Từ mượn là gì cho ví dụ

Skip to content

Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có sự vay mượn, du nhập từ vựng từ bên ngoài vào. Lý do đơn giản là vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm. Ngoài ra, đó cũng là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập văn hóa. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hệ thống từ mượn tiếng Việt cũng khá phong phú và đa dạng.

Từ mượn là gì?

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài [ngôn ngữ cho] để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

Trích wikipedia

Dù vậy, nên tránh việc lạm dụng từ mượn làm mất đi bản sắc ngôn ngữ, văn hóa Việt và sự đa dạng của ngôn ngữ.

Các loại từ mượn phổ biến

Sau đây là các ví dụ về từ mượn

Từ mượn tiếng Hán

Từ Hán Việt tạo nên cảm giác trang trọng. Ngược lại, trong một số trường hợp, từ thuần Việt gây cảm giác thô, buồn hoặc thương đau nhưng từ Hán Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. [ví dụ: chết có thể được thay thế là băng hà].

Dù vậy, theo nghiên cứu của GS Mark Alves và cuốn Từ ngữ Hán Việt tiếp nhận và sáng tạo – NXB Khoa Học Xã Hội năm 2018 cho thấy chỉ có chưa tới 40% là từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay.

Mục đích khi dùng từ mượn tiếng Hán:

  1. Để bổ sung những từ còn thiếu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, văn hóa, pháp luật và giáo dục. Đi cùng chiều dài lịch sử, người Việt chúng ta vừa vay mượn nhiều từ tiếng Hán, vừa tạo nên hệ thông từ mới.
  2. Tạo ra lớp từ mới có sắc thái nghĩa khác từ đã có trong tiếng Việt. Do được sử dụng hằng ngày trong giao tiếp nên tiếng Việt không thể biểu thị được những sắc thái ý nghĩa trang trọng hay khái quát.

Để khắc phục, tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ tiếng Hán có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái ý nghĩa khác. Ví dụ:

  • Thính giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: thính có nghĩa là nghe, giả cũng có nghĩa là nghe.
  • Chiến lược: được tạo thành bởi hai chữ đó là chiến là chiến thuật, nước đi, lược có nghĩa là tóm tắt.

Từ mượn tiếng Ấn- Âu

Pháp xâm lược giữa thế kỉ 19 ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ viết của dân ta. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn – Âu [chủ yếu là gốc Pháp] rất nhiều ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Các từ phân chia thành các âm tiết và phát âm theo cơ cấu ngữ âm âm tiết Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình.

Có thể kể đến một số cách thức Việt hóa ngôn ngữ Ấn- Âu như sau:

  • Thêm thanh điệu cho các âm tiết. Ví dụ: cà phê, vét tông,…
  • Bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm, ví dụ: kem [crème]; van [valse].
  • Thay đổi một số phụ âm cho phù hợp với hệ thống âm tiếng Việt. Ví dụ: bốc [box]; pa tê [paté]…
  • Rút gọn từ. Ví dụ: xăng, lốp,…
  • Từ chỉ được Việt hóa một phần thường được viết các âm tiết liền nhau hoặc giữa các âm tiết có gạch nối. Ví dụ: côngtơ [công-tơ]; ampe [am-pe].
  • Những từ không được Việt hóa hoặc được Việt hóa rất ít cần phải giữ được tính chính xác và tính quốc tế, có phạm vi sử dụng hẹp. Ví dụ: vôn, nơtron,..
  • Trong những trường hợp cần thiết,người ta còn phải tự chuyển các từ vay mượn của ngôn ngữ Ấn-Âu. Ví du: dicdac [zigzac].

Ví dự về từ mượn

Ví dụ về từ mượn tiếng Trung Quốc / tiếng Hán

  1. âm dương
  2. bát quái
  3. đạo đức
  4. Đột Quyết
  5. khí công
  6. Khổng Tử
  7. ngũ hành
  8. Nho giáo
  9. tam giới
  10. tam giáo
  11. Thái cực
  12. Thổ Phồn
  13. thiên hạ
  14. thiên tử
  15. Trung Quốc
  16. Trung Nguyên
  17. vạn tuế

Ví dụ về từ mượn tiếng Pháp

  1. Ăn uống: ba tê [tiếng Pháp: pâté], bánh ga tô [gâteau], bia [bière], bít tết [bifsteck], bơ [beurre], ca cao [cacao], cà phê [café], cà rốt [carotte], giăm bông [jambon], kem [crème], mù tạt [moutarde], pho mát [fromage], sơ ri [cerise], xa lát [salade], xúc xích [saussisse]…
  2. Thời trang: áo bờ lu [blouse], áo may ô [maillot], gi lê [gilet], khuy măng sét [manchette], sơ mi [chemise], vét-tông [veston], xi líp [slip], com-lê [complet], đờ-mi [demi]…
  3. Y dược: a-xít [acide], coóc-ti-cô-ít [corticoïde], li-pít [lipide], pê-ni-xi-lin [péniciline], vắc xin [vaccine], vi-ta-min [vitamine]…
  4. Nhạc họa: ghi-ta [guitare], măng đô lin [mandoline], vi ô lông [violon]…
  5. Kỹ thuật: ban công [balcon], bê tông [béton], cờ lê [clé], ê tô [étau], mỏ lết [molette], ô văng [auvent], ống típ [tube], ta luy [talus], tôn [tôle], tuốc-nơ-vít [tournevis]…
  6. Quân sự: boong ke [bunker], lô cốt [blockhaus], quy lát [culasse], xe tăng [tank]…
  7. Khác: bi đông [bidon], bi da [billard], búp bê [poupée], cải xoong [cresson], chó béc-giê [berger], công te nơ [container], ga [gare], mít tinh [meeting], sạc [charge], tắc xi [taxi], xà phòng [savon], xăng [essence], xì căng đan [scandale], xô viết [soviet], ri-đô [“rideau”], gạc-măng-rê [garde manger], ghi đông [guidon]…

