Vai trò của các chất dinh dưỡng là gì

Trong bài viết này, Y Khoa BLog sẽ đề cập đến vấn đề thiết yếu và cũng như quan trọng nhất đối với sự sinh tồn của con người, đó chính là dinh dưỡng. Những vai trò quan trọng và tác động to lớn của dinh dưỡng lên đời sống con người và sự phát triển của cơ thể được chúng tôi tổng hợp, trình bày trong bài viết này với độ tin cậy rất cao từ nhiều nguồn tác giả và sách y khoa uy tín tại Việt Nam và trên thế giới.

I. Dinh dưỡng là gì ?

Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng từ thức ăn để duy trì sự sống từ mức độ tế bào đến mức độ cơ thể [ cả về cấu trúc lẫn về hoạt động], dinh dưỡng bảo về sức khoẻ và cung cấp nguyên liệu cho sự tăng trưởng thể chất.

Các vấn đề liên quan đến vai trò dinh dưỡng sự tác động của dinh dưỡng bên trong cơ thể:

  • Thu nhập thức ăn: khẩu vị, thói quen, hành vi dinh dưỡng.
  • Tiêu hoá thức ăn, hấp thu dưỡng chất.
  • Quá trình chuyển hoá dưỡng chất bên trong cơ thể.
  • Dự trữ dưỡng chất và huy động dưỡng chất bên trong cơ thể.
  • Ảnh hưởng của những dưỡng chất khác nhau đến cấu trúc và hoạt động của cơ thể.

II. Phân loại các nhóm chất dinh dưỡng

Có trên 40 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hàng ngày nhưng nhìn chung có thể phân loại các chất dinh dưỡng thiết yếu này ra làm 3 nhóm chính:

Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng: Bao gồm chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất cồn. Ngoài vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, các chất dinh dưỡng này còn tham gia vào cấu trúc cơ thể, và các hoạt động hấp thu chuyển hoá miễn dịch.

Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng không sinh năng lượng:

  • Chất khoáng đa lượng: calci, phospho, kali, sodium
  • Nước
  • Chất xơ
  • Chất hữu cơ
  • Chất vô cơ

Nhóm chất dinh dưỡng vi lượng:

  • Vitamin: tan trong nước [ B, C], tan trong chất béo [A, D, E, K]
  • Chất khoáng vi lượng: bao gồm khoảng 10 loại: Zn, Fe, Mn, Cu, I, F, Se….

>>>Xem thệm: Dinh dưỡng cho người thừa cân, béo phì hiệu quả năm 2021

III. Vai trò của dinh dưỡng đối với con người

1. Dinh dưỡng tạo ra và duy trì sự sống

Thức ăn và cách ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của mỗi người, tất cả chất dinh dưỡng cung cấp mỗi ngày từ thực phẩm qua các bữa ăn sẽ được chuyển hoá, đồng hoá, dị hoá….. để đi vào từng tế bào của cơ thể, trở thành một phần cấu trúc của tế bào và cơ quan, hoặc các chất dinh dưỡng này sẽ tham gia vào quá trình hoạt động của tế bào, của cơ quan, qua đó duy trì sự sống cho cơ thể và phục vụ cho các hoạt động hằng ngày

2. Dinh dưỡng mang đến nguy cơ cho sức khoẻ

Tác động và vai trò của dinh dưỡng là rất lớn đối với con người, đồng nghĩa rằng nếu thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây ra những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thống kê mỗi ngày một người trưởng thành cần ít nhất khoảng 6kg lương thực và thực phẩm, nước các loại cho sự sống và hoạt động của mình.

Như vậy nếu tỉnh tuổi thọ trung bình của một người là 70 tuổi thì phải cần ít nhất 150 tấn thực phẩm được nạp vào cơ thể. Chỉ cần 100g thực phẩm trong con số khổng lồ này không đạt tiêu chuẩn về chất lượng hoặc độ an toàn cũng đã có thể dẫn đến những nguy cơ có khi rất nghiêm trọng cho cơ thể

3. Dinh dưỡng tác động đến sức khoẻ con người

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều về sự cấu thành khái niệm sức khoẻ trong y khoa:

Sự khoẻ mạnh về thể chất, về tinh thần, về cảm xúc, về xã hội và về nghề nghiệp

Trong y khoa, hai yếu tốt quan trọng nhất của sức khoẻ là thể chất và tinh thần chịu sự tác động to lớn của dinh dưỡng, qua đó cho thấy vai trò của dinh dưỡng hết sức thiết yếu đối với cuộc sống, sự phát triển, tồn tại của con người.

4. Dinh dưỡng ảnh hưởng trên tuổi thọ và chất lượng cuộc sống

Sức khoẻ và bệnh tật là hai yếu tố quan trọng với tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Tuổi thọ tăng chỉ có giá trị khi thời gian sống thêm đó không đi cùng bệnh tật thực thể hoặc bi quan tinh thần. Dinh dưỡng tác động trên cả phương diện sức khoẻ và bệnh tật, nên có ảnh hưởng đáng chú ý tuổi thọ và chất lượng sống.

Nguồn và tài liệu tham khảo:

Bộ môn dinh dưỡngAn toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch–Dinh Dưỡng Học-Nhà xuất bản Y học.

Bộ Y tế-Viện dinh dưỡng [2015]-10 lời khuyên ăn uống hợp lý – Nhà xuất bản Y học

Lê Thị Hương [2016]-Dinh dưỡng lâm sàng-Tiết chế – Nhà xuất bản Y học

Janice L. Thonmson & Melinda M. Manroe & Linda A. Vaughan [2013]- The Science of Nutrition – Pearson Education, Inc

Chất dinh dưỡng hay dưỡng chất là những chất hay hợp chất hóa học có vai trò duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất và thường được cung cấp qua đường ăn uống. Đối với con người, chất dinh dưỡng được cung cấp chính qua bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm cung cấp nhiều loại dưỡng chất khác nhau, được phân thành 3 nhóm chính sau:

  • Chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng: Gồm các chất phổ biến như chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất cồn [alcohol]. Chất dinh dưỡng đa lượng là những chất mà nhu cầu cung cấp cho cơ thể hàng ngày được tính bằng đơn vị gam trở lên.
  • Chất dinh dưỡng đa lượng hỗ trợ cho sự chuyển hóa bao gồm các chất khoáng đa lượng, nước và chất xơ.
  • Chất dinh dưỡng vi lượng: Vitamin và chất khoáng vi lượng. Chất dinh dưỡng vi lượng là những chất mà nhu cầu cho cơ thể hàng ngày rất ít, tính bằng miligam hoặc nhỏ hơn.

Thịt-nguồn cung cấp chất đạm cho con người

Ngũ cốc nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng cho con người

  • Chất dinh dưỡng thiết yếu
  • Danh sách chất dinh dưỡng đa lượng
  • Danh sách chất dinh dưỡng vi lượng
  • Các phytochemical trong thực phẩm
  • Suy dinh dưỡng

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chất_dinh_dưỡng&oldid=64085553”

  • Đôi khi đi siêu thị, nghe các cô nói chuyện với nhau ‘Sản phẩm này dinh dưỡng gì đâu mà mua?'
  • Khi nghe ti vi, báo đài quảng cáo thực phẩm nào đó giàu chất dinh dưỡng?
  • Hay mẹ dạy con nấu ăn, "chiên lâu vậy mất hết chất đó con ơi"

Vậy chất dinh dưỡng là gì? Nghe mơ hồ quá phải không các bạn! Hãy cùng Thầy PGS. TS Lê Trung Thiên - Nhà sáng lập Nông Lâm Food tìm hiểu nhé: 

  • Các nhóm chất dinh dưỡng chính chúng ta cần là gì và vài trò quan trọng của từng nhóm như thế nào?

Nước không được xếp vào nhóm macronutrients hay micronutrients luôn, vì nước không cung cấp cho chúng ta năng lượng, từ thường nghe của năng lượng là calories. Vậy nước không quan trọng lắm, đúng hay sai?

  • SAI. Không có nước không sự sống. Con người nhịn đói một tuần vẫn sống, không uống nước vài ngày thì không sống được.
  • Nước phân tử đơn giản, là H2O, chứa một nguyên tố oxi hai nguyên tố hydro.
  • Nước tuyệt đối cần thiết để tạo môi trường cho tất cả các chuyển hóa của sự sống xảy ra, cần cho tất cả các cơ quan của cơ thể hoạt động. Cơ thể chúng ta có đến 60% là nước, là thành phần chiếm khối lượng lớn nhất.
  • Nước cần cho não hoạt động, các tế bào thể cần nước để lấy dinh dưỡng chuyển hóa các chất, quá trình tiêu hóa thức ăn cần nước, nước giúp bài tiết độc tố hay chất thải ra khỏi cơ thể. uống thiếu nước dễ bị táo bón, thiếu nước không chỉ giảm hiệu quả hoạt động cơ bắp còn ảnh hưởng đến tinh thần, giảm tập trung.
  • Ngày nay nhiều người đang theo phong trào ăn giảm carbohydrate, còn gọi là Low CARB. Nhưng carbohydrate là nhóm dưỡng chất thiết yếu, không thể thiếu.
  • Carbohydrate đơn giản nhất là đường đơn gồm glucose, đường fructose, hoặc galactose. Các đường đơn được gọi monosacharride, mỗi phân tử đều chứa giống nhau là 6 nguyên tố carbon, 12 nguyên tố hydrogen, và 6 nguyên tố oxi nhưng cấu trúc của chúng khác nhau đôi chút. Đường mía chúng ta ăn là đường đôi, hay disaccharide, là phân tử liên kết giữa glucose và fructose. 
  • Nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau tạo polysacharride còn gọi các carbohydrate phức tạp. Tinh bột hay chất xơ các polysaccharide tức các carbohydrate phức tạp.
  • Theo khuyến cáo dinh dưỡng, khẩu phần ăn của chúng ta nên nhiều carbohydrate hơn là chất béo và protein. Về năng lượng, thì carbohydrate nên đóng góp vào 45-65% về tổng calories. 
  • Não hệ thần kinh trung ương của chúng ta dùng đường glucose trong máu làm năng lượng hoạt động [suy nghĩ, điều khiển thân thể]. Mà đường đơn glucose trong máu từ quá trình tiêu hóa carbohydrate chúng ta ăn vào. Đi học mà không ăn sáng, có khi khả năng tiếp thu của học sinh sẽ bị giảm. 
  • tất nhiên cơ bắp của chúng ta cũng dùng năng lượng từ glucose để đi lại vận động làm việc.

  • Khi nghe nói chất béo, nhiều người có thể sợ hay ác cảm, vì báo đài hay nhấn mạnh nhiều về ảnh hưởng tiêu cực của nó?
  • Nhưng thực ra chất béo là một trong nhóm các chất dinh dưỡng mà cơ thể số lượng nhiều. 
  • Tất nhiên là quá nhiều chất béo thì lại gây các vấn đề cho sức khỏe, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tim mạch khi lạm dụng chất béo bão hòa. Quan trọng là loại chất béo nào, và dùng lượng bao nhiêu thì đủ hay thừa? Chúng ta sẽ bàn đến trong một clip khác
  • Khi một phân tử glycerol ester hóa với 3 acid béo thì được 1 phân tử chất béo trung tính
  • Nếu ester hóa với hai acid béo, còn gốc hydroxy tức gốc OH thứ 3 ester hóa với nhóm phốt phát rồi sau đó gắn với gốc nào đó cụ thể thì tạo thành chất béo phân cực.
  • Nếu các acid béo không có nối đôi mà hòa toàn là nối đơn, tức là các liên kế được bảo hòa với nguyên tố hydro, thì gọi là chất béo bão hòa, hay chất béo no
  • Nếu trong acid béo còn nối đôi, chưa bão hào với hydro thì gọi là chất béo không no, hay chất béo không bảo hòa
  • Được tạo thành từ các amino acid liên kết với nhau
  • Có 20 loại amino acid khác nhau. Mỗi loại protein có số lượng, tỷ lệ, và thứ tự sắp xếp các amino acid là không giống nhau. 
  • Trong 20 loại amino acid, thì có 9 loại được xếp vào nhóm amino acid thiết yếu [essential amino acids], tức các amino acid mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được mà phải lấy vào từ thực phẩm

Protein là chất dinh dưỡng được nói đến nhiều, tại sao?
- Protein là các hợp chất đóng vai trò như những viên gạch xây dựng nên cơ thể chúng ta. Không chỉ mô cơ mới có nhiều protein, mà các tế bào xây dựng nên xương, da, tóc, gân, đều chứa protein- Protein chiếm tầm 15% khối lượng cơ thể người, vì vậy mà cơ thể cần đủ protein để vận hành mạnh khỏe, cần protein để lớn lên, sinh tổng hợp các hormone, các kháng thể, và các hợp chất quan trọng khác

- Protein thường ko được dùng để làm năng lượng cho cơ thể hoạt động, trừ một số trường hợp cụ thể

Micronutrients, là những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần ở lượng rất ít. Các macronutrients ở phần vừa nói, chúng ta cần để có năng lượng hoạt động, cần để sinh tổng hợp các mô để cơ thể lớn lên. Các micronutrients thì lại đóng vai trò quan trọng trong đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật và các tác hại của môi trường.

Nghịch lý ở chỗ là dù cần ít, mà chúng ta hay bị thiếu, vì việc lựa chọn thực phẩm không phù hợp, hoặc chế biến bị hư tổn.


5. Các chất khoáng

  • Khi nghe về chất khoáng, chúng ta nghe nói nhiều về canxi, nhưng cũng không nên quên các khoáng chất khác như sắt, kẽm, phốt pho
  • Vai trò chung của các chất khoáng là xây dựng khung xương, răng, điều khiển các quá trình trao đổi chất, giữ nước cho cơ thể, điều hòa huyết áp
  • Canxi và phốt phát chiếm 70-80% khối lượng xương của người trưởng thành. Phần còn lại của xương là collagen [là một loại protein]
  • Can xi giúp truyền tín hiệu thần kinh từ cơ quan này đến cơ quan khác, giúp điều khiển quá trình co và giãn cơ để làm việc, đi lại 
  • Sắt: là một phần thiết yếu sinh tổng hợp máu, cụ thể là hồng cầu máu. Sắt trong máu giúp vận chuyển oxi từ phổi đến các mô cơ, tham gia vào một số quá trình sinh tổng hợp các chất, và cũng tham gia vào truyền tín hiệu thần kinh
  • Kẽm cần thiết để hệ miễn dịch làm việc hiệu quả, tăng khả năng kháng mầm bệnh, chửa lành vết thương. Kẽm cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, đóng vai trò trong vị giác và khứu giác

6. Các Vitamin

  • Vai trò căn bản của các vitamin là giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, tránh bị bệnh. Thiếu vitamin cơ thể giảm đề kháng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
  • Có 13 loại vitamin cơ thể cần, trong đó 4 loại cực kỳ thiết yếu là vitamin A, C, B6, và D
  • Thiếu các vitamin khác có thể gây vấn đề về da, thị giác, mệt mõi, chóng mặt, thay đổi tâm trạng. 
  • Vitamin D có vai trò trong hấp thụ can-xi và như vây có vai trò hỗ trợ phát triển xương. 
  • Vitamin C tăng đề kháng, giúp cơ thể chữa lành tốt. 
  • Đủ vitamin giảm nguy cơ bị ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Chúng ta có thể sẽ sẽ làm một bài thảo luận riêng về các loại vitamin. 
  • Vitamin còn là các chất kháng oxi hóa mạnh, giảm tác hại của các gốc tự do gây ra cho cơ thể. 
  • Khoa học chứng minh vitamin có ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người
  • Nếu ăn đủ và đa dạng các loại rau và trái cây, khả năng cao là không thiếu vitamin. Nhưng thỉnh thoảng bổ sung thì cũng là điều nên làm. 

⇒ Kết luận

  • Tất cả các chất dinh dưỡng là cần thiết
  • Không phải tránh, mà cần phù hợp về loại và lượng giữa các nhóm chất dinh dưỡng
  • Đa dạng thức ăn, đặc biệt chú ý rau, trái cây, các loại hạt đậu, hạt dinh dưỡng, sữa để đủ các loại vitamin và khoáng chất 
     

Video liên quan

Chủ Đề