Vì sao dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng màu mỡ

Trả lời câu hỏi mục I trang 10 SGK Địa lí 9

Đề bài

Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng khai thác bản đồ:

- Quan sát kĩ bảng chú giải [nền màu tương ứng với mật độ dân số].

- Đối chiếu lên bản đồ để tìm ra khu vực đông dân/thưa dân.

Lời giải chi tiết

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ vàĐông Nam Bộ.

-> Nguyên nhân: Đây là những khu vực có điều kiện sống thuận lợi [địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển].

- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

-> Nguyên nhân: Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn [địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,nhiều thiên tai - lũ quét, sạt lở đất...].

Loigiaihay.com

  • Trả lời câu hỏi mục II trang 12 SGK Địa lí 9

    1. Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết. 2. Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.

  • Trả lời câu hỏi mục III trang 13 SGK Địa lí 7

    1. Dựa vào bảng 3.1, hãy: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào. 2. Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 14 SGK Địa lí 9

    Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

  • Bài 2 trang 14 SGK Địa lí 9

    Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

  • Bài 3 trang 14 sgk địa lí 9

    Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

  • Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

  • Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 101 SGK Địa lí 9

1. Thực trạng dân cư trên thế giới phân bố không đều hiện nay

- Giữa các bán cầu: Dân cư tập trung đông đúc ở Bán cầu Bắc và bán cầu Đông.

- Giữa các lục địa: Dân cư tập trung đông đúc nhất ở lục địa Á và Âu, thưa thớt ở lục địa Úc.

- Giữa các khu vực:

+ Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á,Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin.

+ Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi [trừ đồng bằng sông Nin]...

Video liên quan

Chủ Đề