Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong dạy học trực tuyến

Là giáo viên đã gần 10 năm gắn bó với học sinh THPT, nhưng khi chuyển đổi sang học tập online trong hai năm học gần đây, tôi phải làm mới hoàn toàn cách tiếp cận học sinh, thực hiện quy trình mới cho việc lên lớp của giáo viên mỗi ngày, ngay cả việc kết nối với phụ huynh cũng cần thay đổi.

Ngay khi dịch bệnh xuất hiện và chuyển sang học trực tuyến, tôi trăn trở vì những thói quen trước đó không thể duy trì. Học sinh lớn vốn đã có xu hướng ít chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, màn hình online lại càng không thể hiện được ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Việc học và hiểu bài của học sinh cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa.

Bước sang năm học thứ ba của dạy học trực tuyến, tôi cho rằng có 4 nhân tố phải kết hợp chặt chẽ, gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh; 3 thời điểm cần tập trung gồm trước, trong và sau giờ học.

Giáo viên chủ nhiệm

Tại trường tôi, công tác chủ nhiệm được đánh giá quan trọng không kém so với công tác chuyên môn. Việc thấu hiểu, đồng hành, trở thành người bạn của học sinh không chỉ là nhiệm vụ mà còn là mong muốn tự đáy lòng của thầy cô giáo. Bởi khi hiểu và làm bạn cùng các con, chúng tôi mới biết cách hỗ trợ kịp thời không chỉ ở kiến thức mà còn ở các khía cạnh khác.

Một trong những điều đầu tiên đó là thiết lập kênh liên lạc online với học sinh. Việc sử dụng tài khoản Teams có bản quyền là thuận lợi để thầy cô thực hiện đồng bộ trao đổi với học sinh từ giao bài tập, nhắn tin, ghi âm, ghi hình, gửi file đính kèm với dung lượng lớn...

Học sinh cũng đã dần quen với việc chuyển đổi từ Facebook sang Teams và không ngại gửi câu hỏi tới thầy cô giáo trong và cả ngoài giờ. Có những hôm 9-10h đêm, chúng tôi vẫn nhận được tin nhắn hỏi bài của các con. Chúng tôi đều cố gắng hỗ trợ vì các con đang cần mình. Bên cạnh đó, quy trình chủ nhiệm đối với học online cũng thêm những đầu việc mới.

Cô Trần Bích Diệp, Hiệu phó, Tổ trưởng tổ Toán trường Edison. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trước giờ học: Giáo viên chủ nhiệm cần gửi thông tin chi tiết về thời khóa biểu, kế hoạch dạy học cả tháng và từng tuần để phụ huynh và học sinh nắm được lịch trình học tập.

Trong giờ học: Nếu như đi học trực tiếp, giáo viên chủ nhiệm lên lớp và theo dõi học sinh một số khung giờ cố định trong ngày, thì với học online, thầy cô luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ giáo viên bộ môn ở tất cả tiết học, liên hệ với học sinh, phụ huynh nếu các con vắng mặt không có lý do, đôn đốc học sinh vào lớp.

Sau giờ học: Giáo viên chủ nhiệm gửi tóm tắt thông tin tình hình học tập mỗi ngày của học sinh tới từng phụ huynh; thực hiện báo cáo kết quả học tập từng môn học kèm theo nhận xét chi tiết gửi phụ huynh hàng tuần.

Thực hiện được điều này cần có sự đồng bộ của toàn trường. Từ khi chuyển đổi sang học online hai năm trước, Ban giám hiệu nhà trường đã thay đổi, làm mới quy trình ghi chép, báo cáo và theo dõi từng học sinh. Chính vì vậy, dù làm việc ở trường hay ở nhà, các tổ trưởng tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu đều có thể theo dõi chất lượng tiết học, quá trình học tập của học sinh theo hướng cá thể hóa.

