Tỷ lệ 1 500 là gì

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định về đồ án quy hoạch chi tiết như sau:

Đồ án quy hoạch chi tiết
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
3. Thời hạn quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư.
4. Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, quy hoạch 1/500 chính là tên của bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.

Theo đó đồ án quy hoạch 1/500 có các nội dung như sau:

- Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch.

- Bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất;

- Bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.

Quy hoạch 1/500 là gì? Có các loại quy hoạch đô thị nào? [Hình từ Internet]

Có các loại quy hoạch đô thị nào? Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị là gì?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 29 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, hiện nay có các loại quy hoạch đô thị như sau:

- Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới.

Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương.

- Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới.

- Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 24 Luật Quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, việc lập đồ án quy hoạch đô thị

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cao hơn đã được phê duyệt.

- Nhiệm vụ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

- Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn ngành.

- Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập.

- Tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội của địa phương và ngành có liên quan.

Việc lấy ý kiến quy hoạch đô thị do cơ quan nào thực hiện?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định về trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị như sau:

Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này trong việc lấy ý kiến.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch đô thị.
4. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.

Thông qua căn cứ trên, việc lấy ý kiến quy hoạch đô thị do các cơ quan sau thực hiện:

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị

- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực.

- Ủy ban nhân dân có liên quan,

- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm.

Riêng đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan sẽ do Bộ Xây dựng thực hiện.

Tỷ lệ 1 500 là bao nhiêu cm?

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.

Đất tỷ lệ 1 500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là tên gọi của loại bản đồ khu quy hoạch. Loại bản đồ này là cơ sở để xác định mốc lộ giới khu vực được quy hoạch và cũng là căn cứ để kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, giải tỏa đền bù. Bản đồ này là dạng thực hiện chi tiết quy hoạch tỷ lệ 1/2000.

Quy hoạch chi tiết 1 2000 và 1 500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể. Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị.

Bản đồ có tỉ lệ 1 500 là bán đồ loại gì?

Bản đồ quy hoạch 1/500 là bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng. Đây cũng là cơ sở để thể hiện vị trí của công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và triển khai thi công xây dựng.

Chủ Đề