Tế bào gốc để được bao lâu

Tế bào gốc bảo quản như thế nào là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nguyên nhân phải hết sức cẩn thận trong việc bảo quản tế bào gốc đó chính là mức giá bỏ ra để sở hữu nó đã quá đắt đỏ. Và nếu không biết cách bảo quản cẩn thận thì có thể sẽ bị giảm các dưỡng chất quý.

Tế bào gốc bảo quản như thế nào để không sợ hỏng?

Tế bào gốc là gì?

Khái niệm tế bào gốc

Hiểu đơn giản, tế bào gốc chính là các tế bào sinh học có khả năng tái tạo mô tổn thương, hình thành mô mới tại các bộ phận trong cơ thể. Hiện nay, ứng của tế bào gốc trong việc điều trị bệnh cũng như làm đẹp rất phổ biến bởi tính hiệu quả tuyệt vời mà tế bào gốc mang lại. Có thể nói, việc ứng dụng thành công tế bào gốc trong các hoạt động y học là một bước tiến rất lớn.

Tế bào gốc trong làm đẹp

Tế bào gốc hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong làm đẹp. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất là tạo thành các chế phẩm tế bào gốc để làm mỹ phẩm dưỡng da. Và hình dạng cụ thể của tế bào gốc trong các loại mỹ phẩm đó là serum dưỡng da. Các mỹ phẩm này được biết tới với tên gọi là serum tế bào gốc.

Tế bào gốc bảo quản như thế nào?

Rất nhiều chị em đau đầu khi không biết tế bào gốc bảo quản như thế nào. Cách bảo quản đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất trong serum tế bào gốc được đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng. Cũng bởi mức giá quá đắt đỏ của sản phẩm mà nếu không có cách bảo quản đúng thì sẽ là một sự phí phạm.

Cách bảo quản tế bào gốc hiệu quả

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Cũng như các loại mỹ phẩm thì serum tế bào gốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Các hoạt chất sinh học của tế bào gốc có thể bị thay đổi khi ở trong điều kiện nhiệt độ quá cao. Bạn cũng không nên để tế bào gốc trong nhà tắm bởi đây là nơi rất dễ hình thành vi khuẩn bởi độ ẩm cao.

Không để chung với các loại mỹ phẩm khác

Khi để cùng các loại mỹ phẩm khác ở trong ngăn tủ không hề lý tưởng bởi nhiều đồ cùng đặt chung tại một khu vực thì sẽ khiến nhiệt độ tăng cao. Tốt nhất là hãy để giãn cách mỗi món đồ mỹ phẩm của bạn với khoảng cách là 1 đến 2 cm nhé!

Bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp

Tế bào gốc bảo quản như thế nào là lý tưởng nhất ư? Trong tủ lạnh chuyên dụng đựng mỹ phẩm là tốt nhất. Môi trường trong tủ lạnh sạch khuẩn, nhiệt độ điều chỉnh phù hợp là nơi thích hợp nhất để bảo quản sản phẩm tế bào chết của bạn trong thời gian sử dụng lâu dài vẫn giữ được chất lượng vốn có. 

Bảo quản tế bào gốc trong tủ lạnh riêng hiệu quả nhất

Do vậy, nếu có thể thì bạn hãy sắm riêng một chiếc tủ lạnh mini kích thước vài chục cm để bảo quản mỹ phẩm nói chung và tế bào gốc nói riêng hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách bảo quản tế bào gốc bảo quản như thế nào sao cho đúng cách tránh thất thoát lãng phí.

Tế bào gốc máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn rất dồi dào tế bào gốc. Tế bào gốc máu dây rốn có ưu điểm khác với các tế bào gốc được tạo ra từ tủy xương là những tế bào gốc này chưa bị hư hại do bệnh tật, đột biến. Tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW, quy trình thu thập, điều chế và lưu trữ tế bào gốc được thực hiện theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế bởi hệ thống thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia, cán bộ được đào tạo chuyên sâu tại các cơ sở hàng đầu về tế bào gốc, đặc biệt là đào tạo tại Mỹ, Nhật Bản.

Quy trình thu thập, xử lý máu dây rốn

Thời điểm lấy máu dây rốn tốt nhất là ở đoạn giữa của quá trình sinh nở, sau khi trẻ đã ra đời và cắt, kẹp dây rốn nhưng bánh rau vẫn còn nằm trong cơ thể mẹ. Kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn để máu đi vào túi có chất chống đông và cố gắng lấy được toàn bộ số máu trong dây rốn. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy thêm máu từ bánh rau sau khi đẻ rau. Kỹ thuật này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ.

Máu dây rốn được thu thập bằng cách sử dụng túi dẻo vô trùng, tương tự như cách lấy máu của người hiến máu

Máu dây rốn sau thu thập sẽ được xử lý với nhiều kỹ thuật chuyên sâu và phức tạp để phân lập, loại bỏ bớt các thành phần thừa như hồng cầu, huyết tương, giữ lại thành phần chính là lớp tế bào có nhân rất giàu tế bào gốc. Điều đó sẽ giúp khối tế bào gốc được tinh sạch, thu gọn thuận tiện hơn cho việc lưu trữ bảo quản.

Ngoài ra, mẫu tế bào gốc còn được tiến hành các xét nghiệm để đánh giá số lượng tế bào gốc, định nhóm máu ABO, Rh[D], sàng lọc các bệnh truyền nhiễm và bệnh tan máu bẩm sinh, đảm bảo đơn vị tế bào gốc được lưu trữ vừa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như về tính an toàn.

Túi máu dây rốn được các kỹ thuật viên xử lý qua nhiều công đoạn và thực hiện ép để thu được lớp buffy coat chứa nhiều tế bào gốc

Thời gian lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn

Tế bào gốc từ máu dây rốn sau khi xử lý được trộn với dung dịch bảo quản, hạ nhiệt độ theo chương trình đạt dưới -80°C. Sau đó, tế bào gốc được bảo quản đông lạnh trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C. Tế bào gốc sẽ được bảo tồn đầy đủ chức năng vốn có với thời gian lưu giữ lâu dài. Hiện nay trên thế giới chưa có tài liệu công bố thời gian tối đa khi lưu giữ ở nhiệt độ âm sâu nói trên. Vì vậy, về lý thuyết có thể lưu giữ không hạn chế về thời gian nếu có nhu cầu.

Vì vậy, gia đình có thể lưu trữ bao nhiêu lâu cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chung của mẫu máu dây rốn. Mặc dù vậy, thời gian lưu trữ máu dây rốn dịch vụ mặc định trong hợp đồng là 18 năm. Đây là khoảng thời gian đứa trẻ sở hữu máu dây rốn đến tuổi trưởng thành. Đến thời điểm này, nếu bản thân đứa trẻ có nguyện vọng thì có thể tiếp tục ký hợp đồng mới để tiếp tục lưu trữ máu dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Sau khi được xử lý, sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn được chuyển vào túi 2 ngăn để lưu trữ và được bảo quản trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C

Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn nhằm mục đích gì?

Tế bào gốc máu dây rốn được sử dụng vào mục đích chính là điều trị bệnh nhân, chủ yếu là ghép tế bào gốc tạo máu. Hiện nay, đây là chỉ định ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam của nguồn tế bào gốc này.

Chỉ định ghép tế bào gốc cho bệnh máu

Ghép tự thân: 

  • Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào…

Ghép đồng loài:

  • Bệnh ác tính: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy và lympho, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;
  • Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan…

Tuy nhiên, vì trong máu dây rốn còn nhiều loại tế bào gốc có tiềm năng lớn nên trong tương lai còn có thể sử dụng để tìm ra nhiều phương pháp điều trị hiệu quả hơn dựa trên công nghệ tế bào gốc, sửa chữa các mô/tổ chức bị tổn hại khác ngoài cơ quan tạo máu.

Các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Viện Huyết học – Truyền máu TW đang phát triển quy trình để tăng sinh các tế bào gốc trong máu dây rốn, giúp khắc phục nhược điểm về số lượng tế bào thấp của máu dây rốn và có thể ứng dụng được rộng rãi. Khi phát triển thành công, nguồn tế bào gốc này có thể dùng để sửa chữa những tổn thương của cơ, khớp, tim mạch, nội tiết, hệ thần kinh, hô hấp…

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: [024] 37824267, 0963892551

Email: 

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW

Video liên quan

Chủ Đề