Ví dụ về từ mượn tiếng Ấn- Âu

  1. poste – bốt; cafe – cà phê;carrotte – cà rốt; gare – ga; douille – đui [đui đèn]…
  2. sou – xu; chef – xếp; gare – ga; boy – bồi; valse – van; frein – phanh; gramme – gam…
  3. chiến tranh lạnh, nhà văn hóa,…
  4. evenloppe – lốp; essence – xăng; casserole – xoong; creme – kem; cravate – ca vát; hydrogene – hydro…
  5. pho mat, kem, xúc xích, pê-ni-xi-lin, canh ki na, ca-phê-in, sơ mi…

Sử dụng từ mượn trong giao tiếp

Từ mượn có vai trò quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Dù vậy, chúng ta vẫn nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tránh lạm dụng quá nhiều không cần thiết.

Khi sử dụng từ mượn, chúng ta chỉ nên sử dụng trong trường hợp tiếng Việt không có từ tương đương để biểu đạt.

Qua những phân tích ở trên, bạn đọc đã hiểu được Từ mượn là gì? Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Minh

Chuyên viên tư vấn Minh đảm nhiệm tổng hợp và biên tập các bài viết về kiến thức ngành nghề. Minh có kinh nghiệm 2+ năm trong lĩnh vực tư vấn và hướng nghiệp.

Cài đặt Trường Việt Nam này trên iPhone của bạn

, sau đó Thêm vào Màn hình chính

×

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác

Câu hỏi: Từ mượn là gì?

Lời giải:

Từ mượnlà từ vay mượn từ tiếng nước ngoài [ngôn ngữ cho] để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi Từ mượn là gì? nhé:

Nguồn gốc của từ mượn

Trong Tiếng Việt, nước ta vay mượn ngôn ngữ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung vào 4 quốc gia chính có ảnh hưởng nhất đó làtiếng Hán [Trung Quốc]. Ngoài ra, Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp tiếng Anh, tiếng Nga,…

-Từ mượn tiếng Hán: rất quan trọng và chủ yếu trong tiếng Việt bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ví dụ từ mượn tiếng Hán: anh hùng, siêu nhân, băng hà,…hay như các thành ngữ Hán Việt ví dụ như Công thành danh toại, Lục lâm hảo hán, Điệu hổ ly sơn, Nhàn cư vi bất thiện, Đồng cam cộng khổ,Môn đăng hộ đối,Trường sinh bất lão, Vạn sự khởi đầu nan.

+ Từ gốc Hán [Hán cổ]: chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồm,…

+Từ Hán Việt: xuất huyết, từ trần, thổ, bản địa, hôn nhân, phụ nữ,…

-Từ mượn tiếng Anh: tiếng anh phổ biến trên thế giới vì vậy không lạ mà từ mượn tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt.

Ví dụ: taxi, internet, video,rock, sandwich, shorts, show, radar, jeep, clip, PR…

-Từ mượn tiếng Pháp: trước kia nước ta là một phần thuộc địa của Pháp và nhân dân có sử dụng các từ mượn tiếng Pháp.

Ví dụ: Bière [bia], cacao [ca cao], café [cà phê],fromage [pho mát], jambon [giăm bông],balcon [ban công], ballot [ba lô], béton [bê tông],chou-fleur [súp lơ], chou-rave [su hào], clé [cờ lê], coffrage [cốt pha, cốp pha],compas [com pa],complet [com lê],cravate [cà vạt, ca-ra-vát],cresson [cải xoong],crème [kem, cà rem]…

Cách viết từ mượn

Từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt.

Ví dụ: Cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ,…

Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm hai tiếng trở lên thì ta dùng gạch nối để nôí các tiếng lại với nhau.

Ví dụ: pi-a [PR], in-tơ-net [internet], a-xit [acide],…

Nguyên tắc mượn từ

Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi mượn từ cũng có những nguyên tắc riêng đó làkhông sử dụng tùy tiện, lạm dụng các từ mượn. Nếu như lạm dụng thường xuyên sẽ làm hại đến ngôn ngữ Tiếng Việt, về lâu dài khiến cho ngôn ngữ trở nên pha tạp.Bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trong của mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, khi mượn từ cần đảm bảo hai nguyên tắc sau:

Tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc dân tộc.

Bài tập:

Câu hỏi: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?

Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.

Trả lời:

Những từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện.

Những từ mượn của các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét.

Video liên quan

Chủ Đề