Ví dụ về trọng nam khinh nữ

Trong thời gian gần đây tình trạng bình đẳng giới ở nước ta đã có nhiều tiến bộ nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Vậy bất bình đẳng giới là gì? Ví dụ về bất bình đẳng giới? Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Bất bình đẳng giới là gì?

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực.

Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vì thế mà hiện nay bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc biệt. Luật Bình đẳng giới đề ra mục tiêu tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Ví dụ 1: Gia đình ông B ở nông thôn, mặc dù vợ chồng ông đã sinh được 5 người con nhưng ông vẫn muốn vợ ông sinh thêm con nữa, với lý do 5 người con trước chỉ là con gái, và ông nhất định ép vợ phải sinh con thêm đến khi nào được con trai thì thôi, bởi chỉ khi có con trai ông mới có người “ chống gậy” sau này.

Như vậy tại các gia đình vẫn còn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng đối với phụ nữ ngay trong chính gia đình bởi các chuẩn mực giới theo truyền thống văn hoá trước kia vẫn ăn sâu trong nhiều gia đình, dòng họ, nhất là một số gia đình có nhiều thế hệ chung sống. Không ít người, kể cả những nam giới có trình độ vẫn coi việc chính của phụ nữ là sinh con, đẻ cái, tề gia, nội trợ. Nhiều gia đình vẫn mang nặng tư tưởng phải có con trai nối dõi tông đường, con trai là người thừa kế tài sản, có người “chống gậy” nên phải tìm cách sinh con trai bằng mọi giá.

Ví dụ 2: Nhà ông C khá khó khăn, ông có 2 người con sinh đôi, 2 chị em năm nay đều hết lớp 12, song chị gái thì chăm chỉ học lực tốt hơn so với em trai, tuy nhiên ông C lại quyết định cho chị gái chỉ học để xét tốt nghiệp bởi ông nghĩ rằng con gái không cần học nhiều, học trình độ 12/12 là đủ rồi. Mặc dù con gái ông C rất buồn, xin ông nhiều lần để cho con được học đại học nhưng nhất định ông không nghe.

Như vậy nhiều gia đình có cả con trai, con gái thì lại có sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng ngay trong chính gia đình mình. Con trai luôn có quyền nhiều hơn, được bênh vực hơn chị em gái, việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cũng chủ yếu dạy con gái làm. Khi các con trưởng thành, lập gia đình thì bố mẹ lại để thừa kế tài sản phần lớn cho con trai, con gái chẳng qua cùng là “con người ta”, đi làm dâu thì hưởng phúc nhà chồng… Chính những quan điểm không phù hợp này vô hình trung đã dẫn đến một hệ quả bất bình đẳng, áp đặt những việc không tên trong gia đình lên vai người phụ nữ, biến những thời gian giải quyết việc nhà thành thời gian làm việc không được trả lương.

Nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giới

– Xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ khiến cho khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực.

– Vì định kiến xã hội về giới, về vai trò , vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận thức của mọi người. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù hợp với công việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ…

– Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu.

– Nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh đạo, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giới, dẫn đến việc chưa thực hiện nghiêm túc cascq quy định của Đảng, Nhà nước về giới và bình đẳng giới, chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, chưa quan tâm giao việc cho phụ nữ, thiếu công bằng giới.

Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính trong đó coi nam giới quan trọng hơn phụ nữ. Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được công nhận nhưng hệ thống tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt là gắn liền với các tư tưởng tôn giáo. Ở những vùng khác, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau.

Việt Nam là nước bị ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Nó ăn sâu bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ.

Có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”  với ý nghĩa là "một con trai thì là có nhưng mười con gái vẫn là không có", thể hiện cách đánh giá con là nam hay nữ trong Nho giáo. Theo đó, các gia đình hay dòng họ từ xưa [và thậm chí cả ngày nay] vẫn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai. Nếu không có con cháu trai nối dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai. Bên cạnh những mặt tích cực về giáo dục đạo đức, tư tưởng trọng nam khinh nữ không còn phù hợp.


Trong xã hội xưa và cả ngày nay, số đông chị và em gái luôn chịu thiệt thòi, nhiều người nhà rất khá giả có hàng chục phòng nhưng khi lấy chồng phải sống chung với bố mẹ chồng và anh chị em trong cùng một căn phòng chật hẹp. Bố mẹ đẻ có thừa tiền cũng không cho mua nhà riêng vì đó là việc của nhà chồng, còn người anh và em trai nhà bố mẹ để lại nên chẳng phải lo nghĩ gì... 


Xét về phụng dưỡng bố mẹ, chị và em gái thường dành thời gian chăm sóc hơn anh và em trai vì con gái sống bao giờ cũng tình cảm, biết hiếu thảo với cha mẹ hơn, con trai nhiều người còn phá phách bắt bố mẹ trả nợ nên mọi người mới nói: "Sinh con trai sống khổ, chết sướng; Sinh con gái sống sướng chết khổ". Các cụ ngày xưa cho rằng, sau này mất đi, linh hồn ngày rằm và mồng một, ngày Tết, ngày giỗ ... chỉ được vào nhà con trai mình, còn nhà con gái thờ cúng đằng nội muốn vào không được. Do vậy, con trai dù hư thì vẫn được coi trọng, đây chính là quan điểm tiêu cực, cần được đổi mới và xem xét lại một cách sao cho thích hợp hơn.


Bên cạnh số đông đó xuất hiện những gia đình có tư tưởng rất đổi mới: con nào cũng như nhau, cũng được yêu thương, chăm sóc giống nhau, thể hiện sự công bằng. Con gái lấy chồng nghèo sẵn sàng cho ở rể hoặc mua căn chung cư cho ra ở riêng, miễn là con gái mình được sống sung sướng. Con trai lấy vợ cũng như vậy, thừa kế bằng nhau không con nào hơn. Đấy là những người biết nhìn xa trông rộng và hiểu lẽ đời.


Nhiều nhà không có con trai người con gái yêu quý bố mẹ mình nên giữ chỗ thờ cúng bố mẹ mình 50% trên bàn thờ, hoặc làm một bàn thờ riêng bên cạnh, việc này rất nhiều người mang nặng tư tưởng phong kiến đang lên án cho rằng: trái đạo lý, chửi mắng người con trai hèn bị vợ chèn ép, sợ hàng xóm đánh giá, làm ảnh hưởng hạnh phúc nhiều gia đình, nhưng đó có gì là sai, đạo lý nào cũng dạy con người đối xử với nhau nhân văn, bố mẹ bên nào cũng ngang nhau sao cấm con gái thờ cúng được.


Chính vì nặng tư tưởng nên nhiều ông bà ép con phải đẻ cháu trai, vợ đẻ 3 - 4 đứa con gái bắt ra ngoài, nếu không sẽ cho là bất hiếu, trường hợp này không hiếm. Những tư tưởng phong kiến cổ hủ nếu không tự giải thoát khỏi nó thì sống rất gò bó, lúc nào cũng sợ bị đánh giá, gièm pha - nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình chỉ vì tự ái những chuyện không đâu vào đâu. Còn biết tự tin, vượt qua nó thì sống rất thoải mái, tất cả chỉ hướng tới một cuộc sống tốt đẹp cho chính mình và con cháu mình, con Trai hay con Gái đều là con mình và không nhất thiết cứ phải sinh con Trai. Tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ cần được thay đổi, để nam – nữ được bình đẳng trong xã hội ngày nay.

Tôi thường hay hỏi bố: "Tại sao người ta lại cứ thích có con trai hả bố?", bố trả lời: "Để sau này có người thờ cúng con à".

Tôi không bằng lòng: "Con thấy có những người con lúc bố mẹ còn sống họ coi bố mẹ không ra gì, vậy khi bố mẹ mất đi rồi hối hận cũng đâu có kịp".

Bố bảo: "Vậy nên có con đã là niềm vui rồi. Con biết hiếu thảo với bố mẹ thì càng hạnh phúc hơn. Nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ quê mình không biết bao giờ mới hết".

Tôi không biết cái "tư tưởng" ấy bao giờ mới hết. Chỉ biết, tư tưởng ấy đã làm khổ biết bao người phụ nữ và còn biết bao nhiêu đứa trẻ không được sống đúng với giới tính thật của mình.

Tôi nhớ ngày còn đi học, bạn tôi hôm thì tay sưng, hôm thì mặt tím đen, hỏi thì mới biết bị bố đánh. Cuối cùng bạn rưng rưng kể vì nhà bạn ấy có hai chị em gái, mà bố thì tính gia trưởng lúc nào cũng muốn có con trai, nhiều lúc không làm chủ được lại chửi mẹ con.

Vì luôn được sống trong yêu thương nên tôi hiểu sâu sắc nỗi đau trong đôi mắt đẫm nước của bạn. Trẻ con đâu có tội? Vậy mà sao người lớn lại đổ vội lên đầu những đứa trẻ con?

Trong trí nhớ của tôi còn đọng lại một số gia đình có "quý tử" rồi đi coi khinh, soi mói những gia đình không có con trai kiểu như: "Nhà có con trai đâu, xây to làm gì? Sau này chúng nó cũng đi lấy chồng hết".

>> 'Trọng nam khinh nữ' khiến nhiều cha mẹ bán nhà trả nợ cho con trai

Với bất cứ người phụ nữ nào, con gái hay con trai đều là niềm vui, là tình yêu của họ. Tuy nhiên áp lực từ gia đình nhà chồng, từ xã hội mà đôi khi họ phải bỏ đi đứa con của mình khi vừa mới được nhìn con qua màn hình máy siêu âm. Và có những người đàn ông sẵn sàng mặc kệ bỏ ra ngoài khi nghe bác sĩ nói "là con gái" để mặc vợ ngồi ôm con, con khóc mẹ cũng khóc.

Những người đàn ông như vậy, họ có biết giới tính thai nhi cũng là do họ quyết định không? Vậy tại sao cứ đổ tại phụ nữ?

Cho đến bây giờ, cái giá phải trả bởi những lời nói đó, đôi khi là quá đắt. Có những gia đình vì quá nuông chiều con trai mà bây giờ con nghiện ngập đuổi cả bố mẹ đi, nhẹ hơn thì bỏ nhà ra đi, đầu trộm đuôi cướp. Ngẫm lại, nếu sống đã không coi bố mẹ ra gì thì chết đi có khóc, có thờ cúng chu đáo đến đâu liệu còn ý nghĩa gì không?

Con cái là của trời cho. Tôi nghĩ con trai con gái đâu có quan trọng, quan trọng là những đứa con biết lễ phép, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết cố gắng là niềm vui của rất nhiều người rồi. Có con đã là điều mong muốn, là điều hạnh phúc của rất nhiều gia đình trong cuộc sống rồi.

Những tổn thương của ngày thơ bé luôn ám ảnh bất cứ đứa trẻ nào vì vậy mọi người hãy yêu thương và quan tâm tới những đứa con để các em có thể mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của mình.

Phan Trang Lê

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề