Vì sao dị hợp tử lại tốt hơn

Mức ngoại hiện là tần suẩt một gen được biểu hiện. Nó được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm những người biểu lộ thành kiểu hình tương ứng trên những người có gen [ xem Hình: Mức ngoại hiện và độ biểu hiện Mức ngoại hiện và độ biểu hiện ]. Một gen có mức ngoại hiện thấp có thể không được biểu hiện ngay cả khi tính trạng trội hay lặn và gen có liên quan đến đặc điểm đó có mặt trên cả hai nhiễm sắc thể. Mức ngoại hiện của cùng một gen có thể thay đổi giữa các cá thể và có thể phụ thuộc vào tuổi của cá thể. Ngay cả khi một alen bất thường không được biểu hiện [không có mức ngoại hiện] ở cha/mẹ di truyền sang đời con có thể bất thường đó sẽ được biểu hiện. Trong những trường hợp như vậy, tính trạng sẽ cách qua một thế hệ không xuất hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp không biểu hiện là do sự đánh giá sai lầm chủ quan từ phía nhà nghiên cứu hoặc các đột biến rất nhỏ không thể nhận ra. Bệnh nhân có biểu hiện rất nhỏ sẽ được coi là bất thường không điển hình.

Độ biểu hiện là miền tính trạng có thể có của một gen được thể hiện ở một cá thể. Dộ biểu hiện có thể được phân loại theo phần trăm; ví dụ, khi một gen có độ biểu hiện là 50%, chỉ có một nửa các đặc trưng có mặt hoặc mức độ nghiêm trọng chỉ là một nửa so với những gì có thể xảy ra với biểu hiện đầy đủ. Độ biểu hiện có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường và các gen khác, vì vậy những người có cùng gen vẫn có thể có kiểu hình khác nhau. Thậm chí, độ biểu hiện có thể thay đổi ngay cả trong các thành viên của cùng một gia đình.

Kiểu gen được biểu hiện thành kiểu hình phụ thuộc vào mức ngoại hiện và độ biểu hiện của gen và cá thể đó.

Mức ngoại hiện đề cập đến liệu gen đó có được biểu hiện hay không. Nghĩa là, nó cho biết bao nhiêu người mang gen đó có biểu hiện ra kiểu hình. Mức biểu hiện có thể hoàn toàn [100%] hoặc không hoàn toàn [ví dụ mức biểu hiện 50% ~ chỉ một nửa số người mang gen có sự biểu hiện tính trạng].

độ biểu hiện xác định mức độ ảnh hưởng của tính trạng hoặc bao nhiêu đặc điểm của tính trạng xuất hiện trong một cá thể. Sự biểu hiện, có thể dao động theo phần trăm từ hoàn toàn đến một phần thậm chí có thể không bộc lộ. Nhiều yếu tố khác, bao gồm hiệu chỉnh gen, tiếp xúc với các chất độc hại, các ảnh hưởng môi trường khác, và độ tuổi đều thể ảnh hưởng đến độ biểu hiện.

Mức ngoại hiện và độ biểu hiện đều có thể biến đổi ở: Những người có gen mà có hoặc không có tính trạng và cả trên những người có tính trạng thì tính trạng này cũng có thể biến đổi bất kỳ.

câu 2 ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của ưu thế lai____________

Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể lai [F1] xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt. Ưu thế lai biểu hiện trong lai khác thứ, lai khác dòng và rõ nhất là trong lai khác dòng. Ưu thế lai thường được biểu hiện cao nhất ở đời đầu rồi sau đó giảm dần do ở các thế hệ sau mức độ dị hợp giảm dần.

nguyên nhân Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng [các chi tiêu về hình thái và năng suất...] do nhiều gen trội quy định, ờ mồi dạng bô mẹ thuần chùng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biêu hiện một sô đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chi có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.Ví dụ : Một dòng thuần mane 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thê lai F1 mang 3 sen trội có lợi.p : AAbbCC X aaBBcc » F1 : AaBbCc

Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần [xem hình 34.3] nên ưu thế lai cùng giảm dần. Muốn khắc phục hiện tượng này để duy tri ưu thê lai. người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính [bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống...].

