U krukenberg là gì

U Krukenberg là thuật ngữ được dùng để chỉ những khối u thứ phát tại buồng trứng. Năm 1896, bác sĩ người Đức Friedrich Krukenberg [1871 – 1946] báo cáo 5 trường hợp mà ông cho rằng là một dạng u buồng trứng nguyên phát mới [9], [93]. Sáu năm sau, người ta phát hiện ra bản chất của u là những tổn thương thứ phát. Loại u này sau đó được gọi là u Krukenberg.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, u Krukenberg chỉ chiếm 1% – 2% các u buồng trứng nói chung và chiếm 5% – 10% các u buồng trứng ác tính [9],[81]. Vị trí tổn thương nguyên phát thường gặp nhất là ung thư dạ dày [76%], tiếp đến là ung thư đại-trực tràng [11%] [9], [93]. Ngoài ra có thể gặp các vị trí tổn thương nguyên phát khác như vú, thận, bàng quang, cổ tử cung.

Cơ chế di căn của u Krukenberg cho đến nay vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có 4 giả thuyết về cơ chế di căn của u được đưa ra là di căn theo đường máu, đường bạch huyết, đường cấy ghép tế bào từ phúc mạc và theo đường kế cận [49], [95]. Gần đây, cùng với sự phát triển của HMMD, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu và cơ chế di căn của u Krukenberg đã dần được làm rõ. Theo đó, ung thư dạ dày thường di căn tới buồng trứng qua con đường bạch huyết, trong khi ung thư đại-trực tràng chủ yếu di căn tới buồng trứng qua đường máu [93].

Về chẩn đoán, bệnh cảnh lâm sàng của u Krukenberg khá đa dạng. U có thể được chẩn đoán đồng thời với u nguyên phát, nhưng cũng có trường hợp u được phát hiện trước tổn thương nguyên phát [trong trường hợp tổn thương nguyên phát quá nhỏ], hoặc xuất hiện sau tổn thương nguyên phát một thời gian. Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, đặc biệt là hóa mô miễn dịch đã giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán phân biệt những khối u buồng trứng ác tính nguyên phát với những tổn thương thứ phát tại buồng trứng, cũng như xác định vị trí của u nguyên phát [9], [63], [64].

Vấn đề điều trị u Krukenberg vẫn còn có nhiều tranh luận, không có phương pháp điều trị tối ưu cho u Krukenberg và phẫu thuật vẫn được coi là phương pháp điều trị chủ yếu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp này chỉ có ý nghĩa khi tổn thương còn khu trú tại buồng trứng. Nhưng ngay cả khi được phẫu thuật thì tiên lượng bệnh cũng không được tốt, với thời gian sống thêm trung bình là 14 tháng [9]. Hoá chất cũng được áp dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ đối với bệnh nhân u Krukenberg, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này vẫn cần được nghiên cứu và đánh giá thêm [77].

Cho đến nay, trên thế giới và đặc biệt là tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về u Krukenberg cả trên phương diện chẩn đoán cũng như điều trị. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học của u Krukenberg di căn từ ung thư đường tiêu hóa.

2. Đánh giá kết quả điều trị u Krukenberg di căn từ ung thư đường tiêu hóa.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12

1.1. Giải phẫu buồng trứng 12

1.1.1. Hình thể ngoài và liên quan 12

1.1.2. Phương tiện giữ buồng trứng và các dây chằng buồng trứng 13

1.1.3. Mạch và thần kinh buồng trứng 13

1.2. Dịch tễ học 14

1.3. Đặc điểm bệnh học 14

1.3.1. Cơ chế di căn 14

1.3.2. Lâm sàng 16

1.3.3. Cận lâm sàng 18

1.3.4. Mô bệnh học 20

1.3.5. Chẩn đoán 22

1.4. Điều trị 24

1.4.1 Phẫu thuật 24

1.4.2. Hóa chất 25

1.5. Tiên lượng 26

1.6. Lịch sử nghiên cứu 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 30

2.1.3. Công thứ tính cỡ mẫu 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 31

2.2.2. Các bước tiến hành 32

2.2.3. Xử lý số liệu 37

2.2.4. Đạo đức nghiên cứu 37

2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học 39

3.1.1. Lâm sàng 39

3.1.2. Cận lâm sàng 48

3.1.3. Đặc điểm GPB 53

3.2. Kết quả điều trị 54

3.2.1. Kết quả sống thêm toàn bộ 54

3.2.3. Sống thêm 2 năm theo nhóm tuổi 55

3.2.4. Sống thêm theo vị trí u nguyên phát 56

3.2.5. Sống thêm theo thời điểm phát hiện u Krukenberg 57

3.2.6. Sống thêm theo điều trị bổ trợ sau PT 58

3.2.7. Sống thêm theo mức độ lan rộng của tổn thương di căn 59

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học 60

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 60

4.1.2. Cận lâm sàng 71

4.2. Kết quả điều trị 77

4.2.1. Sống thêm toàn bộ 77

4.2.2. Sống thêm theo một số yếu tố 78

KẾT LUẬN 84

KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề