Vì sao lắng nghe là giao tiếp

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng sống và kĩ thuật nhất định. Tham khảo các chú ý quan trọng sau đây:

1. Lắng nghe một cách chủ động:

Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

2. Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết.

Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

3. Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe.

Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

4. Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục

Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói.

Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

6. Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày:

Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

Những nguyên nhân khiến kỹ năng lắng nghe của bạn chưa hiệu quả

Im lặng:

Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người lắng nghe hiệu quả phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự [kỹ năng sống ]. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

Thái độ lắng nghe chưa tốt:

Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

Không chuẩn bị:

Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

Các doanh nhân nói về vai trò của kỹ năng lắng nghe:

Ông John Browne, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn dầu khí BP: “phải biết nói ít nghe nhiều!”

Ông Jack Welch, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn GE nói “công việc quan trọng nhất và khiến tôi bỏ nhiều thời gian nhất là lắng nghe và động viên nhân viên của mình”.

Ông Hewitt, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn IABC chia sẻ “lắng nghe để quản lý và đổi mới”

Một người nói hay không bằng một người nghe giỏi.

Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi cả hai kỹ năng nói và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe là gặt. Thượng đế chỉ cho ta 1 cái miệng để nói nhưng đến tận 2 cái tai để lắng nghe.

Kỹ năng lắng nghe tích cực mà bạn cần áp dụng

1. Lắng nghe chủ động và tập trung

Khi lắng nghe bạn hãy tập trung hết mức và nếu có thể hãy tạm dừng những công việc khác để tập trung vào câu chuyện của người nói. Mắt và người hướng về phía người nói, sử dụng phi ngôn từ kèm ngôn từ như: gật đầu mỉm cười; biểu đạt cảm xúc qua gương mặt để thể hiện lắng nghe; dạ; vâng; ồ; à, nhắc lại nội dung... để khuyến khích người nói chuyện. Điều này sẽ khiến cho người nói vô cùng hào hứng bởi họ biết là bạn đang lắng nghe họ 1 cách tập trung.

Khi nói chuyện với khách hàng, những điều này khiến cho khách hàng vô cùng hài lòng, họ sẽ đánh giá bạn là người có trách nhiệm với khách hàng và không ngại ngần mà ký hợp đồng với bạn.

2. Lắng nghe tích cực

Khi lắng nghe hãy nghe 2 chiều của một vấn đề, nó sẽ giúp bạn thẩm định những thông tin bạn vừa nghe được và có những lời nói, ứng xử sao cho phù hợp.  Nhiều người nhận xét về người khác thường chỉ biết nói điểm xấu, đây là điều tối kị trong giao tiếp khi phê bình, bình luận về một chủ đề nào đó. Việc bạn chỉ biết lắng nghe điểm xấu đồng nghĩa với việc bạn đưa cuộc giao tiếp thành một trận đấu nảy lửa.

3. Kỹ năng đặt câu hỏi mở

Đừng chỉ biết lắng nghe thôi mà bạn cần phải đặt những câu hỏi cho người nói. Khi bạn đặt câu hỏi có nghĩa là bạn quan tâm đến vấn đề đang nói, bạn muốn tìm hiểu sâu hơn. Điều này khiến cho người nói cảm giác được tôn trọng và thích thú bởi có người quan tâm đến câu chuyện mình đang nói. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi cũng chính là hình thức mà bạn thẩm định thông tin xem có chính xác hay không.

Hãy nhớ các câu hỏi luôn là điều cần thiết trong mỗi cuộc hội thoại. Nếu giao tiếp qua điện thoại thì sẽ rất cần thiết cho kỹ năng nghe và trả lời điện thoại 1 cách chuyên nghiệp nhất.

4. Một số lưu ý nên tránh trong khi lắng nghe

Khi lắng nghe tất nhiên điều cần làm là im lặng tuy nhiên bạn đừng quá im lặng mà hãy có những hành động để hưởng ứng với những gì người nói đang truyền đạt.

Mắt nhìn đi nơi khác; khoanh tay gãi đầu; gãi mũi; đưa tay lên mặt… những hình ảnh phi ngôn từ này sẽ làm bạn mất điểm với người đối diện. Lắng nghe chính là điều mà bạn nên phản hồi để thông tin mang tính chất 2 chiều.


Kết luận:

Lắng nghe là một trong những hành vi bình thường nhưng lại không hề bình thường chút nào. Rất ít người biết cách lắng nghe khéo léo. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng sống quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc và đời sống. Hãy thử chú ý và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng lắng nghe của mình, từ đó, tìm cách điều chỉnh bản thân sao cho tốt nhất. Chỉ cần hoàn thiện kỹ năng lắng nghe tích cực, chúng tôi tin bạn sẽ cải thiện rất nhiều mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn đấy!


Bài viết theo chủ đề: kỹ năng nghe, kỹ năng lắng nghe, lắng nghe, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe trong giao tiếp, lắng nghe hiệu quả, kỹ năng nghe và trả lời điện thoại.


TAGS: kỹ năng mềm ky nang giao tiep kỹ năng nghề kỹ năng lắng nghe lắng nghe lắng nghe hiệu quả lắng nghe trong giao tiếp kỹ năng lắng nghe tích cực

Biết lắng nghe là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong công việc và cuộc sống. Vậy kỹ năng lắng nghe là gì? Muốn lắng nghe tốt thì cần phải làm gì? Trong bài viết này TopCV sẽ hướng dẫn các bạn rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tại sao phải lắng nghe?

Chúng ta thường nói: “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe”.

Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, chiếm đến 53% thời gian giao tiếp. Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu mọi nội dung của người nói. Lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong một thời gian dài mới có thể thành thạo.

Kỹ năng lắng nghe không chỉ tốt cho công việc mà còn rất tốt khi chúng ta áp dụng vào đời sống gia đình và bạn bè.

Đây là một kỹ năng mềm quan trọng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ở ứng viên của mình.

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp đi cùng với  kỹ năng nói. Nếu có kỹ năng lắng nghe sẽ giúp ích rất nhiều trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình.

Kỹ năng lắng nghe có vai trò rất lớn trong công việc và cuộc sống

2. Vai trò của lắng nghe

Trong công việc

Kỹ năng lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối tác. Có kỹ năng lắng nghe bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề, thu thập được thông tin từ đó nâng cao khả năng tương tác giữa bạn và đồng nghiệp.

Dù là bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có kỹ năng lắng nghe. Nhân viên nếu có kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, còn lãnh đạo biết lắng nghe sẽ thấu hiểu được nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp.

>> Có thể bạn quan tâm: Làm việc luôn hiệu quả với 8 kỹ năng làm việc nhóm sau đây

Trong cuộc sống

Lắng nghe cũng là một biện pháp quan trọng giúp bạn giải quyết được các xung đột trong cuộc sống một cách hiệu quả.

Thay vì ngồi im lặng bạn hãy thể hiện mình là người biết nói, biết lắng nghe. Ngay cả với trẻ em, việc lắng nghe cũng vô cùng quan trọng. Lắng nghe không chỉ để tiếp thu kiến thức mà còn để hiểu nhau hơn, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ và ủng hộ thì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng nhau hơn.

Kỹ năng lắng nghe được coi là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công

3. Những nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Tập trung vào cuộc giao tiếp

Tập trung vào cuộc giao tiếp chính là lắng nghe. Việc lắng nghe trong cuộc giao tiếp sẽ chứng tỏ bạn là người tôn trọng đối phương. Bởi, giao tiếp là tương tác hai chiều, nếu bạn không tập trung lắng nghe bạn sẽ không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt.

Ngoài ra, nếu trong cuộc trò chuyện mà bạn cứ để ý mọi thứ xung quanh và thiếu tập trung vào buổi nói chuyện sẽ gây mất thiện cảm với người đối diện, khiến họ cảm thấy khó chịu.

Trong cuộc nói chuyện bạn cũng hạn chế sử dụng điện thoại và nên tìm một không gian yên tĩnh để cuộc trò chuyện trở nên riêng tư hơn.

Không được ngắt lời

Một người biết lắng nghe tuyệt đối không bao giờ có thói quen ngắt lời người  khác.

Trong một cuộc trò chuyện dù là hai hay nhiều người việc ngắt lời người khác là việc vô cùng bất  lịch sự, vô duyên.

Khi đang nói chuyện, đối phương bị bạn bất ngờ ngắt lời sẽ vô cùng khó chịu và không còn muốn chia sẻ nữa. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người khác khi bị ngắt lời bạn sẽ hiểu cảm giác của họ.

Do đó với kỹ năng lắng nghe tích cực bạn cần hạn chế làm điều này.

Chú ý giữ lịch sự tối thiểu trong suốt cuộc trò chuyện

Thấu hiểu khi lắng nghe

Trong quá trình lắng nghe bạn cần phải sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương truyền đạt, bởi vì không phải ai cũng có thể nói ra trực tiếp những điều ở trong lòng với bạn.

Trong hoàn cảnh này hãy thể hiện rằng mình là một người thấu hiểu và đồng cảm.

Bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy thiện cảm khi ngồi với một người biết thấu hiểu. Việc biết thấu hiểu sẽ khiến bạn tránh được những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho người đối diện.

Không phán xét và áp đặt đối phương

Hãy bắt đầu kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp của bạn bằng cách có một tư tưởng cởi mở. Làm sao để có thể làm được điều này? Rất đơn giản thôi, bạn hãy hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp với người khác bằng cách: không phán xét và áp đặt đối phương. Không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình để áp đặt lên đối phương và yêu cầu họ phải chấp thuận nó.

Bạn hãy để đầu óc của mình thật trẻ thơ khi lắng nghe mọi người nói. Đôi khi chỉ một cái nhướn mày  hay một câu phản đối  của bạn cũng có thể khiến cuộc trò chuyện phải ngừng lại giữa chừng.

Biết cách đặt câu hỏi

Trong cuộc giao tiếp bạn đừng chỉ im lặng nghe người khác nói, bởi điều này thể hiện bạn không chú tâm trong cuộc trò chuyện. Hãy là người thông minh biết cách đặt câu hỏi và đặt câu hỏi đúng lúc.

Trong quá trình trò chuyện thi thoảng hãy thể hiện sự đồng tình hay ngạc nhiên của bạn thông qua những câu hỏi như: "Thật ư?", "Thật vậy sao?", "Đúng như vậy sao?"... để người đối diện biết rằng bạn vẫn đang đặt tâm trí lên câu chuyện của họ.

Biết cách đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng của kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp. Hãy biết cách đặt câu hỏi đúng lúc để tăng hiệu quả của cuộc nói chuyện.

Ngôn ngữ hình thể

Ngoài việc đặt câu hỏi thì bạn cũng cần biểu hiện mình vẫn đang lắng nghe cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ hình thể. Nếu như trong cuộc trò chuyện đối phương kể về một câu chuyện buồn và rơi nước mắt. Điều tốt nhất bạn làm lúc này là hãy có những cử chỉ thông cảm với đối phương như lau nước mắt hoặc xoa nhẹ lưng, một cái ôm ấm áp cũng sẽ phần nào xoa dịu nỗi buồn.

Dù là nói chuyện với ai cũng hãy tận dụng ngôn ngữ hình thể để tăng hiệu quả của cuộc giao tiếp

Đưa ra các ý kiến cá nhân

Đừng im lặng suốt trong quá trình trò chuyện. Hãy thể hiện mình là người có kỹ năng lắng nghe bằng việc đưa ra những quan điểm cá nhân.

Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể chỉ tiếp thu những gì đối phương truyền đạt mà cũng cần phải đưa ra các quan điểm cá nhân của mình. Hãy diễn đạt các ý kiến của bạn một cách rõ ràng về câu chuyện của đối phương. Đây cũng chính là lời khẳng định bạn luôn lắng nghe câu chuyện của họ.

>> Tham khảo thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 cách để cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả

Trên đây là các kỹ năng lắng nghe mà TopCV đưa ra. TopCV hi vọng rằng với những kỹ năng trên sẽ  giúp bạn có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,… từ đó nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.

Bạn có thể tham khảo thêm một số những kỹ năng mềm rất hữu ích cho công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch,... tại TopCV.

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Video liên quan

Chủ Đề