Vận dụng nguyên nhân kết quả vào học tập

Việc nắm vững cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ rất giúp ta xây dựng được nhiều phương pháp hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Bạn đang xem: Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Sau đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này.


I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

– Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.

– Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống.

– Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Ảnh minh họa: odclick.com

II. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả

1. Tính khách quan

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.

Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.


2. Tính phổ biến

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.

Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.

3. Tính tất yếu

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.

– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

III. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau

1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.

Xem thêm: Văn Mẫu 9 Bài Viết Số 2 Đề 1: Tưởng Tượng 20 Năm Sau Em Về Thăm Trường Cũ

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Trong nhận thức

– Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.

– Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

– Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này.

– Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

– Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.

2. Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

– Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

– Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

– Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.

– Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.

Xem thêm: Top 10 Bài Văn Tả Cảnh Biển Hay Nhất, Những Bài Văn Tả Cảnh Biển Hay Nhất

vanphongphamsg.vn

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!


Bài viết cung cấp nội dung chính của phần thân bài tiểu luận

I. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ

1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. 

Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với kết quả, người ta chia nguyên nhân ra làm nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn như nguyên nhân chủ yếu và không chủ yếu; nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan..v..v…

Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng.

Ví dụ như sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Hay sự tác động giữa xăng, không khí, áp suất v..v.. là nguyên nhân gây ra tiếng nổ cho động cơ – kết quả.

2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả

Phép biện chứng duy vật đã khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.

Tính khách quan được thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân quả luôn có tính khác quan.

Còn tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả được thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ này. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó được nhận thức hay chưa mà thôi.

Ví dụ mối liên hệ nhân quả trong xã hội, nếu như pháp luật càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội đấy sẽ càng bất ổn. Hay như trong tự nhiên, khi mùa đông đến thời tiết lạnh, khô hanh lá cây rụng hết, cây sẽ giữ được nước và có thể sống an toàn qua mùa đông.

Tính tất yếu thể hiện ở một điểm, cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ nảy sinh những kết quả như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

3. Quan hệ biện chúng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.

Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Ví dụ, gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, thành cháo v..v.. phụ thuộc vào lượng nước và mức nhiệt độ v..v..

Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ, sức khỏe của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, ăn uống điều độ, chăm sóc y tế tốt v..v.. chứ không chỉ do một nguyên nhân nào đó.

Trong những điều kiện nhất đinh, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ, chăm chỉ làm việc thì sẽ có thu nhập cao, mà thu nhập cao thì đời sống vật chất, tình thần lại được nâng cao – kết quả. Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhân theo hướng tích cực hoặc ngược lại. Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, và gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất học,… 

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy cặp phạm trù nguyên nhân kết quả như sau: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả.

Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.

Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không giống nhau.

Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC THẤT NGHIỆP CỦA SV SAU KHI RA TRƯỜNG HIỆN NAY 

Một kết quả do nhiều nguyên nhân hình thành và ngược lại những nguyên nhân ấy gây ra nhiều kết quả khác nhau.Nhiều nguyên nhân tác động cùng chiếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay. Tình trạng thất nghiệp... do một số nguyên nhân cơ bản sau:

1.SV có kiến thức k đầy đủ.

Quá trình học tập tại trường đại học cao đẳng sv sẽ đc cung cấp đầy đủ kiến thức thuoc lĩnh vực mình làm liệc.Tuy nhiên có rất nhiều sinh viên không chịu khó rèn luyện kĩ năng học hỏi kịn nghiệm không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc sau khi ra trường.Sinh viên thường mải chơi, dành quá ít thời gian cho việc tu hoc tìm hiểu cac học liệu phục vụ môn học...Trong khi hiện nay các công ti tuyển dụng đòi hỏi những cá nhân có kiến thức chuyên môn vững vàng có khả năng làm việc hiệu quả chất lượng như vậy tất yếu những ai không có khả năng sẽ bị đào thải.

2 Sinh viên k có định hướng rõ ràng khi chọn ngành học

Nguyên nhân thứ 2 là sinh viên không có định hướng rõ ràng khi chọn ngành học.Theo những đánh giá của các công ti quốc tế khi tuyen nhan viên tại vn :" Lao động trẻ VN yếu rất nhiều về ngoại ngữ cũng như tự tin trong giao tiếp.Quan trọng hơ là chưa có định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp của mình.Đa số có tư tưởng xin việc vì bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó..." Trong môi trương có tinhs cạnh tranh ngày cang cao nếu k có định hướng ngành nghề rõ ràng se rất khó cạnh tranh đc vs nhan luc các nước trong khu vực.Hơn hết doanh nghiệp k du kha nang tuyen dung nếu k nhận thấy sự say mê tâm huyết vs cv ở công nhân cuae mình.

3.Sinh viên thiếu nhiều kĩ năng mềm.

Kĩ năng mềm [hay còn gọi là kĩ năng thực hành xã hội] dùng để chị những kĩ năng qt trong cuộc sống con người:kĩ năng sống, giao tiếp lãnh đạo,làm việc theo nhóm,kĩ năng quản lí thời gian...Các kĩ năng nêu trên đều có đc từ quá trình tự trải nghiệm tìm hiểu đúc rút ra kinh nghiem cho bản thân.cuộc cm cn 4.0 đã bắt đầu, cũng chính là tđ kĩ năng mềm trở lên cực kì quan trọng.Phần lớn sv hiện nay k thực sự chú trọng đến việc rèn luyện các yêu cầu trên như v việc xin đc công việc như í k hề dễ.

4.Sinh viên thiếu kĩ năng khi đi xin việc.

Ngoài vấn đề kiến thức và kĩ năng làm việc thì một trong những nguyên nhân sv k xin đc việc làm là sinh viên yếu kĩ năng, thiếu tự tin và ứng xử đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trc nhà tuyển dụng.K tự lượng sức mình cũng là những sai lầm mà ứng viẻn trẻ thương mac phai. Nhiều bạn trẻ khi đi ứng tuyển chưa biêt cách ứng xử, thiếu tự tin.Kinh nghiệm chưa có nhiều song đòi hỏi một mức lương mà các công tí khó có thể chấp nhận được.Điều này khiến ứng vien mất khá nhiều điểm.

Nguyên nhân thứ 2 là bộ hồ sơ không mấy ấn tượng k tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức các bạn trẻ xem kĩ năng ntn.Có thật sự như những gì giới thiệu trong hồ sơ.Nhiều ứng viên chưa có sự quan tâm đúng mực đến bộ hồ sơ.Sinh viên có thể tạo ấn tượng qua đơn xin ciệc lí lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh khon kheo của mình.

Nguyên nhân cuối cùng là sjnh viên không biết cách nói về mình.Một lợi thế là sinh viên ham học hỏi có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng đông sáng tạo giám nghĩ dám làm cũng là một yếu tố mà một doanh nghiệp hiên nay trong quá trình cạnh tranh hội nhập  rất cần.Ngoài ra yếu tố sk chấp nhận đi xa cung như dễ hoà nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa thế mạnh của mknhf để nâng cao vị thế canh tranh trong quá trình tìm việc.

5.Đào tạo quá nhiều so với nhu cầu thực tế.

Nước ta có 412 trương đại học cao đẳng tính bình quân mỗi tỉnh thành phố có khoảng 6.6 trường đại học, cao đẳng cả nc có khoảng 2.2 triệu sinh viên trong tổng số 95 triệu dân; cao hơn cả các quốc gia đang phát triển.Chính vì vậy nhiều ngành nghề trong các trường đại học cao đẳng được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Tiêu biểu cho vấn đề trên là ngành sư phạm. Hơn 10 năm trc khi nhà nc bắt đầu áp dụng các chế độ miễn giảm học phí với sinh viên ngành sư phạm thì người người thi nhau học sư phạm.Sau đó các tỉnh thành phố bắt đầu xd các trường sư phạm của riêng mình dẫn đến số cử nhân thạc sĩ trong ngành tăng lên rất nhiều trong khi nhu cầu tuyển dụng lại cực kì hãn chế.trai lai Trong năm 2017, thí sinh trúng tuyển chỉ cần 3d/môn là đỗ như v k đảm bảo năng lực giảng dạy. Co the thay tinh trang các sinh viên sư phạm ra trường vs tấm bằng đỏ trên tay mà vẫn bị loại trong các đợt tuyển công chức là điều hoàn toàn dễ hiểu.

6.Quá trình đào tạo yếu kém.

Rất nhiều trường đại học cao đẳng hiện nay chưa chú trọng đến ct đào tạo dành cho sinh viên. Các ct đào tạo thường xây dựng chưa đc công phu chưa đáp ứng đc nhu càu của ngừoi sử dụng lao động.Nội dung giảng dạy  khô cứng chưa xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế đang có nhiều biến động. Thông thường xd ct đt còn mang tính chất chủ quan chưa thông qua khảo sát nghiên cứu của các chuyên gia và doanh nghiệp... Nhiều trường đại học còn sao chép của trường khác sau đó cắt bớt tỉ lệ % số tiết theo chủ quan của ngừoi xây dựng.điều đó dẫn tới vc sv k co du kiến thức để học tập  và áp dụng vào cv.

Trước tình trạng sv ra trường thấy nghiệp như hiện nay nguyên nhân chính vẫn là ở sv, chính vì vậy sinh viên cần học hỏi và bổ sung thật nhiều kiến thức kĩ năng các tố chất cần thiết khác như học thêm vi tính tiếp cận vs cntt học thêm ngoại ngữ hướng tới mục đích có thể gt  tốt hơn đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nền kte hiện nay.Có như v ms mong có đc 1 công việc ổn định và phù hợp vs chuyên ngành đào tạo.

THƯC TRANG THẤT NGHIỆP CỦA SV SAU KHI RA TRƯỜNG HIỆN NAY

+Tỉ lệ thât nghiệp của sv khi vừa ra trường đang ở mức cạo. Năm 2016 có khoảng 225000 cử nhân thất nghiệp, năm 2017 sẽ có khoảng 200000 cử nhân tiếp tục rơi vào tình trạng trên. Đay là con số đáng báo động trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.số lượng lao động k có việc làm quá cao như vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kte đang trên đà hội nhập và pt sâu rộng.

+Sinh viên ra trường k tìm đc việc làm chấp nhất làm các công việc trai voi nganh nghe.Công việc mà họ làm chu yeun là bưng bê tại các quán ăn quán cà phê, làm công nhân trực nghe điện thoại, gia sư, tiếp thị sản phẩm...đa phần chúng k cần quá nhiều kiến thưc kĩ năng va bang cap vì vậy rất dễ dàng tìm đc cà cũng dễ dàng bị sa thải. Trong khi lương k đủ trang trải cho sinh hoạt ăn uống hang ngay. Như theo thống kê của bộ Ld tb xh trong năm 2016 tỉ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sv khối tụ nhiên là 60% còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy cứ 100sv khối xã hội tốt nghiệp ra truong chi có khoảng 10 sv tìm đc công việc đúng chuyên môn. sô còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống cà chờ cơ hội có đc vlam.Như vậy quá trình đào tạo liên túc suốt nhiều năm tại trường đại học cao đẳng gần như k phục vụ đc nhiều cho những cv trái ngành trên

+Một số khác thiếu hiểu biết bị lừa vào các đường dây đa cấp hoặc bị các trung tâm tuyển dụng lừa mất tiền bằng chiêu trò nộp hồ sơ cộng với phí xin việc.Công việc thì chẳng thấy đâu lai mất nhieu tg công sức tiền bạc.

+Nhiều sinh viên ra trường lại chọn hướng đi khác.Không ít bạn ra trường khi học xong cao đẳng đại học do k xin đc việc đã chọn giải pháp học tiếp, học liên thông học văn bằng 2 hoặc học lên cao học m như tâm sự của một số bạn sinh viên:" Mình chán ngấy cảnh phải ngồi chầu chực xin việc ở các trung tâm mà cuối cùng lại về nên mình đã bảo bố mẹ rồi, mình sẽ học lên Cao học. Hy vọng vs tấm bằng thạc sĩ trên tay thì ra trường sẽ suôn sẻ hơn." Số khác khi thấy mình còn thiếu nhiều kĩ năng đặc biệt laf kĩ năng mềm thì đã dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các chuyên ngành khác như tiếng Anh, kĩ năng gt lập trình nghiệp vụ thư kí nghiệp vụ sư phạm nghiệp vụ báo chí...để tăng thêm cơ hội đc tuyển dụng hoặc có thể tìm kiếm một công việc khác...

BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP

+Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người học và xã hội về cách lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của TTLĐ; nâng cao nhận thức đối với nhà trường và người học về đào tạo và tự tích luỹ toàn diện về trình độ chuyên môn [lý thuyết nền tảng, kiến thức thực tế và kỹ năng làm việc], ngoại ngữ, kỹ năng mềm để nâng cao khả năng tìm việc làm cho SV...

+Tăng cường điều tra, khảo sát, dự báo và đẩy mạng công tác kế hoạch… để thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, ngành nghề, trình độ đào tạo.

+Tận dụng tối đá nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển nền giáo dục và giải quyết việc làm cho sv.

+Đa dạng hoá các kênh dao dịch trên thị trường lao động tổ chức thường xuyên định kì các sàn giao dịch việc làm để có thể kết nối hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

+Nâng cao hiểu biết về pháp luật ý thức kỉ luật tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực, trí lực đáp ứng những yêu cầu của nên cong ngiệp 4.0.

~>>>>Một số ý kiến đóng góp.

+ Chủ động khi tìm việc.Trog thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay các công ty cơ quan và doanh nghiệp luôm đề cao tính năng động cạnh tranh lành mạnh của các ưng viên.

+Xây dựng các mối quan hệ tận dụng tối đa các mối quan hệ đã có .bạn sẽ có nhiều cơ hội xin đc vc hơn.

+Sinh viên nên rèn luyện nhiều hơn nữa ngoài môi trường đại học nhằm tích luỹ kinh nghiệm sống cho bản thân.

+Thể hiện hết khả năng của bản thân cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai như v rất có ích cho quá trình xinh việc

+Quá trình đào tạo hiện nay cần đổi mới nhằm đem tới cho sv những kiến thực tế nhất đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.


Việc làm là vấn đề nóng hổi của xã hội nói chung và sinh viên ra trương nói riêng.Trc một tình trạng chung là cung vượt cầu thừa thầy thiếu thợ như hiện nay thì kb bao nhiêu sv đi xin việc tro vè tay k.có rất nhiều nguyên nhâm dẫn đến tình trạng ...Vì vật để giải quyết cấn đề này cần có sư quan tâm chỉ đạo sát sao của đáng và nhà nc cũng như sự hợp tác pt của các doanh nghiệp đem tới nhiều cơ hội tốt cho sv ra trg làm vc đngz ngành nghề mình mong muốn.


Video liên quan

Chủ Đề