Giáo viên bộ môn

Thách thức lớn nhất đối với việc dạy và học online là đánh giá đúng mức độ học tập, hiểu bài, nắm vững kiến thức của học sinh. Để làm được điều này, quy trình mới đã được xây dựng và hoàn thiện, giúp học sinh lên kế hoạch học tập và đáp ứng những yêu cầu cao hơn khi học trực tiếp. Giáo viên bộ môn cần thực hiện các phần việc sau:

Trước giờ học: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho các tiết học, hướng tới sự đổi mới về phương pháp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cô đọng kiến thức trọng tâm nhất để giới thiệu tới học sinh. Kế hoạch này luôn được tải lên ứng dụng học tập để học sinh theo dõi.

Giáo viên bộ môn cũng cần gửi tới học sinh nội dung, video tóm tắt bài giảng hoặc phiếu hướng dẫn chuẩn bị bài trước tiết học. Đây là công việc rất cần thiết đối với việc học online, giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới hiệu quả hơn.

Trong giờ học: Giáo viên bộ môn điểm danh và báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp học sinh vắng mặt; kiểm tra phần chuẩn bị bài mới, giảng dạy kiến thức mới.

Ở phần này, thầy cô giáo cần tìm hiểu và vận dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin để giúp bài giảng sinh động hơn. Các ứng dụng tiêu biểu hay được giáo viên đưa vào thiết kế bài giảng và trò chơi học tập như Kahoot, Quizizz, Quizlet, Gimkit, Blooket, Wordwall, Liveworksheet, Nearpod, Bamboozle...

Giáo viên cần kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu của học sinh bằng một bài "quiz" ngắn cuối giờ. Chỉ cần gói gọn trong vài câu hỏi, phần phản hồi của các con sẽ giúp thầy cô hiểu phần nào mức độ nhận thức của từng bạn đối với kiến thức mới, từ đó sẽ có hỗ trợ học sinh tốt hơn.

Sau giờ học: Giáo viên bộ môn nhận xét vào sổ đầu bài online tình hình học tập của tiết học để giáo viên chủ nhiệm nắm được thông tin về lớp và học sinh.

Học sinh

Học online giúp học sinh rèn được tính chủ động, tự học hỏi, tìm tòi - những đức tính rất cần thiết cho bậc học cao hơn. Tôi đưa ra một số lời khuyên cho các bạn học sinh như sau:

Trước giờ học: Học sinh cần đọc trước bài mới, thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Các em cần chọn không gian học tập hợp lý có đủ ánh sáng, yên tĩnh và chuẩn bị đủ đồ dùng, thiết bị học tập cần thiết.

Trong giờ học: Tích cực và sáng tạo khi ghi chép bài; tương tác, đặt câu hỏi với giáo viên; lắng nghe và trả lời các câu hỏi trong khả năng của mình.

Sau giờ học: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu, đọc lại kiến thức đã học và chuẩn bị trước bài mới. Bên cạnh đó, học sinh nên luyện tập thêm bài tập tăng sức khỏe thể chất, thị lực.

Phụ huynh

Sự phối hợp, tạo điều kiện của phụ huynh rất cần thiết trong giai đoạn học tập online như hiện nay.

Trước giờ học: Phụ huynh hỗ trợ thầy cô giáo thông tin tới các con nhiệm vụ học tập của các buổi học, nếu có thể, in ấn phiếu học tập để học sinh có thể điền trực tiếp thay vì làm trên máy tính.

Trong giờ học: Lưu ý tin nhắn, điện thoại của giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp cần thiết; hướng dẫn, hỗ trợ con khi có vấn đề về lỗi kỹ thuật hoặc kết nối thiết bị học tập.

Sau giờ học: Theo dõi thông tin trao đổi của giáo viên chủ nhiệm để cùng đôn đốc, nhắc nhở con trong trường hợp cần thiết.

Trần Bích Diệp

Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, việc dạy và học theo hình thức trực tuyến đã trở nên quen thuộc, có nhiều kết quả khả quan. Quá trình dạy học trực tuyến, cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm, công nghệ, sự định hướng của ngành giáo dục và các nhà trường, đội ngũ giáo viên đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức tốt các tiết học, buổi lên lớp trực tuyến.

