Ví dụ về xung đột tâm lý trong tập thể

Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta, vì nó nghe có vẻ đáng sợ, chờ đợi tình hình xung đột. Nó có thể được dựa trên scandal, hoặc là hoàn toàn gây tranh cãi, hai hoặc nhiều người có thể tham gia vào nó. Bất kỳ ví dụ về một tình huống xung đột dựa trên đặc tính của các thành viên, theo hoàn cảnh trong đó có một sự hiểu lầm về chuẩn mực đạo đức mà thường được chấp nhận trong một xã hội cụ thể.

Hiểu lầm thường xảy ra trong các gia đình, tại nơi làm việc, theo một cách. Chồng cãi nhau với vợ, một nô lệ cho đến chánh văn tức giận vì liên tục carping, máy bay chở khách khó tính của ông không hài lòng với nhiệt độ nước, mà đem về cho anh một tiếp viên. Một ví dụ về một tình huống xung đột có thể được tìm thấy trong tàu điện ngầm, trong cửa hàng, nhưng bạn cũng có thể trải nghiệm cho chính mình bất hòa kế hoạch trong nước hay dịch vụ. Nhưng nhìn vào tất cả mọi thứ theo thứ tự, bắt đầu từ vòng tròn gia đình.

Đi theo gia đình, trong đó bao gồm hai người - vợ chồng. Rất thường xuyên, mỗi đang được nói, kéo tấm mền qua chính mình, cố gắng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống trước bạn đồng hành của mình. Thường thì vợ chồng cạnh tranh cho lương cao hơn, cho giáo dục hơn và khôn ngoan, vì sự phồn vinh của bất cứ điều gì.

Tất cả điều này, như một quy luật, kèm theo reproaches vô tận, và nếu họ không dừng lại trong thời gian, nói đến ly hôn. Như một ví dụ về một tình huống xung đột có thể được quan sát thấy trong các gia đình có trẻ em, nơi mà sau này, như họ nói, đổ thêm dầu vào lửa. Bố muốn em bé còn yêu anh, mẹ tôi cố gắng để thu hút ông đến bên cạnh anh, trong khi điều này không nên chút nào. Nếu đây là một gia đình - những người yêu nhau, có một đứa con chung, cả ba thành viên của nó phải nằm trong một mảnh, Jagir.

Một lĩnh vực của cuộc tranh cãi bất tận - văn phòng. Ví dụ về các tình huống xung đột trong tổ chức có thể dựa trên một cuộc thi giữa các nhân viên, hoặc là kết quả của sự tương tác giữa cấp trên và cấp dưới. Trong trường hợp đầu tiên, như một quy luật, người ta khoe với nhau với những thành tựu của họ. Ví dụ, một mất chức vụ Tổng thư ký để có thể nuôi sống gia đình của mình, và người kia - để chiếm chính mình, để thoát khỏi sự biếng nhác, và hoàn toàn thiếu trong bất cứ điều gì. Một cách tự nhiên, chẳng hạn một ví dụ về một tình huống xung đột tạo ra ghen tị, mong muốn làm phiền, để thay thế một đồng nghiệp.

Với Trưởng tình hình thậm chí còn phức tạp hơn. Thường thì bài của người quản lý đưa một người trẻ tuổi, thông minh, nhưng quá tham vọng. Dưới sự chỉ huy của ông là khung mà trong nhiều năm lao động vì lợi ích của công ty và có một kinh nghiệm tuyệt vời. Tất nhiên, giữa những người này liên tục xảy ra những hiểu lầm có thể dẫn đến sa thải.

Sau khi tất cả những điều trên, nó là đáng chú ý là cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu mỗi người chúng ta là khoan dung khác nhau, kiềm chế, tôn trọng người khác, sự tử tế. Đó là những phẩm chất này là những ví dụ dựa trên giải quyết xung đột cả trong gia đình và tại nơi làm việc. Trong trường hợp đầu tiên, các nhà tâm lý khuyên bạn nên nhớ điều gì đã khiến những người tổ chức đám cưới, tại sao họ yêu nhau. Tình huống thứ hai là phức tạp hơn, tuy nhiên, bằng cách sử dụng lòng tốt và sự hiểu biết được giải quyết bất kỳ cuộc tranh cãi.

