Uống thuốc bắc có hại thận không

Cập nhật: 03/07/2019 08:31 | Người đăng: Lường Toán

Nhiều người dùng thuốc bắc trong việc chữa bệnh và tăng cường sức khỏe nhưng một số khác lại băn khoăn về công dụng của nó. Sự thật thuốc bắc có tốt không? Những lưu ý khi dùng thuốc như thế nào?

Uống thuốc bắc có tốt không?

Uống thuốc Bắc có tốt không? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm. Trước khi giải đáp câu hỏi này, các bạn hãy cùng tìm hiểu về loại thuốc này nhéThuốc Bắc thuộc ngành Đông Y, xuất xứ từ miền Bắc. Từ lâu nó đã trở thành phương thuốc sử dụng khá rộng rãi tại Trung Quốc. Có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên nhiều người cho rằng các bộ phận của cây đều an toàn và có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh cho con người. 

Uống thuốc bắc có tốt không?

Tham khảo thêm:

Tùy vào từng loại cây khác nhau sẽ có vị ngọt, hăng cay, đắng, mặn, chua cùng các hoạt tính mát, ấm, bình, hoặc lạnh. Những nguyên liệu được lấy từ các loại cây thảo dược sẽ được phơi khô trước khi sử dụng. Cách sử dụng thuốc bắc truyền thống là sắc thuốc, được hiểu là dùng nguyên liệu đun với nước để uống. 

Trong công đoạn sắc thuốc, người dùng chú ý nên chọn những loại ấm được làm từ đất nung, hoặc gốm sứ để sắc thuốc thay vì các ấm bằng kim loại hoặc hợp kim để hạn chế các thành phần kim loại khi được nung nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây ra phản ứng hóa học ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.

Thực tế thì thuốc bắc có công dụng chữa nhiều loại bệnh. Thông thường nó được sử dụng để làm thanh nhiệt cơ thể. Trường hợp bạn muốn chữa dứt điểm bệnh bằng thuốc bắc thì phải tuân thủ theo cách dùng của các thầy thuốc Đông Y. Nếu như thuốc Tây mang lại tác dụng tức thì, hiệu quả nhanh chóng thì khi sử dụng thuốc Bắc bạn cần phải có sự kiên nhẫn bởi thời gian dùng lâu hơn. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho thấy thuốc Bắc có tác dụng lâu dài từ bên trong. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh khi muốn dùng thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Gần đây rất nhiều câu hỏi “ uống nhiều thuốc bắc có tốt không?” được gửi tới hòm thư của Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM. Theo thầy cô khoa Dược của trường, Thuốc Bắc nếu được sử dụng khoa học, dưới sự hướng dẫn và kê đơn của các bác sĩ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên bạn nên chú ý và cân nhắc đến thời lượng sử dụng. Không nên lạm dụng uống nhiều hoặc thời gian uống quá dài bởi những độc tố trong thuốc có thể sẽ tích tụ vào cơ thể gây tổn thương nội tạng như gan, thận, ruột, dạ dày.

Một số nghiên cứu khác cho rằng uống quá nhiều thuốc Bắc sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư. Do những nguyên liệu đó trong quá trình bảo quản rất có thể bị nấm mốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Uống thuốc Bắc cần lưu ý những gì?

Uống thuốc Bắc kiêng gì?

Trong những lưu ý khi uống thuốc Bắc thì rất nhiều người còn băn khoăn uống thuốc Bắc nên kiêng gì?

Một số điều kiêng kị giúp cho người bệnh đảm bảo chất lượng trong việc sử dụng thuốc như đau dạ dày thì phải kiêng đồ ăn chua, cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, khi chữa các bệnh phong thấp đau nhức thì phải kiêng những đồ hải sản như cua, cá biển, tôm, thịt gà, thịt bò...Bên cạnh đó cần phải kiêng sử dụng một số loại thực phẩm như rau muống, khoai lang, đậu xanh, củ cải trắng…Đây là những thông tin giúp bạn giải đáp uống thuốc bắc kiêng ăn gì?

Về thời gian uống thuốc

Mỗi loại thuốc Bắc sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng vào thời điểm khác nhau. Theo đó bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của các thầy thuốc hoặc tham khảo cách uống thuốc Bắc dưới đây:

Uống trước bữa ăn 30 - 60 phút: Thời gian này được áp dụng với những người chữa bệnh về thận, đường ruột, dạ dày và những bệnh từ lưng trở xuống. Uống thuốc khi chưa ăn gì giúp cho những dược tính nhanh chóng hấp thu vào dạ dày, ruột và xuống thận để phát huy tác dụng tốt hơn. Đồng thời không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng.

Sử dụng thuốc Bắc đúng liều lượng, cách chế biến và cách dùng

Uống thuốc sau bữa ăn khoảng 15 - 30 phút: Thời gian này áp dụng với các loại thuốc chữa bệnh ở phía trên như tâm, phế, ngực, dạ dày. Những loại thuốc này có khả năng gây kích ứng đường tiêu hóa và có độc tính khá cao nên được uống sau khi ăn để tránh việc hấp thụ nhanh gây trúng độc.

Uống vào buổi sáng sớm: Những người uống thuốc với mong muốn bồi bổ sức khỏe thì nên được uống vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì để thuốc được hấp thu tốt nhất. 

Uống trước khi ngủ 15 - 20 phút: Thời gian này áp dụng với những loại thuốc bổ tâm tỳ, ngủ ngon, an thần và chữa các bệnh vùng ngực, ứ trệ. 

Cách uống thuốc Bắc này không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ, do vậy bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Những thông tin trên đây nhằm giải đáp những thắc mắc xung quanh việc uống thuốc Bắc. Nếu còn thắc mắc về việc uống thuốc Bắc có béo không thì theo dõi chuyên mục bài viết tiếp theo các bạn nhé. Chúc các bạn sức khỏe!

Vì nghĩ thuốc đông y “hiền khô” nên nhiều người đã dùng vô tư để chữa bệnh. Tuy nhiên nhiều vị thuốc đông y có độc tính, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người dùng.

Hiện nay trong người dân có quan niệm phổ biến cho rằng thuốc đông y [bao gồm thuốc bắc và thuốc y học cổ truyền] không độc hoặc ít độc hơn thuốc tây y. Quan niệm này có lý do của nó, phần lớn thuốc tây y đi từ con đường tổng hợp của hóa học, tức những hóa chất ít nhiều độc tính, trong khi phần lớn thuốc đông y xuất phát từ cây cỏ là sinh chất thiên nhiên dễ hòa hợp với sự sống của con người hơn các chất nhân tạo.

Nhưng từ quan niệm thuốc đông y ít độc để đi đến chỗ lạm dụng, sử dụng bừa bãi, cứ uống nhiều thuốc đông y vào “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” là điều hết sức nguy hại. Chưa kể người ta có thể dùng nhầm thực vật rất độc để làm thuốc, như dùng nhầm cây lá ngón và nhiều người đã tử vong rất thương tâm.

Về khoáng chất có một số vị thuốc đông y rất độc, phải xem đó là độc chất. Đó là thần sa, chu sa [chứa thủy ngân], thạch tín, khinh phấn... Cách đây gần hai chục năm, một đề tài nghiên cứu của Trung tâm Cấp cứu TP.HCM [nay là Bệnh viện Sài Gòn] cho thấy đã có hàng trăm ca ngộ độc thuốc đông y xảy ra trong một thời gian ngắn. Nội dung đề tài có báo cáo một bài thuốc dân gian gồm có “thần sa tán nhỏ cho vào tim heo hấp chín rồi dùng” đã gây ngộ độc. Chính bài thuốc này được truyền miệng và tiếp thu một cách không hiểu biết, tưởng là thuốc bổ có thể sử dụng lâu dài đã đưa đến cái chết thương tâm cho một nạn nhân được đưa đến Trung tâm Cấp cứu, không giải độc kịp.

Về thực vật có độc tính có thể kể:
- Á phiện là nhựa lấy từ trái của cây thuốc phiện [Papaver somniferum L., họ Papaveraceae] dùng để chữa ho, giảm đau, chữa đau bụng, tả lỵ. Nếu dùng quá liều sẽ nguy hiểm cho tính mạng do sự ức chế trung tâm hô hấp ở hành tủy. Cần chú ý trước đây có một số thuốc y học cổ truyền [như Lục thần thủy] hoặc thuốc tây y [như élixir parégorique] trị tiêu chảy có chứa vị thuốc này.

- Phụ tử là vị thuốc lấy từ rễ củ cây ô đầu VN [Aconitum fortunei Hemsl., họ Ranuculaceae] hay của nhiều loại Aconitum khác, trong đông y được dùng làm thuốc hồi dương, khử phong hàn, chữa một số bệnh trụy tim mạch, ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh giá. Trong vị thuốc này có chứa aconitin là một chất cực độc: chỉ cần 2-3mg aconitin có thể gây chết người. Một số thuốc đông y như Trấn kinh hoàn, Bát vị hoàn có chứa vị thuốc này.

Mã tiền là vị thuốc bào chế từ hạt cây mã tiền [Strychnos nux vomica L., họ Loganiaceae]. Mã tiền sử dụng trong đông y cũng giống như strychnin được sử dụng trong tây y. Đó là vị thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nhức mỏi tay chân, chữa đau dây thần kinh và thiếu máu. Độc tính của mã tiền là do chất strychnin. Nếu dùng quá liều sẽ gây cơn co giật kiểu uốn ván và nạn nhân chết vì ngạt thở do cơ hô hấp bị co giật kéo dài.

Cà độc dược là vị thuốc lấy từ lá cây cà độc dược [Datura metel L., họ Solanaceae]. Dùng cà độc dược trong đông y giống như dùng atropin, hyoscin, scopolamin trong tây y. Được dùng để chữa hen suyễn, giảm đau, chống co thắt trong bệnh loét dạ dày và ruột, chữa chóng mặt, nôn mửa khi đi máy bay, tàu xe. Có thể gây ngộ độc nếu dùng quá liều do chất atropin làm tê liệt hệ đối giao cảm: giãn đồng tử, mạch nhanh, giảm tiết dịch, tê liệt. Nạn nhân chết do hôn mê.

Tóm lại, thuốc đông y cũng có những độc chất như trong thuốc tây y. Vì vậy phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện sử dụng trong khi chưa biết trong toa ấy có chứa độc chất hay không. Cũng đừng quá tin vào cái nhãn hiệu gia truyền mà giao phó sức khỏe cho những người không được đào tạo chuyên môn hay hành nghề không theo sự quản lý của ngành y tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức

Video liên quan

Chủ Đề