Câu hỏi: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

Lời giải:

- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là sự tập trung của các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1

- Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

- Người ta không dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen dồng hợp về các gen lận có hại, ưu thế lai giảm.

- Muốn duy tri ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính [băng giảm, chiết, ghép,...]

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏinguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là gì nhé:

1. Hiện tượng ưu thế lai

- Nhận xét:cây ngô do dòng tự thụ phấn cho cây thấp hơn, số bắp và hạt trên bắp ít hơn so với cây tạo ra từ cơ thể lai F1[ưu thế lai].

- Khái niệm:ưu thế lai làhiện tượng cơ thể lai F1có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

- Hiện tượng ưu thế lai rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có kiểu genkhác nhau.

- Ví dụ: cây ngô, cây cà chua, gà, vịt, …

2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

- Ưu thế lai thấy rõ nhất khi lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau kiểu genvìở đa số các loài alen trội có lợi, alen lặn có hại. Khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội cho tính trạng tốt, tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn cho tính trạng xấu. Khi lai hai dòng thuần chủngtương phản với nhau thu được kiểu gendị hợp [chỉ có alen trội được biểu hiện]→ con lai ở F1có tính trạng tốt hơn so với bố mẹ.

- Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội x mộtdòng mang 1 gen trội→ con lai F1mang 3 gen trội.

P: AABBdd x aabbDD

F1: AaBbDd [mang 3 gen trội]

- Lưu ý:ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời lai F1sau đó giảm dần qua các thế hệ vìkhi tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gendị hợp tử giảm, kiểu genđồng hợp tử tăng qua các thế hệ→ tỷ lệ kiểu genđồng hợp tử lặn tăng gây hại.

- Muốn duy trì được ưu thế lai, người ta thường dùng các biện pháp nhân giống vô tính nhưgiâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô, …

3. Các phương pháp tạo ưu thế lai

a.Phương pháp tạo ưu thế lai cây trồng

- Lai khác dòng: tạo hai dòng thuần chủng [bằng cách cho tự thụ phấn] → cho giao phấn với nhau.

- Lai khác thứ [khác dòng]: kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới [được sử dụng phổ biến hơn].

b. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

- Lai kinh tế: là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

+ Ví dụ: ở lợn, con cái Ỉ Móng Cái × con đực Đại Bạch.

F1: Lợn con mới đẻ nặng 0.8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao.

Thứ ba, 02/04/2013 21:01

Những điểm cần chú ý khi trả lời những câu hỏi của quy luật độc lập và di truyền liên kết

[NTO] Khi học các quy luật di truyền, nhiều em rất khó nhận biết bản chất của quy luật. Các em cho rằng là khó và e ngại khi trả lời những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức trên. Sau đây là một số nội dung thường gặp trong các đề thi và những nội dung mà các em hay nhầm lẫn.

1. Đối với Quy luật của Menđen:

Quy luật phân ly, quy luật phân ly độc lập [PLĐL]. Các câu hỏi thường tập trung xác định số kiểu giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình, tỷ lệ phân kiểu gen, tỷ lệ phân ly kiểu hình. Rất nhiều học sinh thường hay học thuộc lòng bảng “Công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tính trạng” [Sinh học lớp 12 trang 40]. Với cách học này các em vẫn hay nhầm giữa đại lượng này với đại lượng khác. Một mẹo nhỏ để các em có thể áp dụng công thức tổng quát này. Chỉ cần các em hiểu rõ phép lai hai cơ thể có cặp gen dị hợp một cặp lai với nhau.

Viết cụ thể kết quả số kiểu giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình, tỷ lệ phân kiểu gen, tỷ lệ phân ly kiểu hình. Từ kết quả phép lai này các em áp dụng vào lai dị hợp n cặp thì sẽ xác định rõ từng đại lượng câu hỏi đưa ra một cách chính xác.

P: Aa x Aa.

Gp: A, a A, a

F1: 1AA : 2Aa: 1aa.

Kết quả:

Dị hợp 1 cặpDị hợp n cặp
Số kiểu giao tử212n
Số loại kiểu gen313n
Số loại kiểu hình212n
Tỷ lệ phân ly kiểu gen[1:2:1]1[1:2:1]n
Tỷ lệ phân ly kiểu hình[3:1]1[3:1]n

Lưu ý phải xác định đúng số cặp gen dị hợp trong kiểu gen. Vì các em có thói quen cứ đếm bao nhiêu loại chữ cái quy ước gen trong một tổ hợp là xác định có bấy nhiêu cặp dị hợp. Ví dụ: kiểu gen AABbCc [khi giảm phân chỉ tạo 22=4 kiểu giao tử → dị hợp 2 cặp chứ không phải là dị hợp 3 cặp] và AaBbCc [khi giảm phân tạo 23=8 kiểu giao tử→ dị hợp 3 cặp]. Số tổ hợp được hình thành là bao nhiêu khi cho hai cơ thể có kiểu gen trên lai với nhau → xác định được 4 giao tử x 8 giao tử = 32 tổ hợp.

Những câu hỏi trắc nghiệm nội dung quy luật Menđen thường xoay quanh những nội dung sau:

Xác định các kiểu giao tử của những kiểu gen: AaBB, AaBb, AabbCc, AABBCc…

Xác định số kiểu giao tử đối với kiểu gen dị hợp một cặp, hai cặp... và n cặp.

Xác định số kiểu gen, số kiểu hình các phép lai cho hai cơ thể dị hợp một cặp, hai cặp... hoặc n cặp lai với nhau.

Xác định tỷ lệ phân ly kiểu gen, phân ly kiểu hình đối với các phép lai cho hai cơ thể dị hợp một cặp, hai cặp hoặc n cặp lai với nhau.

Xác định tỷ lệ của cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử, dị hợp tử.

Xác định tỷ lệ của cơ thể có kiểu hình trội cả n cặp tính trạng.

2. Đối với quy luật di truyền liên kết: Liên kết gen và hoán vị gen. Khi đọc một đề bài đối với phép lai hai cặp tính trạng, các em hay phân vân không biết đề bài này tuân theo quy luật PLĐL của Menđen hay là di truyền liên kết. Nếu là liên kết gen thì phép lai phải từ hai tính trở lên và kết quả sẽ giống với phép lai một tính. Còn nếu là hoán vị gen thì kết quả phép lai là các tổ hợp có tỷ lệ phân ly khác biệt nhau. Các em luôn nhớ là di truyền liên kết có hai hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, khác với phân ly độc lập là mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể.

Ví dụ: Kiểu gen AaBb [PLĐL] →AB/ab [Di truyền liên kết]: Gen A và B nằm trên 1 nhiễm sắc thể, gen a và b nằm trên 1 nhiễm sắc thể. Tránh viết nhầm thành Aa/Bb vì nếu như vậy thì mỗi gen lại nằm trên 1 nhiễm sắc thể [giống PLĐL].

Một kỹ năng các em hay sai trong các câu hỏi về liên kết gen, hoán vị gen là tính tỷ lệ các loại giao tử trong quá trình giảm phân [ chỉ đối với cặp gen dị hợp vì cặp gen đồng hợp thì luôn chỉ tạo một kiểu giao tử ]. Nhớ rằng liên kết gen luôn hình thành 2 giao tử với tỷ lệ bằng nhau 50%; 50%. Các em có thể xem kiểu gen như là một phân số, khi giảm phân thì tử số, mẫu số chính là 2 giao tử. Với hoán vị gen thì lại tạo ra 4 loại giao tử [ đối với cặp gen dị hợp hai cặp] giống như PLĐL nhưng tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. Trong đó có 2 giao tử có gen liên kết [tử số và mẫu số], 2 giao tử có gen hoán vị [các gen hoán vị chỗ cho nhau].

Chỉ cần nhớ tỷ lệ mỗi giao tử có gen hoán vị bằng giá trị tần số hoán vị chia 2, tỷ lệ mỗi giao tử có gen liên kết bằng 50% trừ đi tỷ lệ giao tử có gen hoán vị.

Ví dụ: Kiểu gen AB/ab khi giảm phân hình thành giao tử có tỷ lệ bao nhiêu biết tần số hoán vị = 20%.

Giao tử có gen liên kết: AB =ab = 40%

Giao tử có gen hoán vị: Ab =aB = 10%.

Tài Nhất Chuyên

Video liên quan

Chủ Đề