm, tiến tới để trẻ hiểu nội dung một cách tổng thể chứ không16phải những chi tiết riêng lẻ. Thực hiện việc trao đổi với trẻ về tác phẩm, cáccâu hỏi đặt ra trước trẻ không tách rời khỏi nội dung câu chuyện, bắt chúngphải suy nghĩ, hồi tưởng về những sự kiện đã mô tả dựa trên sự tiếp thu nhạycảm hình tượng nghệ thuật. Các câu trả lời của trẻ hướng vào tác phẩm vànhư vậy hình tượng trong tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Bằng cáchđó, trẻ sẽ lưu giữ được những ấn tượng đầu tiên của mình về tác phẩm. Đểhiểu sâu sắc nội dung tư tưởng tác phẩm, điều cần thiết phải làm là cho trẻhọc cách biểu thị thái độ của mình đối với nhân vật, hành vi của nó, đối vớimột hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng. Cô giáo có thể đặt câu hỏi dạng “Vìsao nhân vật này lại hành động như thế này, hay như thế khác?”. Cô giáo cầnkhuyến khích đến mức tối đa sự trao đổi giữa trẻ này với trẻ khác, tránh nhậnxét đúng sai, hoặc áp đặt ý kiến của mình. Nếu có thể, cô giáo nên coi mình làthành viên của nhóm, lớp. Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe truyện: “Tích Chu”, mộttruyện cổ tích dân gian có trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em, côgiáo có thể đặt câu hỏi: “Cháu có yêu Tích Chu không? Tại sao?”. Trong câuhỏi này sẽ có hai cách đánh giá hành động nhân vật, hai cách trả lời khácnhau: yêu và không yêu. Cô giáo cần giúp cho trẻ thảo luận rồi đi đến nhất trí.Để tạo ra tranh luận, cô giáo có thể hỏi: “Tại sao cháu lại không yêu TíchChu?…Còn cháu, tại sao cháu lại yêu nhân vật này?”. Đối với từng lứa tuổi[bé, nhỡ, lớn], đối với khả năng của từng nhóm, cá nhân trẻ [yếu, trung bình,khá], cô giáo cần chú ý đến việc đặt câu hỏi cho phù hợp [tính đến cả tínhphức tạp trong cấu tạo câu hỏi]. Có loại câu hỏi khiến trẻ có thể mô tả hìnhdạng, hành động về một nhân vật. Dựa trên sự mô tả hành động, các tình tiết,sự kiện, cô giáo có thể đưa ra câu hỏi: “Tại sao cháu lại nghĩ rằng chàng trainày rất trẻ và dũng cảm?”. Trả lời câu hỏi này, trẻ phải nhớ lại một loạt cácchi tiết, hành động, sự kiện và lý giải. Mục đích của câu hỏi này là kích thíchsự suy nghĩ của trẻ mẫu giáo, định hướng để sao cho chúng không chỉ mô tảmà còn phải giải thích. Khả năng suy luận đơn giản chứng minh sự phát sinhở trẻ mẫu giáo lớn dạng ban đầu của tư duy logic. Hỗ trợ cho sự phát triển đó,17trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, câu hỏi gợi mở đượcchuẩn bị kỹ của cô giáo giữ một vai trò quan trọng. Các phương án trao đổivới trẻ có thể đa dạng, phụ thuộc vào mục đích yêu cầu của tiết học. Hỗ trợ sựxuất hiện và phát triển của hoạt động tư duy là nhóm các câu hỏi hướng tớiviệc tái lập nội dung của tác phẩm đã được nghe. Như vậy, trao đổi với trẻbằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm vănhọc của trẻ. Giá trị giáo dục của những cuộc trao đổi được xác định, còn lànâng cao hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc với tác phẩm, làm thức dậynhững suy nghĩ của trẻ, giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ mà môn “Làm quenvới văn học” đặt ra.1.2.3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quanNgôn ngữ hình thể của cô giáo là một phương tiện trực quan hỗ trợ, bổsung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm. Khả năng rung cảm,hiểu biết tác phẩm của cô giáo sẽ bộc lộ qua ngôn ngữ, ánh mắt, cử chỉ, nétmặt, điệu bộ khi trình bày tác phẩm khiến trẻ có thể cảm nhận bằng trực cảm.Các đồ dùng trực quan khác như tranh vẽ, ảnh, con rối, mô hình….cònđược gọi là các hình tượng trực quan phải đạt trình độ nghệ thuật, tùy từngloại, thể hiện tinh thần tác phẩm. Trực quan còn được kể đến là các kỹ thuậtđiện tử như: truyền hình, băng