Trên cơ sở xác định phải có sự lựa chọn nền tảng công nghệ, phần mềm, học liệu cho tổ chức hoạt động theo nguyên tắc: đơn giản, phổ biến, khả thi và hiệu quả; giáo viên và học sinh dễ thực hiện, tương tác dễ dàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, việc tổ chức dạy và học trực tuyến của Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến [thị xã Duy Tiên] đã được triển khai trên nền tảng các phần mềm OLM, Google Meet, Zoom.

Học sinh Trường THCS Trần Phú [TP Phủ Lý] học trực tuyến. Ảnh: Chu Uyên

Theo cô giáo Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng nhà trường, việc tổ chức dạy học trực tuyến hướng tới mục tiêu: an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, thích ứng với đại dịch Covid-19. Năm học 2021- 2022 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS nên giáo viên phải thích ứng với nhiều điểm mới của chương trình; việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo hình thức dạy học trực tuyến của giáo viên vì thế cũng yêu cầu nâng cao hơn về chất lượng và có sự phù hợp nhất với thực tế. Qua đây, góp phần không nhỏ cho phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua Internet của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Với điều kiện của một trường chất lượng cao nên nhà trường có ưu thế trong việc triển khai có hiệu quả các hoạt động giáo dục, trong đó có dạy học trực tuyến.

Thống kê cho thấy, đã có 100% học sinh tham gia học trực tuyến theo lịch của nhà trường, 100% học sinh sử dụng kho dữ liệu 5.000 bài giảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm môn học được cập nhật trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo mục “Online Math", "Hệ tri thức Việt số hóa" và nguồn học liệu khác để ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra, đánh giá.

Chia sẻ về việc dạy học trực tuyến, cô giáo Phan Thị Quế [giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến] cho biết: Từ kế hoạch dạy môn học do tổ chuyên môn xây dựng, mỗi giáo viên phải có sự chủ động và linh hoạt cao trong dạy học trực tuyến, kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại, kết hợp với việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình. Đồng thời, chủ động điều chỉnh mục tiêu bài học theo hướng tinh gọn tập trung vào các nội dung cốt lõi gắn với yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông.

Trên thực tế, sự linh hoạt của giáo viên được phản ánh qua nhiều hoạt động, nhiều khâu của quá trình dạy học trực tuyến. Nhưng quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để đánh giá, phân loại được những nội dung học sinh có thể thực hiện được một cách tự chủ hoặc tự chủ một phần và giao nhiệm vụ phù hợp cho học sinh. Nhiều giáo viên đã lựa chọn những nội dung có thể thay thế việc giảng trực tiếp bằng một học liệu điện tử, như: hình ảnh, âm thanh, video; lựa chọn phương án và phương tiện để kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, quá trình học tập; chủ động tổng hợp và phân loại các trạng thái thực hiện của các nhóm học sinh về cả kiến thức, kỹ năng; biết định lượng được những việc cần làm trong mỗi tiết học để hỗ trợ học sinh học tập tích cực…

Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều phần mềm hỗ trợ học trực tuyến, nhưng theo cô giáo Bùi Thị Minh [giáo viên Trường Tiểu học Châu Sơn, TP Phủ Lý], giáo viên phải làm chủ ứng dụng từ kiến thức, kinh nghiệm đến công nghệ, cảm xúc và tương tác tốt với học sinh. Làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải hiểu và thường xuyên cập nhật, cũng như đổi mới phương pháp, cách tiếp cận học sinh. Theo đó, giáo viên không những phải thành thạo về kỹ năng sử dụng máy tính, mà còn cả kỹ năng tìm kiếm thông tin bài học, sử dụng công nghệ thế nào để phù hợp với học sinh trong mỗi lớp học chủ động hướng dẫn học sinh và cha mẹ học sinh hỗ trợ ghi lại hình của bài học để học sinh xem lại những kiến thức chưa nghe giảng được do ảnh hưởng của nhiều lý do.

