văn 9: thuyết minh về tác phẩm chuyện người con gái nam xương

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và giá trị của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương [bài làm của học sinh giỏi]

Đăng bởi · Ngày 17/09/2021


Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và giá trị của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương[bài làm của học sinh giỏi]

Dàn ý chi tiết

A. Mở bài

danh sách giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

nhận xét ban đầu

B. Thân bài

* Giới thiệu về tác giả

thân thế

+ năm sinh năm mất: chưa rõ năm sinh năm mất

+ quê quán: quê ở Trường Tân nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương

+ thời đại: sống ở thế kỉ 16 là thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây ra nội chiến kéo dài

+ gia đình: là con của Nguyễn Tướng Phiên học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ cuộc đời

* Sự nghiệp sáng tác

đề tài sáng tác: hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến

phong cách sáng tác

một số tác phẩm tiêu biểu: Truyền Kì Mạn Lục

* Giá trị tác phẩm

hoàn cảnh ra đời: nhạc truyện ngắn Cứ 16/20 của Truyền Kì Mạn Lục, dựa trên cốt truyện Vợ chàng Trương

đề tài tác phẩm: số phận hẩm hiu của người phụ nữ

Tóm tắt truyện

Nêu nội dung ý nghĩa của tác phẩm *Đánh giá chung về tác giả tác phẩm

C. Kết bài

khẳng định lại giá trị của tác phẩm cùng tầm ảnh hưởng của tác giả

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và giá trị của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Bài làm tham khảo

Xem thêm: Từ một tấm gương vượt khó học tốt trong tập thể [lớp, trường], hãy nêu những suy nghĩ của em về ý chí và nghị lực của những con người biết vượt lên hoàn cảnh

Số phận và cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là đề tài phổ biến và quen thuộc cho so các văn nghệ sĩ. Mỗi tác giả một phong cách, một cách thể hiện khác nhau và số phận của những người phụ nữ cũng được diễn đạt thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khía cạnh khác nhau của cuộc đời nhưng tựu chung lại vẫn là cuộc đời bất hạnh của họ như ca dao xưa vẫn thường nói:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Tác giả Nguyễn Dữ cũng vậy, tên tuổi của ông đã gắn liền với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương một áng văn hay của nền văn học trung đại Việt Nam đi sâu vào lòng người.

Nguyễn Dữ hay còn gọi là Nguyễn tự chưa rõ năm sinh năm mất quê ở huyện Trường Tôn nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là con của Nguyễn Tướng Phiên học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ thứ 16, là thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao thi đỗ làm quan nhưng chỉ làm quan có một năm rồi từ quan về ở ẩn nuôi mẹ già và viết sách giữ trọn nhân cách thanh cao. Một trong các tác phẩm chính của ông là Truyền kì mạn lục. Thật sự muốn giữ là người có trí thức có tâm huyết từng ấp ủ lí tưởng làm quan giúp đời, là nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà.

Xem thêm: Suy nghĩ về câu nói: Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học của Tố Hữu

Đi cùng với tên tuổi của Nguyễn Dữ chính là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề tài của truyện. Đây là Truyện ngắn thứ 16/20 của Truyền Kì mạn lục dựa trên cốt truyện Vợ chàng Trương nhưng Nguyễn Dữ đã có sự sáng tạo rất lớn tạo nên sự li kì hấp dẫn và giàu ý nghĩa của truyện.

Truyện kể rằng: Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Chồng đang là Trương Sinh con nhà hào phú nhưng lại ít học. Chính vì vậy mà chàng phải đi lính và loại đầu. Sau khi chia tay chồng một năm nàng sinh ra một cậu con trai đặt tên là Đản. Khi mẹ chồng bị ốm làm hết sức quan tâm chăm sóc còn khi bà mất đi làm cũng lo ma chay nhưng đối với cha mẹ đẻ mình. Qua năm sau Trương Sinh trở về chỉ vì cái tính đa nghi độc đoán tin lời con trẻ mà ba chàng đã đổ oan cho Vũ Nương mặc cho nàng có giải thích như thế nào. sau khi tắm gội sạch sẽ là nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực. Truyện đã phản ánh xã hội phong kiến bất công đương thời chế độ nam quyền hà khắc chiến tranh phi nghĩa cùng các hủ tục lạc hậu đã gieo rắc bao nhiêu đau khổ bất hạnh cho con người mà đặc biệt là người phụ nữ. Tác phẩm đã kể về cuộc đời số phận đau khổ bất hạnh oan nghiệt của Vũ Nương một người con gái đẹp người đẹp nết một người vợ thủy chung một người mẹ đảm đang một nàng dâu hiếu thảo nhưng cuối cùng đã phải chọn cái chết để minh oan cho phẩm giá trong sạch của mình. Tác phẩm là lời tố cáo gay gắt với xã hội phong kiến ấy bên cạnh đó tác phẩm còn mang đậm giá trị nhân đạo. Truyện ngắn đề cao ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ dưới xã hội phong kiến thông qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương. Tác phẩm còn bày tỏ niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước số phận éo le bất hạnh của người phụ nữ.

Xem thêm: Chứng minh:tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc của Lưu Quang Vũ qua vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Một trong những thành công của tác phẩm mà chúng ta không thể không kể đến chính là đặc sắc về nghệ thuật. Các câu chuyện chặt chẽ kết hợp giữa tự sự và trữ tình thêm vào đó là tình tiết truyện ly kỳ hấp dẫn đã gây hứng thú cho người đọc. Cách giải đáp xây dựng tình huống truyện bất ngờ thêm vào đó là yếu tố kì ảo hoang đường của nhiều thể loại truyện truyền kỳ, cùng với đó là nghệ thuật dựng truyện miêu tả nội tâm ngoại hình nhân vật đặc sắc tài tình.Người bật trên hết vẫn là lối văn biền ngẫu.

Năm tháng dần trôi đã xuất hiện nhiều tác giả cũng nhiều như các tác phẩm mới nhưng Chuyện người con gái Nam Xương vẫn sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc. Khi đọc xong tác phẩm em cảm thấy yêu hơn đồng cảm hơn cho số phận hẩm hiu của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Lê Quỳnh Chúc

Lớp 9B Trường THCS Thái Nguyên, Thái Bình

Từ khóa từ Google

  • //thegioivanmau com/gioi-thieu-ve-tac-gia-nguyen-du-va-gia-tri-cua-tac-pham-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-bai-lam-cua-hoc-sinh-gioi

Chủ đề: chiến tranhChuyện người con gái Nam Xươngcon ngườigiới thiệuhọc sinhNgười con gái Nam Xươngngười mẹnguyễn dutác giả Nguyễn Dữtác phẩm Chuyện Người Con Gái Nam Xươngvăn họcVũ Nương

Đồng chí [Chính Hữu] và Bài thơ về Tiểu đội xe không kính [PhạmTiến Duật] là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này

by · Published 11/08/2018

Video liên quan

Chủ Đề