Vì sao không nên ngâm thực phẩm lâu trong nước

Nhiều người cho rằng, rau củ quả không phải do mình tự trồng, hàng mua ngoài chợ "không biết đường nào mà lần", bẩn sạch như thế nào mình không thể lường trước... nên cứ ngâm cho an tâm.

Lý giải cho điều này, nhiều người cho rằng, rau củ quả không phải do mình tự trồng, hàng mua ngoài chợ không biết đường nào mà lần, bẩn sạch như thế nào mình không thể lường trước. Ấy vậy nên sau khi rửa rau củ quả như bình thường, hãy cho vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút. Thế là yên tâm cho bữa ăn nhiều rau siêu lành mạnh.

Nhiều người cho rằng cho rau củ quả vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút là yên tâm sạch vi khuẩn, hóa chất.

Vì sao lại ngâm nước muối? Nhiều bà nội trợ cho rằng, muối biển là một trong những chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh, có thể giúp thực phẩm "nhả" hóa chất ra nước lại không gây hại sức khỏe. Mỗi túi muối biển giá vài nghìn, dùng cả tháng chưa hết mà giúp sức khỏe được đảm bảo như vậy thì còn gì tuyệt hơn?

Suy nghĩ ấy khiến việc ngâm rau củ quả với nước muối trở thành bí quyết chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên của nhiều gia đình.

"Hôm nay bạn định làm món rau xào? Thế thì đừng quên rửa rau xong thì ngâm nước muối 15 phút nhé! Hôm nay bạn mua lê, mua táo? Mấy loại quả này cẩn thận vì hay bị phun thuốc lắm, nhớ ngâm 15-20 phút trong nước muối trước khi gọt vỏ ăn nhé!"... Vô số những lời khuyến cáo như vậy từ các mẹ nội trợ thông thái được truyền đến tai bạn.

Thế nhưng hiệu quả của việc ngâm rau củ quả với nước muối thực sự đến đâu? Đã bao giờ bạn quan tâm vấn đề này?

Hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ ném vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

Ngâm rau củ quả với nước muối không có tác dụng loại bỏ hóa chất, thậm chí gây phản tác dụng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội], hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định:

Đối với những loại rau củ quả hay bất cứ thực phẩm nào bị nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu thì việc ngâm nước muối không có tác dụng gì.

Chưa kể, việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, rau bị dập nát, khi nấu lên rau bị mất độ ngon. "Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc. Ngoài ra, hành động ngâm rau củ trong nước quá lâu còn gây hại cho sức khỏe, chất bẩn có nguy cơ thẩm thấu ngược lại", ông Thịnh cho hay.

Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc.

Trả lời thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn [giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN] cho rằng, ngâm rau củ quả với nước muối để sạch hơn chỉ là kinh nghiệm dân gian.

"Cho đến hiện tại cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước muối có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn... chứ đừng nói đến việc loại bỏ hóa chất ra khỏi rau củ quả như nhiều người đang nghĩ", chuyên gia khẳng định.

TS Từ Ngữ [Tổng Thư ký hội Dinh dưỡng Việt Nam] cho biết thêm, việc lạm dụng ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Nghiễm nhiên, bạn bỗng ăn mặn hơn dù bản thân không hề muốn thế. Điều này tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Việc lạm dụng ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn.

Vậy, rửa rau củ quả như thế nào mới đúng cách?

Theo giới chuyên gia, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch... sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch.

Chị em cần chú ý nên dùng chậu nhiều nước để loại bỏ đất cát tốt hơn. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất. Sau khi rửa sạch, bạn nên gọt vỏ củ quả - đây là bước vô cùng quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất.

Ngoài ra, chế biến rau củ quả hay thịt, cá... ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy liên kết dai dẳng của hóa chất trên thực phẩm. Do đó, đảm bảo ăn chín uống sôi sẽ luôn giúp bạn có được sức khỏe an toàn hơn nhé!

Rau sống ngâm nước muối có sạch giun sán?

Xem thêm video đang được quan tâm

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?


Khi nấu ăn, các bà nội trợ thường có thói quen ngâm rau lâu trong nước với suy nghĩ việc làm này sẽ giúp các độc tố như thuốc trừ sâu, chất bảo quản còn sót lại trong rau sẽ trôi ra hết. Nghe qua thì có vẻ vô cùng hợp lý nhưng sự thật có đúng là như vậy?

Sai lầm phổ biến

Trên thực tế, ngâm rau lâu trong nước là việc là phản khoa học nhưng không phải bà nội trợ nào cũng biết. Khi ngâm rau lâu trong nước, hóa chất không những không trôi ra mà chất dinh dưỡng trong rau còn bị mất đi. Lý do bởi theo nguyên lý thẩm thấu, trong rau xanh chứa nhiều nước, nếu ngâm rau trong nước lâu sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng.

Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinh dưỡng trong rau cũng bị hòa tan với nước môi trường nước bên ngoài. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23%, nếu ngâm trong một đêm thì lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị thất thoát giống như vậy.

