Văn cao mua xuan dau tien thanh thuy

VOV.VN -“Mùa xuân đầu tiên” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn [1976], đây được xem là tuyệt phẩm cuối cùng của ông.

“Mùa xuân đầu tiên” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn [1976]. Đây là ca khúc đầu tiên của ông sáng tác và được phổ biến sau 20 năm kể từ lần cuối cùng Văn Cao tuyên bố gác bút, từ bỏ sự nghiệp sáng tác. “Mùa xuân đầu tiên” được xem là tuyệt phẩm cuối cùng của ông.

NSƯT Thanh Thuý

Văn Cao đã tìm cho mình một góc thăng hoa riêng về sự kiện thống nhất non sông ngày 30 tháng 4 năm 1975 để viết ra “Mùa xuân đầu tiên” với mong muốn khép lại một thời chiến tranh mà ông đã mô tả trong “Tiến quân ca”. Ông nói với con: “Cha viết bài này mừng đất nước thống nhất, nhân dân mình đoàn tụ”.

Tuy nhiên, phải đến năm 1995, bài hát mới được phổ biến. Có nhiều ca sĩ đã thể hiện thành công bài hát này như nhóm 5 Dòng Kẻ, Tam ca Áo trắng, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả có lẽ là giọng ca Thanh Thúy [lúc đó 17 tuổi] trong bản hoà âm của nhạc sĩ Bảo Phúc.

NSƯT Thanh Thuý: “Tôi hát như lên đồng”

Khi những bông hoa đào, hoa mai khoe sắc trong cái nắng xuân, đâu đó những giai điệu của ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao vút bay. Người thể hiện thành công ca khúc này - ca sĩ Thanh Thúy đã dành cho VOV cuộc trò chuyện về ca khúc này.

Cơ duyên nào đưa Thanh Thuý đến với ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao?

Năm 1995, tôi tham gia thực hiện album “Buổi sáng có trong sự thật” - một chương trình gồm những sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao do Hãng phim Trẻ thực hiện. Album là món quà của Hãng phim Trẻ tặng nhạc sĩ Văn Cao nhân kỷ niệm 20 năm ngày thống nhất đất nước. Đây là một sự kiện âm nhạc lớn đầu tiên tôi tham gia sau khi đoạt giải Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1994. Tôi rất vui khi biết mình được thể hiện ca khúc của nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam.

Thể hiện “Mùa xuân đầu tiên” khi mới 17 tuổi, cảm xúc của chị hẳn là mới mẻ?

Với một cô gái 17 tuổi lần đầu tiên bước chân vào con đường nghệ thuật, được mời tham dự một album với những ca khúc của một tác giả nổi tiếng tôi rất vui. Trước đó, tôi chưa biết nhiều về ca khúc, chỉ đến khi đọc những ca từ “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường, mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” tôi đã rất xúc động. Cảm giác như một luồng điện chạm vào người, dường như những giai điệu của bài hát đã ngấm vào tôi từ rất lâu rồi...

Ca từ dung dị nhưng chất chứa rất nhiều tình cảm của tác giả nói riêng và người dân Việt Nam nói chung về một mùa xuân thống nhất của đất nước đầu tiên. Bài hát được thu âm rất nhanh. Thật sự lúc đó tôi hát như lên đồng. Hát bằng những rung động và cảm xúc mà sau này khi kỹ thuật phòng thu đã tốt hơn và lời đã thuộc nhuần nhuyễn nhưng tôi không sao tìm lại được những xúc cảm như lần đầu tiên thể hiện bài hát.

Có thể nói ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” đánh dấu sự trở lại của nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời đưa tên tuổi Thanh Thuý đến gần với khán giả yêu âm nhạc hơn. Chị có thể kể một vài kỷ niệm liên quan đến ca khúc được không?

Cuối năm 1996, tôi được Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam [VTV3] mời ra thực hiện chương trình “Chào năm mới”. Tôi hát ở Cung văn hóa Hữu Nghị Việt Xô [Hà Nội]. Album phát hành đã gây tiếng vang trong làng nhạc và ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” trở nên hot ở thời điểm đó. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được cảm nhận cái rét của mùa đông miền Bắc.

Hôm đó, tôi mặc chiếc váy vàng chấm đen, sau khi biểu diễn xong nhiều khán giả đã chia sẻ rằng, tôi đã mang những tia nắng ấm áp của phương Nam sưởi ấm cái giá lạnh của mùa đông Hà Nội. Những tình cảm đó tôi không bao giờ quên trong lần đầu tiên hát trên đất Bắc.

Khi album ra mắt, tôi được đạo diễn Đinh Anh Dũng - đạo diễn phụ trách phần ghi hình ký tặng. Chúng tôi hẹn nhau sẽ ra thăm nhạc sĩ để gặp gỡ trò chuyện thêm về ca khúc. Nhưng chưa kịp thực hiện thì nghe tin nhạc sĩ mất, tôi thấy rất buồn và đó là điều đáng tiếc rất lớn với tôi.

Mùa xuân đầu tiên là ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn [1976]. Đây là ca khúc đầu tiên của ông sáng tác và được phổ biến, sau 20 năm kể từ lần cuối cùng Văn Cao tuyên bố gác bút, từ bỏ sự nghiệp sáng tác và kể từ khi ông bị cô lập sau khi tham gia vào nhóm Nhân văn Giai phẩm và được xem là tác phẩm cuối cùng của ông.

Văn Cao đã tìm cho mình một góc thăng hoa riêng về sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 để viết ra Mùa xuân đầu tiên với mong muốn khép lại một thời chiến tranh mà ông đã mô tả trong Tiến quân ca. Ông nói với con: "Cha viết bài nầy mừng đất nước thống nhất, nhân dân mình đoàn tụ".

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát đã được nhạc sĩ Văn Cao lên ý tưởng từ sau khi hiệp định Paris được ký kết, nhưng phải đến mùa xuân đầu tiên sau khi đất nước thống nhất năm 1976 ông mới viết và hoàn thành.

Theo đơn đặt hàng của báo Sài Gòn Giải Phóng, Văn Cao nhận lời và viết Mùa xuân đầu tiên vào dịp giáp Tết Bính Thìn, và ca khúc được đăng lần đầu tiên trên số báo Xuân Sài Gòn Giải Phóng 1976. Nhưng ca khúc bị phê bình là "nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp", "ủy mị, yếu đuối" và bị xem là "lạc điệu" so với những bài hát nhạc Đỏ "hào hùng, sảng khoái, ca từ hân hoan, hừng hực khí thế chiến thắng" lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, các chương trình phát thanh tiếng Việt tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Ông Văn Thao, người con trai của Văn Cao, tiết lộ tiếp rằng: "Nhưng cũng thật bất ngờ [không hiểu bằng con đường nào], trong cái năm 1976 ấy Mùa xuân đầu tiên được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua đại sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: "Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu." Còn tại Việt Nam, ca khúc vẫn chưa được phép phổ biến.

Những khó khăn ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối xuân 1985, tỉnh Nghĩa Bình [Quảng Ngãi và Bình Định ghép lại] có nhã ý mời Văn Cao, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thụy Kha vào thăm và sáng tác cho tỉnh. Sau đó, mỗi người làm một bưu thiếp gồm một bức ký họa chân dung, một bài thơ và một bản nhạc. Về phần Văn Cao là bức tự họa của ông, một bài thơ ông mới viết về Quy Nhơn và bản nhạc là "Mùa xuân đầu tiên" mà ông cất trong tủ từ nhiều năm, theo lời Văn Cao:" “Viết ra in trên báo Sài Gòn Giải Phóng, rồi đưa cho đài từ năm 1976, có thu đâu mà chả để trong tủ. May Liên Xô [cũ] còn in cho làm kỷ niệm”.

Năm 1988, niềm vui trở lại với Văn Cao. Ngoài việc Hội Nhà văn Việt Nam phục hồi hội tịch cho các bạn ông như Hữu Loan, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán sau 30 năm, và với riêng ông là việc diễn ra hơn 60 đêm nhạc của ông từ mùa xuân cho tới mùa thu, cùng lúc Nhà xuất bản Tác phẩm Mới ấn hành tập thơ Lá của Văn Cao và đặc biệt Nhà xuất bản Trẻ ấn hành một tập thơ/nhạc khổ rộng mang tên Thiên thai, trong ấn phẩm này, có công bố bài hát Mùa xuân đầu tiên.

Được công chúng biết đến và đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1991, khi ông Nguyễn Ngọc Hà thay mặt Hội Việt kiều yêu nước tại Pháp đặt Nguyễn Thụy Kha làm một phim video ca nhạc về cuộc đời Văn Cao, trong cảnh Văn Cao về quê Nam Định, ông lồng Mùa xuân đầu tiên vào một đoạn dài. Lần đầu tiên, Mùa xuân đầu tiên được ca sĩ Quốc Đông thu âm với phần đệm đàn organ của nhạc sĩ Hoàng Lương.

Năm 1992, Nhà xuất bản Lao động ấn hành cuốn tiểu thuyết tư liệu do Nguyễn Thụy Kha viết và mang tên "Văn Cao - người đi dọc biển". Trong sách có một chương dành cho Mùa xuân đầu tiên. Cuốn sách hiện được lưu trữ tại thư viện Đại học Harvard ở thành phố Boston thuộc bang Massachusetts của Mỹ.

Năm 1993, Nhà xuất bản Văn Học tiến hành xuất bản Tuyển tập thơ Văn Cao để kỷ niệm 70 năm sinh của ông [1923-1993]. Năm ấy, một chương trình đêm nhạc Văn Cao mang tên "Văn Cao - một đồng hành tuổi trẻ" được tổ chức biểu diễn tại Cung Văn hóa Thanh niên ở phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội. Trong chương trình, nữ ca sĩ Minh Hoa của Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật quân đội đã trình diễn Mùa xuân đầu tiên và đó là lần đầu tiên ca khúc này được hát trên sân khấu, dù chỉ là trong một buổi "văn nghệ quần chúng".

Số phận long đong của Mùa xuân đầu tiên phải kéo dài tới 20 năm, thật sự là phải đến sau ngày Văn Cao mất [ngày 10 tháng 7 năm 1995], bài hát mới được phổ biến rộng khắp nơi. Vào dịp giỗ 49 ngày của ông, trong hội diễn toàn quốc diễn ra ở Đà Nẵng, một đêm nhạc Văn Cao diễn ra với sự trình diễn của tốp diễn viên Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật quân đội, mà trong đêm ấy, Mùa xuân đầu tiên đã được một tốp ca nữ trình diễn. Cùng năm ấy, đạo diễn Đinh Anh Dũng thực hiện phim ca nhạc "Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật", trong đó bài hát Mùa xuân đầu tiên được ca sĩ Thanh Thúy, lúc đó mới 17 tuổi, trình bày. Từ đó, Mùa xuân đầu tiên càng ngày càng lan tỏa ra đời sống.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Anh Mai [ngày 31 tháng 1 năm 2014]. “Mùa xuân đầu tiên' và người tiên tri của thời đại”. VnExpress.
  • ^ 'Mùa Xuân đầu tiên' - điệu valse da diết ngày đoàn tụ, Thể thao Văn hóa, 19/02/2015
  • ^ Dương Minh Đức [20/02/2012]. “Cố nhạc sĩ Văn Cao: "Mùa xuân đầu tiên", tuyệt tác cuối cùng”. Báo Công an nhân dân điện tử.
  • ^ Nguyễn Thụy Kha [ngày 30 tháng 4 năm 2015]. “Sức sống của Mùa xuân đầu tiên”. Tuổi Trẻ.
  • “Văn Cao một thiên tài, một số phận”. Truy cập 2 tháng 5 năm 2015.
  • “Văn Cao với ca khúc Mùa xuân đầu tiên”. Tạp chí Sông Hương - Số 179-180 [tháng 1-2 năm 2004]. Truy cập 30 tháng 4 năm 2015.Quản lý CS1: địa điểm [liên kết] Duyên tình giữa bác “Sông Lô” và bác “Sông Đuống” Lưu trữ 2015-05-18 tại Wayback Machine, Tiền Phong, 07 tháng 07 năm 2005

Chủ Đề