ghi hình, băng ghi âm, đèn chiếu…Cần nhớrằng các hình thức tiếp xúc văn hóa khác nhất là truyền hình có ảnh hưởnglớn đến việc tích lũy kinh nghiệm văn học ở trẻ em. Truyền hình chuẩn bị chotrẻ tiếp thu các tác phẩm văn học, cung cấp cho chúng nhiều thông tin về thểloại văn học, cung cấp cho chúng nhiều thông tin về thể loại văn học, các chủđề điển hình, các nhân vật cổ tích, tính cách của các nhân vật có tính chất điểnhình như: Chó sói ác, đáng sợ, Gấu dễ thương, vụng về…Một điều hết sứcquan trọng khi sử dụng trực quan là cần phải được kết hợp khéo léo với lờinói. Cô giáo phải nắm đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ để hướng dẫn trẻ tri giác18trực quan, đảm bảo, tính hệ thống, tránh lạm dụng, tùy từng thời điểm, mụcđích mà sử dụng.Việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt sẽ gây hứng thú, tạo hình huống,củng cố những biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ văn họcphi vật thể, đồ dùng trực quan trở nên hữu hiệu đối với trẻ. Một trong nhữngphương tiện trực quan thường dùng nhất, trong quá trình hướng dẫn trẻ tiếpnhận văn học là tranh minh họa. Lợi dụng những bản năng tuyệt vời của ký ứcthị giác, xem tranh minh họa có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhữngbiểu tượng nghệ thuật văn học của trẻ. Trong khi nghe, đọc, kể tác phẩm vàxem các tranh minh họa, trẻ em tiếp nhận thế giới hiện thực bằng tai và mắt.Thế giới đó thể hiện trước mắt trẻ đa dạng hơn và đầy đủ các chi tiết cụ thể.Minh họa đã làm cụ thể hóa, chỉnh lý các hình tượng đã biểu thị bằng lời nói,giúp trẻ hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn tác phẩm. Minh họa củng cố,khắc sâu những biểu tượng mới được hình thành qua ngôn ngữ đọc, kể tácphẩm. Nó khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ, những rung động tâm hồn trongtrẻ. Người ta đã biết đến sự nhạy cảm, hứng thú của trẻ trong việc cảm nhậnnhững âm thanh của tác phẩm văn học, trong việc cảm nhận những âm thanhcủa tác phẩm văn học, trong việc cảm nhận những hình dạng và màu sắc củatác phẩm tạo hình. Cho nên, việc phối hợp ngôn ngữ diễn cảm với hình tượngtạo hình làm trực quan sẽ giúp cho sự cảm nhận tác phẩm văn học của trẻ đạtkết quả cao.1.2.4. Phương pháp phân tích, giải thíchPhân tích giải thích là phương pháp dùng lời giúp trẻ hiểu nghĩa của từ,từ đó trẻ có thể hiểu được nội dung tác phẩm một cách đầy đủ, sâu sắc truyềnnhững rung cảm của cô đối với trẻ nhằm khơi dậy sự rung cảm ở trẻ, nhữngxúc cảm thẩm mỹ, khát xọng vươn đến cái đẹp.Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích sẽ cản trở việc hiểutác phẩm của trẻ. Giải thích từ mới, khó, có thể được tiến hành trước cũng19như ngay trong quá trình cô giáo đọc, kể tác phẩm, dẫn dắt trẻ cảm nhận tácphẩm. Nếu giải thích trước, các em có thể dễ dàng hiểu nội dung chủ yếu củatruyện. Có thể giải thích bằng việc gắn với lời đọc, lời diễn cảm, bằng việctrao đổi, trò chuyện với trẻ về tác phẩm. Cô giáo có khi dùng những bức tranhminh họa thể hiện được những hình ảnh trong tác phẩm giúp cho việc hiểu từngữ nghệ thuật của trẻ kết hợp với lời giải thích. Chẳng hạn khi giải thích từ“bé tẻo teo” trong bài thơ “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bình, cô giáocó thể đưa bức tranh vẽ con chim chích bông bé đậu trên cành bưởi to. Sựtương phản ấy sẽ giúp các em nắm được từ ngữ đó. Việc giải thích những từmới đòi hỏi cô giáo phải hiểu rất rõ từ đó và phải đặt nó trong văn cảnh, trongngữ cảnh tác phẩm, phải giản dị, dễ hiểu, gợi được liên tưởng, tưởng tượng.Phương pháp này được tiến hành đồng thời với phương pháp đàm thoại. Yêucầu lời giải thích phải ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn. Thực hiện phân tích giảithích sau khi đọc kể tác phẩm cho trẻ nghe. Không giải thích nhiều từ trongmột tiết học, không phải bất cứ từ khó nào cũng giải thích. Nội dung cần phântích giải thích: từ khó, từ láy, từ địa phương, trừu tượng, từ vay mượn…Cáchthực hiện như sau: Giáo viên sử dụng từ ngữ dễ, đồng nghĩa để giải thích, cónhững từ không thể dùng từ để giải thích được nên lặp đi lặp lại nhiều lần từđó kết hợp với biểm cảm ngữ điệu phù hợp. Như vậy, phương pháp phân tíchgiải thích là phương pháp giúp trẻ hiểu tác phẩm sâu sắc có hệ thống, làmphong phú vốn từ, vốn sống, vốn hiêu biết và phát triển thao tác tư duy chotrẻ.1.2.5. Phương pháp thực hànhSử dụng phương pháp thực hành khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn họclà việc giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động nghệ thuật dưới dạng luyện tập, tròchơi. Nhóm phương pháp này bao gồm: phương pháp luyện tập dạy trẻ đọcthơ diễn cảm, dạy trẻ kể lại chuyện, phương pháp trò chơi đóng kịch. Phươngpháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm nhằm mục đích hình thành cho trẻ lòng yêu20thơ, biết cách đọc diễn cảm bài thơ. Làm quen với vần, nhịp thơ, đồng thờigiúp trẻ ghi nhớ, thể hiện bằng việc đọc diễn cảm. Hơn nữa giúp trẻ nâng caonăng lực cảm thụ thơ. Để tiến hành phương pháp này, đầu tiên giáo viên cầnổn định tổ chức, giới thiệu tác phẩm, tác giả. Sau đó đọc thơ cho trẻ nghe 1 –2 lần kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan. Tiếp theo là đàm thoại, phân tíchgiải thích, trích dẫn. Sau đó giáo viên dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Tiếp tụctiến hành chơi củng cố và sau đó kết thúc hoạt động. Phương pháp dạy trẻ kểchuyện diễn cảm là phương pháp nhằm giúp trẻ yêu thích câu chuyện, nhớ vàbiết cách kể lại mạch lạc, diễn cảm đồng thời giúp trẻ phát triển vốn từ, luyệnphát âm, khả năng ghi nhớ. Để tiến hành hoạt động này, giáo viên cần ổn địnhtrẻ đồng thời giới thiệu tác phẩm, tác giả. Sau đó kể cho trẻ nghe truyện 1 – 2lần có sử dụng đồ dùng trực quan, tiếp theo là đàm thoại kết hợp phân tích,giải thích, trích dẫn, sau đó dạy trẻ kể lại chuyện. Tiến hành trò chơi củng cốvà kết thúc hoạt động.1.2.6. Phương pháp sử dụng trò chơiPhương pháp sử dụng trò chơi là phương pháp giúp trẻ khắc sâu nhữngnội dung trọng tâm của tác phẩm cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ, nhằm tái hiệnnhững kiến thức giúp trẻ nhớ lâu.Để tiến hành phương pháp này đầu tiên giáo viên ổn định trò chuyệnbằng một tác phẩm văn học. . Trong quá trình đọc, kể: kể lần 1 lần 2 có thể sửdụng trò chơi, nếu tác phẩm ngắn thì không nên chơi lần 1, lần 2, có thể chơiđàm thoại. Có thể tiến hành: kể, đọc tác phẩm; đàm thoại; dạy trẻ kể sau đóchơi củng cố. Trò chơi có thể sử dụng để chơi giới thiêu, chơi chuyển tiếp vàchơi củng cố.1.3. Vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ lứa tuổimầm non1.3.1. Tác phẩm văn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ21Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể tách rời với giáo dục trítuệ, đạo đức, được xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân và cần phải bắtđầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Nhu cầu về cái đẹp ở mỗi người là nhu cầu cótính bản chất, gắn liền với quá trình phát triển thể chất và tinh thần và giáodục thẩm mỹ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cho trẻ làm quen vớitác phẩm văn học.Cái đẹp xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong tự nhiên, trong xã hội và trongnhững tác phẩm văn học hay tồn tại trong mối quan hệ giữa chủ thể thưởngthức với khách thể.Mặt khác, trẻ mầm non là lứa tuổi thích cái đẹp và muốnchinh phục cái đẹp đó nên đã thôi thúc tâm hồn trẻ những xúc cảm, tình cảmđể từ đó trẻ có thể nhìn nhận cái đẹp một cách tổng thể nhất. Tác phẩm vănhọc luôn là món ăn tinh thần “hợp khẩu vị” đối với tất cả mọi người. Mặtkhác trong văn học chứa đựng nhiều thể loại khác nhau đem tới cho trẻ nhiềucung bậc như từ trong thế giới huyền thoại của truyện cổ tích con người ấytrực tiếp giao cảm với thiên nhiên, với sự vật xung quanh cho tới những cungbậc của tình cảm anh em, bà cháu, hay giữa sự vật, hiện tượng với con người.Tất cả giao hòa với nhau trong chính mỗi tác phẩm.Những hình tượng tươi sáng trong tác phẩm, những bức tranh thiênnhiên giàu chất thơ được vẽ nên bằng ngôn ngữ, nhạc điệu của những vần thơ,tính biểu cảm của ngôn ngữ sẽ tạo cho trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, tâm hồn, tìnhcảm cao đẹp, sự phong phú của đời sống tinh thần. Bài thơ “Nắng bốn mùa”của Mai Anh Đức đã làm nên cái điều kì diệu của nắng bằng nhiều từ ngữ chỉmàu sắc, trạng thái giúp trẻ cảm nhận được bức tranh ánh nắng của các mùakhác nhau rực rỡ nhiều sắc màu. Hay trong bài thơ “Mưa” của Nguyễn Diệuđã lột tả được vẻ đẹp của những hạt mưa, những hình ảnh nhân hoá làm chomưa trở nên sống động giúp trẻ cảm nhận được muôn hình muôn vẻ của bứctranh mưa.Tác phẩm văn học mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người với conngười, tình anh em, bố mẹ, ông bà, bạn bè, cô giáo…, kích thích sự chú ý của22con người, đến thế giới bên trong của con người ấy.Trẻ tích cực đồng cảm vớinhân vật của tác phẩm, đồng thời đi sâu khai thác nhân vật đó bằng nhiều hìnhthức khác nhau. Tác phẩm văn học nói lên niềm vui, nỗi buồn của nhân vậtlàm cho trẻ hồi hộp, cảm động như chính đó là niềm vui, nỗi buồn của bảnthân trẻ. Cùng với nhân vật của truyện cổ tích, trẻ cảm thấy cái cảm giác hồihộp trong những giây phút căng thẳng trong truyện thần thoại, hay cảm giácbằng lòng, khoan khoái với thắng lợi của chính nghĩa, của cái thiện trongnhững tác phẩm truyện dân gian…Đồng thời thông qua các nhân vật, hìnhảnh trong các câu chuyện, bài thơ mà trẻ biết được sống, hành động như thếnào là tốt, là đúng, là đẹp, từ đo hướng trẻ tới chân – thiện – mĩ. Trong truyện“Cô bé quàng khăn đỏ” đã hình thành cho trẻ tình cảm mẹ con đồng thời mởra cho trẻ những cung bậc cảm xúc khác nhau trong thế giới nội tâm nhân vật.Như vậy, qua quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, dưới sựhướng dẫn của cô giáo, trẻ em sẽ hình thành và phát triển những cảm xúcthẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thụ văn học, khả năng hoạt độngnghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm nonkhông chỉ cung cấp cho trẻ những nhận thức thẩm mỹ mà còn hướng tới hoạtđộng sáng tạo thẩm mỹ. Trẻ em không chỉ cảm thụ mà phải hành động, sángtạo. Nhờ sự độc đáo sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc biểu đạt hiện thựcbằng hình tượng nghệ thuật, cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, trong đời sốngđi vào văn học nghệ thuật đã làm nên những giá trị thẩm mỹ thể hiện mộtquan niệm về cái đẹp.1.3.2. Tác phẩm văn học góp phần giáo dục lòng nhân áiGiáo dục lòng nhân ái cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọngở trường mầm non, được coi là một quá trình rèn luyện có mục đích nhâncách trẻ. Hình thành cho trẻ những ý niệm về tốt xấu, về sự trung thực, sựkhiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm…Đề23hình thành những phẩm chất này, văn học nghệ thuật là một phương tiện hữuhiệu.Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc giáo dụcđạo đức cho tuổi thơ, Bác dạy thiếu niên nhi đồng: “Yêu tổ quốc, yêu đồngbào, học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt kỉ luật tốt,…khiêm tốn, thật thà,dũng cảm”. Đó chính là nội dung, nền tảng đạo đức chân chính của con ngườiở mỗi thời đại, đòi hỏi sự nghiệp “trồng người” mà mỗi chúng ta cần phảihướng tới. Có những quan niệm giáo dục truyền thống đã được đưa vàonhững tác phẩm văn học và được trẻ em yêu thích. Qua vẻ đẹp của thiênnhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của con người thể hiệntrong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, ý thức giữ gìnbảo vệ cây xanh… Về những vấn đề này, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiềutrong những áng ca dao, những bài thơ, những đoạn văn, những câu chuyệndành cho trẻ. Ví dụ như: truyện “Sự tích Hồ Gươm”, bài thơ “Ảnh Bác” củaTrần Đăng Khoa.Dạy trẻ yêu quê hương, đất nước là yêu mái nhà dân tộc giản dị, đậmhồn quê, có ấn tượng về ngôi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyềnthống thơ ca dân gian “Ngôi nhà” – Tô Hà.Vẻ đẹp trong tính cách con người được thể hiện dưới nhiều khía cạnhtrong các tác phẩm. những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết yêuthương ông bà, cha mẹ, anh em. Bài thơ “Yêu mẹ” – Nguyễn Bao, “Làm anh”– Phan Thị Thanh Nhàn, truyện “Qùa tặng mẹ” hình thành ở trẻ tình cảmthắm thiết của tình mẹ con. Bài thơ “Bạn mới” – Nguyệt Mai, “Chúng ta đềulà bạn” – Phạm Mai Chi và Hoàng Dân đã giáo dục trẻ tình thân ái, đoàn kếtlẫn nhau, sự khiêm tốn “Chú gà trống kiêu căng”. Bài thơ “Hạt gạo làng ta” –Trần Đăng Khoa đã dạy trẻ lòng biết ơn, kính trọng những con người laođộng, yêu quý, trân trọng những thành quả lao động được chắt chiu từ nhữnggiọt mồ hôi. Văn học hình thành ở trẻ lòng biết ơn và kính yêu lãnh tụ, nhữngngười có công với đất “Chú Giải phóng quân”. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra24tiền đề cho xu hướng tư tưởng của nhân cách. Đó là biểu hiện của việc hìnhthành những cá nhân đầu tiên khi làm quen với tác phẩm.Như vậy, văn học nghệ thuật và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất tâmhồn, phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Vì vậy cần quan tâm đặc biệt tới vấnđề này.1.3.3. Tác phẩm văn học góp phần giáo dục nhận thứcTrẻ em luôn khao khát nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, các emmuốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồn tại của cuộc sống vào khối ócbé nhỏ của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ rất phong phú và phức tạp,trong điều kiện đó thì những câu ca dao, bài thơ, câu chuyện là những bài họcđầu đời giúp các em nhận thức về thế giới xung quanh, chính xác hóa nhữngbiểu tượng đã có về thực tế xã hội, dần dần cung cấp cho các em những kháiniệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống.Trẻ có thể tự mình nhận thức về tự nhiên thông qua các tác phẩm như:Sự tích hoa dâm bụt, mưa, chú đỗ con… hay nhận thức về mối quan hệ xã hộixung quanh trẻ như: Quả bầu tiên, tết đang vào nhà, Bánh chưng bánh giày…Thiên nhiên phong phú từ bao giờ đã là đối tượng miêu tả của văn học. Trongvăn học dành cho thiếu nhi, chúng ta gặp không ít những tác phẩm miêu tả,phản ánh thế giới thiên nhiên tươi đẹp, qua các tác phẩm ấy, trẻ em nhận rađược phong cảnh thiên nhiên quen thuộc như Tết, mùa xuân thể hiện qua bàithơ “Tết đang vào nhà”, “Hồ sen” của tác giả Nhược Thuỷ.Mỗi bài thơ, câu chuyện đều giới thiệu cho trẻ về một góc, một mặt củađời sống: Có khi là quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, có khi là sinh hoạttrong gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú công nhân, sinh hoạt ởtrường mẫu giáo, cũng có khi là cuộc sống ở một đất nước xa xôi với nhiềuphong tục tập quá. Nhưng tất cả đều hướng tới việc nhận thức của trẻ, thúcđẩy khả năng qua sát, tìm tòi, khám phá ở mỗi trẻ, bồi dưỡng năng lực cá25

Video liên quan

Chủ Đề