Uống fortrans bao lâu thì đi ngoài

Thuốc Fortrans là một loại thuốc kê đơn thường được chỉ định cho người bệnh sử dụng trước khi nội soi đại tràng hay phẫu thuật đại tràng. Thuốc có tác dụng làm rỗng ruột nhờ có chứa các thành phần gây tiêu chảy. Cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn.

Fortrans là một loại thuốc xổ kê toa có tác dụng làm rỗng đại tràng
  • Tên thuốc: Fortrans
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Bột pha dung dịch uống

Sau đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Fortrans, bạn cần nắm để dùng thuốc đúng mục đích:

Thuốc Fortrans có chứa một số thành phần chính sau đây:

  • Anhydrous sodium sulfate 5,7g
  • Sodium bicarbonate 1,68g
  • Sodium chloride 1,46g
  • Potassium chloride 0,75g

Ngoài ra, thuốc còn có chứa chất Polyethyleneglycol 4000 với hàm lượng 64g không được hấp thu nhưng có tác dụng làm tăng lượng nước khi uống vào. Bên cạnh đó, thuốc còn chứa các thành phần tá dược khác như Saccharine sodium và hương vị trái cây.

Tác dụng chính được ghi nhận của thuốc Fortrans là làm rỗng đại tràng nhờ cơ chế gây tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc còn chứa nhiều loại muối khoáng đem đến tác dụng dược lý tương đối đa dạng.

  • Macrogol 4000 là những polymer dài thẳng có khả năng liên kết với các phân tử nước thông qua cầu nối hydrogen. Khi uống vào chúng sẽ làm tăng lượng dịch ở trong lòng ruột. Lượng dịch này không bị hấp thu nên dung dịch còn có tác dụng nhuận tràng.
  • Bicarbonate Natri có tác dụng phòng ngừa nhiễm toan chuyển hóa.
  • Các muối khoáng khác như Saccharin Natri, Kali clorid, Sulfate natri, Natri clorid… sẽ giúp bù lại lượng điện giải đã mất sau khi làm sạch đại tràng.

Thuốc Fortrans dùng rửa đại tràng, được bác sĩ chỉ định để chuẩn bị cho các tình huống sau:

  • Thực hiện thăm dò X-quang hay nộ soi
  • Phẫu thuật đại tràng

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất và bác sĩ chuyên khoa, không nên sử dụng thuốc Fortrans trong các trường hợp sau đây:

  • Những người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Người đang bị mất nước.
  • Người vừa trải qua phẫu thuật, thuốc tê vẫn chưa hết tác dụng.
  • Người bị tắc ruột hoặc liệt ruột
  • Tổng trạng suy yếu, nhất là bệnh nhân suy tim nặng
  • Niêm mạc ruột suy yếu nặng hay ung thư đại tràng tiến triển

Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng: Dấu hiệu, chế độ ăn và cách chữa bệnh hiệu quả

Trước khi dùng thuốc bạn nên đọc kỹ thông tin về liều lượng và cách dùng đính kèm trên tờ hướng dẫn để nắm rõ. Đây là thuốc kê toa nên cần dùng đúng chỉ định về liều dùng và tần suất mà bác sĩ đưa ra.

Cần dùng thuốc fortrans theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng cũng như thời gian uống thuốc khi bác sĩ chưa có yêu cầu. Báo ngay cho bác sĩ khi liều được kê không đáp ứng.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Fortrans:

  • Loại thuốc này được chỉ định sử dụng theo đường uống.
  • Cần hòa tan 1 gói thuốc trong khoảng 1 lít nước sôi để nguội. Số lượng dịch cần thiết để có thể gây tiêu chảy nước trong là khoảng từ 3 – 4 lít.
  • Trường hợp phẫu thuật vào buổi sáng thì thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định vào chiều ngày trước đó. Còn trường hợp phẫu thuật được thực hiện buổi chiều thì cần dùng thuốc vào buổi sáng, chú ý nên cách thời gian mổ ít nhất 3 giờ đồng hồ.

Cũng giống như các loại thuốc khác, cần bảo quản thuốc Fortrans ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp. Với thuốc đã được pha thành dung dịch cần uống ngay. Tuyệt đối không dùng khi thuốc đã có dấu hiệu hư hỏng hay hết hạn.

Hiện nay, thuốc Fortrans được bán phổ biến ở các bệnh viện và nhà thuốc trên toàn quốc với giá tham khảo là khoảng 154.000 VNĐ/ 1 hộp 4 gói. Giá bán trên có thể sẽ dao động tùy thuộc vào từng địa chỉ phân phối lẻ.

Để tránh những vấn đề ngoại ý phát sinh khi sử dụng thuốc Fortrans, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

Cần dùng thuốc Fortrans theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ về cả liều lượng, tần suất cũng như thời gian. Chủ động báo cho bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn đang mang thai hay cho con bú. Hiện vẫn chưa có báo cáo về lợi ích của thuốc khi dùng cho trẻ em. Chính vì thế cần thận trọng và tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng khi trẻ chưa đủ 18 tuổi.

Trước khi dùng thuốc fortrans hãy chủ động chia sẻ với bác sĩ nếu bạn đang mang thai

Chủ động chia sẻ với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong thuốc. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc nên hãy báo cho bác sĩ khi cơ thể bạn có bất cứ vấn đề nào.

Thuốc Fortrans có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc thường hiếm xảy ra và không cần phải điều trị.

Hãy chú ý khi gặp phải các vấn đề sau:

  • Cảm giác no và căng tức bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn ói khi mới dùng

Mặc dù các tác dụng phụ của thuốc này được đánh giá là không nghiêm trọng nhưng bạn cũng nên báo cáo với bác sĩ để dự phòng các trường hợp nguy hiểm có thể phát sinh.

Thuốc Fortrans được ghi nhận là có thể làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các phản ứng phụ. Hãy chủ động báo cho bác sĩ thông tin về tất cả các thuốc bạn đang dùng để có thể dự phòng tương tác.

Trường hợp phát hiện tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng dùng thuốc. Hoặc đôi khi chỉ cần thay đổi liều lượng và giãn cách thời gian dùng thuốc cũng đã đủ để khắc phục vấn đề tương tác.

Những thông tin về thuốc Fortrans được đề cập trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho chỉ dẫn chuyên môn. Bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này để tránh gặp phải những vấn đề rủi ro trong quá trình sử dụng.

Xem video: Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu phương pháp điều trị viêm đại tràng mạn tính tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Bản hướng dẫn này sẽ giải thích cách làm sạch ruột già. Bản hướng dẫn sẽ khác nhau nếu bạn bị tiểu đường, bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, chuẩn bị làm can thiệp: CẮT POLYP thì thông báo cho NHÂN VIÊN KHOA NỘI SOI.

Những điều cần thiết:

1.Chống chỉ định của thuốc xổ ruột: BS phòng khám sẽ đánh giá tình trạng của bạn trước khi cho chỉ định nội soi ruột già

-Bệnh nhân khó thở

-Bệnh nhân có suy tim, bệnh thận mạn, có rối loạn nước điện giải nghiêm trọng.

-Bệnh nhân có dấu hiệu tắc ruột: ói nhiều, bụng chướng, đau quặn bụng , không xì hơi lẫn không đi cầu được.

2.Những điều cần làm trước khi chuẩn bị ruột nội soi:

  1. Nếu bạn được chỉ định gây mê: bạn sẽ được BS gây mê đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để đảm bảo cuộc soi an toàn và êm ái.
  2. Nếu bạn được chỉ đinh can thiệp CẮT POLYP, bạn cần xét nghiệm: đông máu toàn bộ để giảm thiểu tối đa biến chứng xuất huyết sau cắt polyp do rối loạn đông cầm máu.Nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu [thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu], bạn cần được BS tim mạch đồng ý cho ngưng thuốc vài ngày để làm thủ thuật.
  3. Bs sẽ giải thích lợi ích và nguy cơ tai biến, biến chứng của cắt polyp cho bạn và cần sự đồng thuận của bạn trước khi tiến hành thủ thuật.

3.Cách thức chuẩn bị ruột:

  1. Thuốc chuẩn bị cho việc rửa ruột – bao gồm: Fortran. Khoa nội soi sẽ cung cấp toa thuốc cho bạn mua tại nhà thuốc.
  2. Bạn sẽ uống hai liều riêng biệt theo TỜ HƯỚNG DẪN do Khoa Nội Soi cung cấp

*Một ngày trước khi làm thủ thuật:

a. Bạn được phép: 1] ăn cháo thịt hay cá loãng, ngũ cốc [cereal] mà không có hạt với sữa; 2] uống nước trái cây mà không có bã; và 3] uống tất cả các loại chất lỏng và trong mà bạn thích, bao gồm cả nước, trà và cà phê.

4] KHÔNG ĂN: CHẤT XƠ [ các loại rau củ quả có chất xơ]

b. Nếu bạn đang làm hóa trị 1-2 tuần trước khi làm nội soi, bạn sẽ cần phải làm một xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu này nên làm trong hai mươi bốn [24] giờ trước khi làm thủ thuật. Kết quả sẽ xác định bạn có thể làm nội soi hoặc nên dời ngày lại

c. Sau 17h: bạn cần nhịn ăn.Bạn có thể uống nước.

d. Bạn sẽ uống liều thuốc thứ 01 [ giờ bắt đầu uống sẽ được điều dưỡng ghi cụ thể trong TỜ HƯỚNG DẪN]: 01 gói Fortran pha với đủ 01 lít nước lọc uống trong vòng 1 tiếng [ Lưu ý: bạn không được lâu hơn 1 tiếng sẽ giảm tác dụng của thuốc.Tuy nhiên, bạn có thể uống sớm hơn 1 tiếng ].Sau đó, bạn sẽ đi lỏng vài lần trong đêm.

e.Bạn có thể thay nước lọc bằng các loại nước trắng trong, KHÔNG MÀU khác như: nước dừa, Spite, 7-up,nước ép trái cây,…..

f.Tuyệt đối: không uống nước có màu như cà phê, sữa, sting đỏ sẽ nhầm lẫn với máu hoặc bám đục niêm mạc dẫn đến sai lệch chẩn đoán

* Vào ngày làm thủ thuật:

a. Để đảm bảo an toàn cho bạn, sắp xếp một người lớn có thể đi với bạn đến buổi hẹn, đưa bạn về và ở lại với bạn. Bạn sẽ được cho thuốc an thần để làm cho bạn ngủ trong khi làm thủ thuật. Nếu bạn không có người đi cùng, thủ thuật nội soi sẽ được hoãn lại hoặc dời lại.

b.Bạn cần tiếp tục nhịn ăn.

c. Buổi sáng, bạn sẽ uống liều thuốc 02 [ giờ bắt đầu uống sẽ ghi trong TỜ HƯỚNG DẪN] bao gồm: 02 gói Fortran pha với 02 lít nước lọc uống trong vòng 02 tiếng [Lưu ý: không uống lâu hơn 2 tiếng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc].Sau đó, bạn sẽ đi cầu nhiều lần đến khi bạn đi cầu ra NƯỚC TRONG SUỐT để đảm bảo ruột bạn sạch thì BS mới quan sát được những sang thương u hoặc polyp nhỏ [ < 5mm].Nếu bạn đã uống đủ 02 lít nước mà đi cầu vẫn còn lợn cợn phân, bạn cần uống thêm nước lọc cho đến khi: bạn đi cầu NƯỚC TRONG SUỐT.

d. Nếu bạn được nội soi gây mê, bạn cần NGƯNG UỐNG NƯỚC 2 TIẾNG trước khi nội soi

e. Bạn có thể thay nước lọc bằng các loại nước trắng trong, KHÔNG MÀU khác như: nước dừa, Spite, 7-up,nước ép trái cây,…..

f. Tuyệt đối: không uống nước có màu như cà phê, sữa, sting đỏ sẽ nhầm lẫn với máu hoặc bám đục niêm mạc dẫn đến sai lệch chẩn đoán

4. Săn sóc tại nhà:

  1. Thuốc làm bạn đi cầu. Nếu bạn bị rát ở vùng hậu môn, hãy rửa sạch. Bạn có thể dùng miếng thuốc dán [thí dụ như Tucks®] và chất mỡ [thí dụ như Vaseline®] để giúp làm dịu da.
  2. Sau khi nội soi, bạn có thể đau quặn bụng nhẹ do BS bơm hơi để quan sát tổn thương.Bạn chỉ cần xì hơi là sẽ hết đau bụng.
  3. Nếu bạn được gây mê: Đừng lái xe, vận hành máy móc hoặc đi làm, cho đến một ngày sau khi bạn nội soi.
  4. Sau khi cắt polyp, bạn sẽ đọc bảng hướng dẫn theo dõi sau cắt polyp tại BẢNG THÔNG TIN tại Khoa Nội Soi bao gồm những lưu ý sau:
  • Uống sữa hoặc tất cả các loại nước LẠNH trong ngày đầu tiên sau cắt polyp.
  • Ngày thứ 2-4, bạn có thể ăn cháo loãng nguội.
  • Ngày thứ 5, bạn có thể ăn uống lại bình thường.
  • Hạn chế vận động mạnh, cường độ cao trong ít nhất 02 tuầh đầu sau cắt polyp.

5.Vấn đề về y khoa hay trường hợp khẩn cấp:

Bạn cần nhập viện ngay khi có các dấu hiệu sau 

  1. Ói nhiều lần khi đang uống thuốc xổ.
  2. Uống trên 2 lít thuốc xổ mà vẫn không đi cầu được.
  3. Ói ra máu hay đi cầu ra máu đỏ tươi hay đỏ bầm sau cắt polyp.
  4. Đau ở bụng dưới một cách trầm trọng.
  5. BN mệt nhiều, khó thở

6HẸN TÁI KHÁM HOẶC NỘI SOI:

-Sau khi nội soi, nếu bs có làm SINH THIẾT [ giải phẫu bệnh lý] nhằm xác định bệnh lý bạn là: lành tính, ác tính [ ung thư], viêm loét, lao hay các vấn đề khác.Xin vui lòng lấy kết quả theo lịch hẹn.

-Lần nội soi tiếp theo, xin vui lòng đem theo kết quả: NỘI SOI VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ  để BS có thể theo dõi, đánh giá bệnh của bạn đã tốt hơn, xấu hơn hay đã khỏi hoàn toàn và có kế hoạch chỉ định thời gian kiểm tra định kỳ cho bạn [ quan trọng: sau cắt ung thư đại tràng, cắt polyp để phòng ngừa ung thư đại tràng,….]

Video liên quan

Chủ Đề