Nếu bạn muốn cho sạch, nhất là với những loại rau trồng dưới nước vì có nhiều ký sinh trùng bám trực tiếp lên rau mà mắt thường không thể nhìn thấy được, trong đó nhiều nhất là trứng của ký sinh trùng và vi khuẩn thì cách tốt nhất là nên rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy. Biện pháp này cũng rất có hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

Lưu ý khi chế biến:

– Trong rau có một lượng lớn axít hữu cơ, trong đó có một số loại có hại với cơ thể. Những axít hữu cơ này sẽ bay hơi trong quá trình chế biến. Vì vậy khi chế biến nên mở nắp vung để loại bỏ những chất độc hại đối với cơ thể, đồng thời còn có tác dụng giữ được chất diệp lục và lượng magiê trong rau.

– Không nên nấu chín rau trước bữa ăn quá lâu vì trong quá trình chế biến, nước và chất dinh dưỡng trong rau xanh bị tách ra. Thời gian để càng dài thì các chất dinh dưỡng bị tách ra càng nhiều và rau không còn tươi, xanh nữa.

Kết

Vậy là từ trước tới nay phần lớn các bà nội trợ đều rửa rau sai cách. Muốn cho rau sạch hơn và loại bỏ được nhiều hóa chất độc hại còn dư thừa trên rau bạn hãy rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước, hóa chất sẽ trôi đi dễ dàng mà vẫn không làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.

Benh.vn [theo GĐXH]

Khuyến cáo "rửa rau không nên ngâm trong nước muối" khiến nhiều bà nội trợ ngỡ ngàng

Chia sẻ

"Chúng ta không nên ngâm rau trong nước muối vì những chất tan trong nước thì dễ tan trong nước ngọt hơn là nước muối. Nước muối nồng độ càng cao thì các hóa chất càng khó tan".

Rửa rau xong ngâm muối trước khi chế biến khoảng 15-30 phút là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Không những dùng muối trong rau quả, mà nhiều người còn dùng muối để rửa thịt, rửa cá trước khi chế biến. Họ cho rằng, muối biển là một trong những chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh, có thể loại bỏ hóa chất, sâu bệnh và khử mùi thực phẩm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, ngâm rau quả với nước muối không có tác dụng loại bỏ hóa chất, thậm chí gây phản tác dụng.

Rửa rau ngâm nước muối để loại bỏ hóa chất chỉ là kinh nghiệm dân gian. Ảnh minh họa

Khẳng định về điều này, PGS.TS Trần Hồng Côn [giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN] cho rằng, ngâm rau củ quả với nước muối để sạch hơn chỉ là kinh nghiệm dân gian.

"Cho đến hiện tại cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước muối có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn... chứ đừng nói đến việc loại bỏ hóa chất ra khỏi rau củ quả như nhiều người đang nghĩ", chuyên gia khẳng định.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội], hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

"Đối với những loại rau củ quả hay bất cứ thực phẩm nào bị nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu thì việc ngâm nước muối không có tác dụng gì. Chưa kể, việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, rau bị dập nát, khi nấu lên rau bị mất độ ngon. "Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc. Ngoài ra, hành động ngâm rau củ trong nước quá lâu còn gây hại cho sức khỏe, chất bẩn có nguy cơ thẩm thấu ngược lại", ông Thịnh khẳng định.

TS Từ Ngữ [Tổng Thư ký hội Dinh dưỡng Việt Nam] cho biết thêm, việc lạm dụng ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Nghiễm nhiên, bạn bỗng ăn mặn hơn dù bản thân không hề muốn thế. Điều này tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Rửa rau quả sao cho đúng cách, an toàn cho sức khỏe

Theo phân tích thì mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch an toàn nhất.

Ngâm rau trong nước sạch trước khi chế biến sẽ hạn chế được lượng muối đưa vào cơ thể. Ảnh minh họa

Đối với rau ăn lá: Đây là loại thực phẩm được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá dưới vòi nước để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Sau đó bạn có thể ngâm rau trong nước trong khoảng 5 phút để làm sạch rồi mới mang đi chế biến.

Đối với củ quả: Khi mua về, bạn nên rửa sạch, gọt vỏ và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt. Nếu muốn bảo quản rau trong tủ lạnh, bạn có thể rửa sạch củ quả, dưới vòi nước sau đó dùng khăn lau khô rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Đối với rau cho hoa: Như hoa thiên lý, hoa bí, hoa mướp, hoa chuối, điên điển… được xem là khá an toàn do thường ở trên cao và ít nguy cơ bị phun hóa chất. Bạn chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn. Nếu cẩn thận, bạn cũng có thể ngâm với nước sạch khoảng 5 phút trước khi chế biến.

Nguồn: //giadinh.net.vn/an/bat-ngo-truoc-khuyen-cao-rua-rau-khong-nen-ngam-trong-nuoc-muoi-khien-...Nguồn: //giadinh.net.vn/an/bat-ngo-truoc-khuyen-cao-rua-rau-khong-nen-ngam-trong-nuoc-muoi-khien-nhieu-ba-noi-tro-ngo-ngang-cach-an-toan-van-la-cach-don-gian-nhat-20210923155431555.htm

Rửa rau chỉ cần cho thêm 2 thứ này, đảm bảo hết sạch thuốc trừ sâu

Nếu chỉ rửa rau bằng nước lã, chắc chắn vẫn chưa hết thuốc trừ sâu trong rau. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy cho thêm...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề