Vì sao lại đau lưng

Đau lưng là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số bệnh gây đau lưng chỉ phổ biến và có mức độ nghiêm trọng ở phụ nữ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau lưng, từ mức độ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, thực tế, một số tình trạng sức khỏe gây đau lưng chỉ phổ biến ở nữ giới do sự khác nhau về cấu trúc khung xương chậu và hormone giữa nam và nữ. Vậy những tình trạng đó là gì? Hello Bacsi mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ

1. Gãy xương vì đè ép

Gãy xương vì đè ép xảy ra khi loãng xương khiến xương cột sống bị vỡ, cụ thể là phần trước của xương cột sống. Tuy nhiên, phần sau của cột sống không bị ảnh hưởng.

Gãy xương vì đè ép thường ảnh hưởng đến thắt lưng, có thể gây ra các cơn đau nghiêm trọng và đột ngột. Mặc dù vậy, một số người sẽ không thể cảm nhận được các cơn đau. Song tình trạng này sẽ hạn chế khả năng vận động nên bạn cần đi khám ngay.

Thực tế, phụ nữ có nguy cơ bị gãy xương vì đè ép cao gấp 2 lần so với nam giới vì họ thường dễ bị loãng xương hơn. Nếu bạn là phụ nữ trên 45 tuổi bị đau lưng đột ngột và dữ dội, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao bị loãng xương, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

2. Trượt đốt sống gây bệnh đau lưng ở phụ nữ

Trượt đốt sống là tình trạng một đốt sống thắt lưng trượt ra phía trước. Tình trạng này sẽ kích thích các rễ thần kinh cột sống gần đó, gây đau ở thắt lưng và chân. Các triệu chứng của trượt đốt sống gồm đau và yếu ở chân khi đứng hoặc đi. Thông thường, cơn đau có thể thuyên giảm khi bệnh nhân ngồi. Thực tế, cơn đau do trượt đốt sống nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể hoạt động như bình thường.

Phụ nữ thường dễ bị đau lưng do trượt đốt sống vì sự khác biệt về hormone, cấu trúc khung xương chậu và mật độ xương thấp.

3. Hội chứng đau xơ cơ

Theo thống kê, 80-90% trường hợp mắc bệnh đau xơ cơ là nữ giới. Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao nữ giới dễ mắc bệnh này hơn. Yếu tố hormone có thể góp phần gây ra hội chứng đau cơ xơ vì bệnh thường xảy ra trong khoảng thời gian tiền mãn kinh, khi mức estrogen giảm.

Nếu mắc hội chứng đau xơ cơ, người bệnh có thể bị đau ở phần lưng trên và dưới, cổ và hông. Các triệu chứng bệnh có thể biến mất sau một khoảng thời gian và lại xuất hiện, có thể tại một khu vực mới.

4. Hội chứng cơ hình lê [cơ tháp]

Nếu bạn hỏi về nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ thì câu trả lời có thể là do hội chứng cơ hình lê. Hội chứng cơ hình lê xảy ra khi các cơ hình lê [cơ tháp] ở mông co thắt và đẩy hoặc đè lên dây thần kinh tọa. Điều này có thể gây đau, tê và ngứa từ phần thắt lưng đến ngón chân.

Hội chứng cơ hình lê phổ biến nhất ở phụ nữ từ 40-60 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 6 lần so với nam giới. Các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến phụ nữ dễ bị hội chứng cơ hình lê, có thể là do sự khác biệt về cấu trúc khung xương chậu. Những thay đổi hormone, đặc biệt là những hormone tác động đến cơ xương chậu trong thai kỳ, cũng góp phần gây nên hội chứng cơ hình lê. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ khiến phụ nữ bị hội chứng cơ hình lê gồm:

  • Sự thay đổi khung xương chậu trong thai kỳ.
  • Lạm dụng cơ hoặc bị chấn thương.
  • Thường xuyên chạy hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại

5. Phụ nữ bị đau lưng là bệnh gì? Viêm xương khớp cột sống

Khi nhắc đến viêm xương khớp, chúng ta thường nghĩ đến các cơn đau nhức ở đầu gối và hông. Tuy nhiên, viêm xương khớp cũng có thể xảy ra ở lưng. Thực tế, viêm xương khớp cột sống là nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau lưng ở nữ giới. Viêm xương khớp ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở nam giới dưới 45 tuổi và nữ giới trên 45 tuổi.

Viêm xương khớp cột sống có thể gây đau ở phần lưng trên và dưới, cổ, vai, háng, mông và đùi sau. Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là cứng lưng, đau vào buổi sáng [sau khi ngủ dậy] và đau âm ỉ [thỉnh thoảng có những cơn đau nhói bất chợt]. Thời kì đầu của bệnh, nhiều người thường nhầm lẫn viêm xương khớp cột sống với đau cơ vì các triệu chứng tương tự.

Cách chữa loại bệnh gây đau lưng ở phụ nữ này là các bài tập kéo duỗi, liệu pháp nước và vật lý trị liệu.

6. Rối loạn khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu, còn gọi là khớp SI, đóng một vai trò quan trọng như một chất hấp thụ sốc giữa phần trên cơ thể và xương chậu. Rối loạn khớp cùng chậu xảy ra khi khớp cùng chậu gặp vấn đề, gây đau vùng thắt lưng.

Viêm khớp cùng chậu [hay rối loạn khớp cùng chậu] thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ và trung niên. Một yếu tố khiến phụ nữ dễ mắc rối loạn này hơn là do tác động của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, cơ thể sẽ giải phóng một chất làm giãn dây chằng và khớp để người mẹ dễ sinh hơn. Điều này có thể thay đổi cách làm việc của khớp cùng chậu, gây đau thắt lưng ở phụ nữ.

Ngoài ra, áp lực và cân nặng của thai nhi cũng gây áp lực lên xương chậu, khiến người mẹ bị đau. Trong một số trường hợp, rối loạn khớp cùng chậu có thể do chấn thương dây chằng gây ra.

Thực tế, các bệnh đau lưng mạn tính ở nữ giới không chỉ phổ biến hơn, mà các triệu chứng của bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết bệnh sớm để có phương pháp giảm đau và tránh cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

7. Thoát vị đĩa đệm gây bệnh đau lưng ở phụ nữ

Thoát vị đĩa đệm là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, cụ thể là đau thắt lưng. Tình trạng này xảy ra khi lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa hoặc rách, khiến nhân đệm theo vết rách chảy ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép rễ thần kinh và ống sống.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm là cơn đau tại vùng thắt lưng, sau đó có thể lan xuống chân, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Teo cơ
  • Tê chân tay
  • Rối loạn cảm giác
  • Chóng mặt, đau đầu

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, mà chỉ cần dùng thuốc và tập luyện. Tuy nhiên, dùng thuốc trong thời gian dài thường gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Các chuyên gia thường khuyến cáo bạn nên tập vật lý trị liệu để điều trị hiệu quả.

8. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa cột sống, khiến cột sống dần mất cấu trúc và chức năng bình thường.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng thường gặp ở phụ nữ và người trên 50 tuổi. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như lối sống, chế độ dinh dưỡng và vấn đề sức khỏe. Mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng, nhưng nếu kéo dài lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như nhức xương khớp, tê buốt cột sống, khó vận động, mất cảm giác chi, teo cơ, thậm chí là bại liệt suốt đời.

Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa cột sống chính là cơn đau âm ỉ và kéo dài ở cột sống, cụ thể là ở cổ và lưng. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau tăng lên khi ngồi lâu hoặc thực hiện các tư thế cúi người, xoay người và nâng vật nặng. Thậm chí, nếu nghiêm trọng, cơn đau có thể lan xuống chân và tê liệt, khiến người người bệnh khó di chuyển.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được các nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ. Ứng với mỗi nguyên nhân, người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Vì vậy, nếu bị đau lưng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

1. Đau lưng và ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể

Vùng lưng được coi như bản lề của cột sống, nơi chịu tác động bởi mọi tư thế vận động, mang vác, xoay chuyển hay đi lại bình thường. Vì thế vùng lưng cũng thường xuyên bị đau, có thể là cơn đau cấp do chịu lực tác động mạnh, đột ngột hoặc kéo dài. Ngoài ra, đau ở vùng lưng kéo dài còn do những bệnh lý khác gây ra.

Đau ở vùng lưng là tình trạng phổ biến hiện nay, nhất là ở những người cao tuổi

Đau lưng cấp có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là độ tuổi từ 30 - 60. Hiện nay đau lưng cấp ngày càng có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều bạn trẻ, thậm chí thanh thiếu niên đã thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra, bị đau ở lưng có thể là do hội chứng đau xương khu trú thường gặp. Triệu chứng này rất phổ biến [gặp ở 65 - 80% người trưởng thành] song người bệnh chỉ bị theo từng đợt, khoảng một vài lần trong đời. Có 10% bệnh nhân bị hội chứng đau xương khu trú biến chứng thành đau lưng cấp tính.

Nhìn chung đau ở lưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng song ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh, khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đớn. Có lẽ không ít bạn đọc cảm nhận được ảnh hưởng to lớn của bệnh đến cuộc sống và sinh hoạt như thế nào. Khi cơn đau khởi phát, gần như mọi vận động hàng ngày từ đi lại, làm việc, bê vác, sinh hoạt đều bị hạn chế.

Đau ở vùng lưng khiến người bệnh cảm thấy phiền toái, khó chịu

Cơn đau ở vùng lưng cấp tính diễn ra ít thường xuyên có thể người bệnh không để ý, song với bệnh nhân đau lưng mạn tính thì đây thực sự là vấn đề lớn. Để tránh đau nhức, người bệnh phải di chuyển chậm chạp, cẩn thận, không thể thực hiện nhiều công việc nặng.

Đau ở lưng vào ban đêm thường gây khó ngủ, mất ngủ, lâu dài khiến tinh thần mệt mỏi, trí nhớ kém, mất tập trung. Nó còn gây ảnh hưởng lâu dài đến tinh thần, một số nghiên cứu chỉ ra người bệnh đau lưng mạn tính có nguy cơ trầm cảm cao gấp 4 lần người bình thường, nhất là khi cơn đau diễn ra thường xuyên.

Chứng bệnh đau lưng còn ảnh hưởng không ít đến đời sống tình dục của nhiều cặp vợ chồng. Các tư thế quan hệ tình dục thường tác động lớn đến vùng cột sống này, khiến cơn đau càng nặng nề hơn. Vì thế, khi người vợ hoặc chồng bị đau ở lưng thường có xu hướng né tránh sinh hoạt vợ chồng, giảm sự gắn kết và gần gũi giữa cả hai.

Một điều nguy hiểm đó là hầu hết bệnh nhân bị đau lưng thường chủ quan trong thăm khám và điều trị bệnh. Nhất là khi cơn đau xảy ra theo đợt với tần suất không nhiều. Khi các cơn đau ở lưng xảy ra thường xuyên, khiến cuộc sống bệnh nhân đảo lộn mới đi thăm khám thì rất có thể bệnh đã gây ra biến chứng. Những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp gồm: yếu liệt các cơ chi dưới, mất khả năng vận động, tê bì hoặc mất cảm giác 2 chân, hệ thần kinh chi dưới bị chèn ép gây rối loạn tiểu tiện,…

Đau vùng lưng có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và vận động

Bệnh càng nặng, biến chứng càng phức tạp thì thời gian điều trị càng kéo dài và chi phí cũng cao hơn.

2. Những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng

Nguyên nhân gây đau ở lưng có thể do thói quen xấu gây tác động tổn thương cơ xương đốt sống hoặc do bệnh lý. Đa phần các trường hợp đau lưng do bệnh lý nặng hơn, biến chứng phức tạp hơn. Tuy nhiên nếu không sớm thay đổi các thói quen xấu, các đốt sống sẽ dần bị tổn thương, biến dạng ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.

2.1. Do thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân này chiếm hầu hết các trường hợp người trẻ bị đau ở lưng và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng.

Ngồi quá nhiều

Người trẻ tuổi thường dành thời gian ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, tivi hoặc làm việc văn phòng yêu cầu ngồi lâu một tư thế gây ra những cơn đau vùng lưng dai dẳng. Khi ngồi lâu một tư thế, trọng lượng cơ thể dồn lực vào mông, hông, cột sống phải đảm nhiệm nhiệm vụ chống đỡ nhiều hơn để lưng được thẳng.

Nếu tư thế ngồi không thẳng hoặc ngồi nhiều kéo dài, lưng sẽ bị quá tải và kết quả là những cơn đau nhức vùng cột sống thắt lưng.

Ngủ sai tư thế

Không ít người có thói quen ngủ co quắp, đầu không thẳng với cổ, nằm úp bụng hoặc cuộn tròn. Tư thế ngủ này rất không tốt, nó làm tăng áp lực lên cột sống và gây ra đau lưng cấp tính. Nếu thói quen này kéo dài, nó sẽ gây ra đau mạn tính.

Ngủ sai tư thế có thể gây đau vùng cổ, lưng

Tư thế ngủ tốt nhất cho cột sống thắt lưng là ngủ nằm ngửa, lưng giữ thẳng.

Chấn thương

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao hoặc yêu cầu công việc phải cúi nhiều, bê vác nặng,… cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng từ cấp tính đến mạn tính.

2.2. Do bệnh lý

Những bệnh lý gây triệu chứng đau ở lưng bao gồm:

Thoái hóa cột sống

Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi, với biểu hiện là cơn đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên. Đau đớn khiến người bệnh không đi với dáng bình thường mà có xu hướng còng lưng xuống. Điều này khiến bệnh càng nặng hơn và cơn đau lưng càng xuất hiện thường xuyên hơn.

Loãng xương

Loãng xương có thể biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội phần lưng trên hoặc lưng giữa. Ngoài ra, loãng xương cũng khiến người trưởng thành giảm chiều cao từ 2cm trở lên.

Viêm khớp

Khi viêm khớp xảy ra ở bất cứ khớp nào của lưng, nhất là phần thắt lưng thì người bệnh thường xuyên bị đau lưng.

Sỏi thận

Sỏi thận khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng thắt lưng với những cơn đau nhói dữ dội. Cơn đau thường khởi phát ở 2 hố thắt lưng, sau đó lan dần xuống bụng và đùi.

Sỏi thận gây đau thắt lưng dữ dội

Thoát vị đĩa đệm

Đây cũng là bệnh lý xương khớp thường gặp, gây đau vùng cột sống thắt lưng dần lan đến mông và chân.

Những người bị đau lưng do bệnh lý cần điều trị bệnh mới có thể cải thiện được tình trạng này. Để cải thiện triệt để tình trạng này, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý dựa trên xét nghiệm, thăm khám, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Video liên quan

Chủ Đề