[Last Updated On: 15/07/2021 By Lytuong.net]

Thực tế hiện nay cho thấy: quá trình vận động và phát triển của các nhóm xã hội không thể tránh được xung đột. Các cuộc xung đột luôn luôn diễn ra ở tất cả các nhóm xã hội, bất kể quy mô của nhóm lớn hay nhỏ. Do đó, việc nghiên cứu xung đột của nhóm trở thành nội dung quan trọng của Tâm lý học xã hội hiện nay. Vậy chúng ta hiểu thế nào là xung đột?

Xung đột là gì?

Quá trình hình thành và phát triển các nhóm xã hội tự nó đã chứa đựng các mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn về quan điểm, về cá tính, về lợi ích của các thành viên và nhóm nhỏ hơn trong đó. Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng biến thành xung đột, mà chỉ khi mâu thuẫn đó bùng nổ thì xung đột mới xuất hiện. Theo các tác giả Severy, Bngham và Schlenker, xung đột là hoàn cảnh mà ở đó mục đích của hai hoặc nhiều người không thống nhất nhau ở một số mức độ nào đó. Các xung đột cũng có thể xảy ra khi các thành viên của nhóm thống nhất nhau về các mục đích cơ bản, nhưng lại không thống nhất về các mục đích thứ yếu hoặc về mục đích có thể thống nhất nhau nhưng lại khác biệt về các phương thức thực hiện mục đích đó. Ví dụ trong gia đình, hai vợ chồng đều thống nhất với nhau cần phải nghiêm khắc với con cái nhưng lại không thống nhất với nhau trong phương pháp và mức độ thể hiện sự nghiệm khắc đó. Một nhà tâm lý học Mỹ là J.P.Chaplin lại cho rằng: xung đột là hai hoặc nhiều xung lực hay động cơ có tính đối kháng lẫn nhau xay ra một cách đồng thời.

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về xung đột. Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Xung đột là sự khác biệt [về quan điểm, mục đích, động cơ] giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm.

Như vậy, dù xem xét ở các góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều có sự thống nhất nhất định trong việc xác định nội hàm của khái niệm xung đột. Từ các quan niệm khác nhau nêu trên, chúng ta có thể quan niệm xung đột là: sự bùng nổ các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động chung của nhóm.

Như vậy, mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại nhưng xung đột có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ người ta không thể hòa giải nó từ xung đột xảy ra. Những xung đột lớn hoặc mâu thuẫn ở mức độ sâu sắc có thể dẫn đến bạo lực. Những xung đột nhỏ thường ít được các thành viên của nhóm quan tâm, nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích tụ dần và đến mức độ nào đó nó sẽ xảy ra xung đột lớn, có thể tạo nên sự bất hòa nghiêm trọng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm.

Bản chất và tác hại của xung đột

Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của xung đột. Parker Follet cho rằng, xung đột cần phải được hiểu như sự khác biệt – khác biệt về quan điểm và lợi ích.

C Mác viết: Suy cho cùng, mọi mâu thuẫn trong xã hội là mâu thuẫn lợi ích. Chính lợi ích mới là nguồn gốc sâu xa của xung đột. Khi con người có mâu thuẫn lợi ích [có thể là vật chất hoặc tinh thần] thì rất dễ xảy ra xung đột. Mức độ lợi ích của mỗi bên trong mâu thuẫn sẽ chi phối mức độ xung đột. Nếu lợi ích đối kháng nhau thì xung đột sẽ rất mạnh mẽ và có thể loại trừ nhau. Trong xung đột, mọi người nhận diện ra sự khác biệt giữa mình và với người khác. Tùy mức độ mâu thuẫn lợi ích mà họ nhìn người khác như đối thủ hoặc như kẻ thù.

Tác giả Vũ Dũng cũng cho rằng xung đột là sự khác biệt về quan điểm mục đích, động cơ… khi thực hiện hoạt động nhóm.

Như vậy theo các tác giả, xung đột là do khác biệt về một điều gì đó. Nhưng thực tế, nhiều sự khác biệt không dẫn đến xung đột. Sự khác biệt là tất yếu trong cuộc sống. Mặc dù có sự khác biệt nhưng con người vẫn có thể dung hòa với nhau, nhường nhịn nhau và xử lý các mâu thuẫn bằng hòa giải hoặc một bên chấp nhận sự thua thiệt để giữ lấy sự cân bằng.

Khi có xung đột xảy ra, người ta phải tìm hiểu ngay lợi ích mỗi bên để xác định mức độ xung đột. Nhìn hình thức bên ngoài, có khi chỉ là vấn đề quan điểm về một vấn đề gì đó. Nhưng bên trong có thể là sự khẳng định bản thân của mỗi người [lợi ích tinh thần].

Từ các phân tích trên có thể thấy, bản chất của xung đột là các mâu thuẫn lợi ích giữa các thành viên của nhóm hoặc của các bộ phận trong nhóm. Điều hòa các lợi ích cho phù hợp là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa xung đột xảy ra.

Xung đột có tác hại rất lớn đến nhóm và mỗi cá nhân. Khi nhóm có xung đột, bầu không khí của nhóm bị phá vỡ. Môi trường sống yên bình của cá nhân bị đảo lộn làm người ta sống trong trạng thái căng thẳng, không có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Sau mỗi lần xung đột cá nhân phải mất thời gian thể nghiệm lại bản thân nên vừa mất thời gian vừa bị phân tán tư tưởng trong công việc. Do đó, những người bị lôi kéo vào xung đột sẽ làm việc kém hiệu quả và dễ gây tai nạn vì không tập trung.

Đối với toàn nhóm, khi có xung đột, nhóm không thể thống nhất ý kiến và hành động nên năng suất lao động sẽ giảm đi, mọi người dễ nghi kị nhau.

Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng có những xung đột mang tính tích cực, thông thường đó là xung đột đơn thuần về ý kiến, phương thức hoạt động, không phải là các xung đột lợi ích. Các xung đột được gọi là tích cực có thể đem lại một động lực mới cho sự phát triển của một nhóm. Dạng xung đột này có thể giúp nhóm thoát khỏi trạng thái ỳ, khi các cá nhân đồng thuận đến mức bị động.

Các loại hình xung đột và vấn đề giải quyết xung đột

Các loại hình xung đột:

Căn cứ vào chủ thể tham gia vào xung đột, người ta có thể chia xung đột thành các loại hình sau:

  • Xung đột trong mỗi cá nhân [còn gọi là xung đột nội tâm]: Loại xung đột này xuất hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau. Họ lúng túng không biết chọn theo lợi ích nào. Lợi ích của mỗi nhóm đều có sức hấp dẫn với cá nhân nhưng không cho phép cá nhân chọn cả hai, mà chỉ được phép chọn một.
  • Xung đột cá nhân với cá nhân: Loại xung đột này diễn ra khi cá nhân này cho rằng cá nhân kia cản trở hoặc phá hoại lợi ích của mình.
  • Xung đột cá nhân với tập thể: Đây là loại xung đột xuất hiện khi cá nhân cho rằng tập thể ngăn cản lợi ích của họ và họ không chấp nhận ý kiến, quyết định của tập thể.
  • Xung đột tập thể với tập thể: Loại xung đột này vẫn thường xảy ra khi tập thể này cho rằng tập thể kia ngăn cản hoặc phá hoại lợi ích của tập thể mình.

Phòng ngừa và giải quyết xung đột:

– Về cơ bản phải phòng ngừa xung đột; không nên để xung đột xảy ra rồi mới giải quyết. Muốn phòng ngừa xung đột cần xác định rõ bản chất của xung đột và có biện pháp phòng ngừa.

Trước hết, người lãnh đạo nhóm phải điều hòa lợi ích trong nhóm sao cho thỏa đáng, không nên để có sự chênh lệch quá lớn về lợi ích giữa các thành viên hoặc giữa các bộ phận.

– Cần có phương pháp lãnh đạo khoa học và phù hợp với tính chất và đặc điểm của đơn vị mình phụ trách.

– Giải toả các mâu thuẫn nhỏ, không để cho thâu thuẫn nhỏ tích tụ sẽ dẫn đến mâu thuẫn lớn đến mức bùng nổ không thể ngăn chặn.

– Khi xung đột xảy ra thì phải nhanh chóng xác định mâu thuẫn của mỗi bên và tác động để giảm mâu thuẫn đó. Có thể trong nhóm có kẻ phá hoại gây mất ổn định trong nhóm hoặc có người cố tình không chấp nhận những chuẩn mực của nhóm.

Phương pháp giải quyết là thuyết phục các bên ngồi lại và hòa giải với nhau. Khi không làm được việc đó thì có thể dùng các biện pháp hành chính như: chuyển cá nhân xung đột sang đơn vị khác, hoặc kỉ luật kẻ gây rối…

Video liên quan

Chủ Đề