Để tăng tính tương tác trong mỗi bài học, tiết dạy, nhiều giáo viên đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tạo nên những tiết học hấp dẫn, như: cho học sinh chơi các trò chơi; cuối mỗi bài học đưa ra một tình huống gần gũi với thực tế… giúp học sinh làm quen với việc vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết vấn đề và có thể tương tác thường xuyên được với giáo viên.

Người viết bài đã được tham dự một tiết học trực tuyến của cô và trò lớp 2A, Trường Tiểu học Lương Khánh Thiện [TP Phủ Lý] và thấy rằng: Theo quy định, buổi học này diễn ra trong thời gian không quá dài nhưng đã được giáo viên tổ chức tương đối có chất lượng. Việc ổn định tổ chức lớp học được thực hiện rất nhanh, học sinh học tập nền nếp, giáo viên lên lớp với giáo án được chuẩn bị kỹ càng và có sự kết nối, tương tác với hầu hết học sinh trong nhóm lớp. Không khí buổi học trực tuyến diễn ra sôi nổi, học sinh hào hứng phát biểu. Lồng ghép với các nội dung bài học, giáo viên còn cho học sinh tham gia một số trò chơi bổ ích, vừa giúp kiểm tra lại kiến thức học sinh đã được học, vừa khích lệ học sinh hào hứng học tập.

Đối với học sinh trung học, mỗi tiết học trực tuyến được giáo viên chủ động cân đối bảo đảm thời gian giảng kiến thức mới, ôn tập kiến thức đã học, giao bài và chữa bài theo đặc điểm từng môn học. Sự chủ động và linh hoạt của giáo viên trong tổ chức các buổi dạy, tiết học trực tuyến còn được thể hiện qua việc triển khai các bước dạy học trực tuyến. Trước khi kết nối trực tiếp [trước khi online toàn lớp], giáo viên giao các nhiệm vụ cho học sinh: làm phiếu giao nhiệm vụ, ghi hình giao nhiệm vụ, ghi hình bài giảng; hướng dẫn học sinh cách ước lượng thời gian thực hiện, cách thể hiện sản phẩm, kết quả sau khi thực hiện. Khi đó, giáo viên biết lựa chọn nội dung cốt lõi, khả thi phù hợp để giao nhiệm vụ và kiểm soát được việc thực hiện, đánh giá. Sau khi thu được sản phẩm của học sinh, giáo viên tổng hợp và phân loại các trạng thái thực hiện của các nhóm học sinh đối với những việc thực hiện được, chưa thực hiện được, hoặc bị lỗi; quan tâm đến những sản phẩm tốt nhất và sản phẩm kém nhất để từ đó có kịch bản thảo luận nhanh, trúng nhất trong giải quyết vấn đề. Khi thực hiện kết nối trực tiếp qua các phần mềm công nghệ hỗ trợ [online toàn lớp], giáo viên tập trung vào những kiến thức, kỹ năng học sinh dễ mắc phải sai lầm để đạt được hiệu quả cao nhất trong thảo luận, tránh kéo dài thời gian và thống nhất được kiến thức theo hướng chuẩn hóa, giúp học sinh hệ thống hóa được kiến thức và điều chỉnh sản phẩm học tập của mình.

Ngoài ra, trong các buổi học trực tuyến, đội ngũ giáo viên đã chủ động đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức hướng dẫn học sinh chuyển đổi việc ghi chép thụ động sang ghi chép chủ động, tích cực; xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập một cách khoa học; phối hợp đánh giá với các môn học/hoạt động khác; hoạt động học trong và ngoài lớp học; xây dựng hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra giám sát việc dạy online, kết nối nhà trường với gia đình [học sinh và cha mẹ học sinh]; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tự học của học sinh để đánh giá bảo đảm tính khách quan.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề