Vì sao luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo

Mỗi quốc gia đều cần có một hệ thống pháp luật thống nhất và cụ thể để quản lý toàn xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách có hiệu quả và công bằng.

Để đảm bảo được quyền lợi của mỗi công dân cũng như sự phát triển chung của đất nước hiện nay ở Việt Nam hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn về vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước và đây chính là luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân tại nước đó. Đây chính là cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy.

Tất cả những văn bản pháp luật khác trong hệ thống của pháp luật Việt Nam đều phải được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp và phù hợp với các quy định của hiến pháp.

Trước khi đi tìm hiểu về vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì cần hiểu được khái niệm hiến pháp như đã nêu ở trên.

Vai trò của hiến pháp

Hiến pháp có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia cụ thể như sau:

– Vai trò của hiến pháp đối với quốc gia

+ Hiến pháp là một đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất; đây chính là nền tảng để thực hiện việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật khác.

+ Góp phần tạo nên nền tảng, tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch tạo điều kiện cho việc quản lý xã hội hiệu quả từ đó sẽ bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của người dân. Trên cơ sở đó tạo ra sự phát triển bền vững cho một quốc gia; điều này có vai trò rất quan trọng và quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia.

– Vai trò của hiến pháp đối với công dân

+ Góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự; người dân được tự do thực hiện các quyền của mình và tham gia vào  các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Trong hiến pháp có ghi nhận đầy đủ những quyền con người, quyền của công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Đây chính là công cụ pháp lí đầu tiên và rất quan trọng để bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân.

+ Trên cơ sở các quy định của hiến pháp sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển của một đất nước thông qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.

Từ đó thấy được rằng hiến pháp không chỉ có vai trò quan trong đối với một quốc gia mà còn có vai trò quan trọng đối với mỗi công dân.

Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, về tổ chức quyền lực nhà nước; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý để thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản Việt Nam dưới hình thức là những quy phạm pháp luật.

Đối tượng điều chỉnh của hiến pháp rất rộng lớn, bao quát trên hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến lợi ích của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, của mọi công dân ở trong xã hội như các chế đồ về chính trị, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục; về quyền con người,…

Vì sao nói hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 có nêu rõ:

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

Như vậy hiệu lực của hiến pháp đã được quy định rõ trong hiến pháp đây là luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất, bởi vì:

– Về mặt nội dung và đối tượng điều chỉnh: đây là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Về mặt pháp lý: hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong đó phản ánh sâu sắc nhất các quyền của công dân, mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân.

Đây chính là nguồn, là căn cứ để ban hành các văn bản luật, nghị quyết và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật.

– Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo một trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định chi tiết trong hiến pháp.

– Tất cả mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành theo hiến pháp và pháp luật.

Ngoài ra tất cả mọi cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo đúng quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định và theo đúng quy định của văn bản có liên quan.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đã giúp quý độc giả nắm được vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Vị trí của ngành Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Tác giả: Tô Văn Hòa

1. Ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo thành bởi nhiều ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật đều có vị trí độc lập tương đối do được hình thành trên cơ sở nhóm đối tượng điều chỉnh riêng mà chúng điều chỉnh. Trong số đó, ngành Luật Hiến pháp có một vị trí đặc biệt. Ngành Luật Hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống. Vị trí chủ đạo cũng là nội dung của mối quan hệ giữa ngành Luật Hiến pháp với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, vị trí chủ đạo có nghĩa là ngành Luật Hiến pháp thiết lập “con đường”, bảo đảm “hướng đỉ” cho sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nói cách khác, ngành Luật Hiến pháp, bằng nội dung của các quy phạm pháp luật và các chế định của mình, vừa đóng vai trò tạo lập nền tảng, vừa dẫn dắt sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các ngành luật khác trong hệ thống.

Xem thêm bài viết về “Ngành Luật Hiến pháp”

2. Ba khía cạnh thể hiện “Vị trí chủ đạo” của ngành Luật Hiến pháp

2.1. Quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác

Các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Từ những ngành luật lớn như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính, tới các ngành luật nhỏ hơn như Luật thương mại, Luật lao động v.v.. Dưới đây là ví dụ về một số quy định của ngành Luật Hiến pháp, cụ thể là của Hiến pháp năm 2013, làm nền tảng hình thành các ngành luật khác:

– Khoản 1 Điều 16 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; khoản 1 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”; khoản 1 Điều 21 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”; Điều 42 quy định: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình” v.v.. Đây là những quy định góp phần xây dựng nền tảng hình thành ngành luật dân sự.

– Điều 16 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; Điều 19 quy định: “Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ”; khoản 1 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”; Điều 48 quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”; Điều 44 quy định: “Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” v.v.. Đây là những quy định góp phần xây dựng nền tảng hình thành ngành luật hình sự.

– Khoản 1 Điều 32 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; Điều 33 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; khoản 2 Điều 51 quy định: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”; khoản 3 Điều 51 quy định: … Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” v.v.. Đây là những quy định nền tảng để hình thành ngành luật thương mại.

Đôi khi, sự ra đời hay thay đổi của một số quy định của ngành Luật Hiến pháp cũng góp phần ra đời cả một ngành luật, ví dụ trường hợp của ngành luật thương mại. Trong giai đoạn 1980 – 1992, chúng ta chưa có ngành luật thương mại như hiện nay, bởi vì Hiến pháp năm 1980 khi đó quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế XHCN vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Hiến pháp năm 1992 ra đời đã quy định Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, theo đó ngành luật thương mại được hình thành như ngày nay.

Xem thêm bài viết về “Hệ thống pháp luật”

2.2. Ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác

Do do ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác nên nhiều ngành luật thể chế hoá các tư tưởng chứa đựng trong các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp. Cũng chính vì điều này nên trong nhiều trường hợp, nếu các quy phạm pháp luật của các ngành luật đã lỗi thời và không còn phù hợp với tư tưởng của các quy phạm pháp luật tương ứng của ngành Luật Hiến pháp thì các quy phạm pháp luật của các ngành luật cụ thể đó sẽ bị vô hiệu. Ví dụ minh hoạ rõ ràng nhất cho mối quan hệ này chính là giữa ngành Luật Hiến pháp và các ngành luật thủ tục, ví dụ ngành luật tố tụng hình su, tó tụng hành chính, tố tụng dân sự v.v..

2.3. Ngành Luật Hiến pháp thay đổi dẫn đến các ngành luật khác cũng phải thay đổi

Mỗi khi nội dung các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thay đổi thì nội dung của các quy phạm pháp luật và các chế định của các ngành luật khác cũng phải thay đổi cho phù hợp. Có thể nói nội dung của các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp tạo thành chính sách pháp luật cơ bản định hướng việc xây dựng các ngành luật cụ thể. Chính sách cơ bản đó thay đổi sẽ kéo theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với các quy phạm pháp luật và chế định tương ứng của các ngành luật cụ thể. Ví dụ, đối với ngành luật thương mại, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đến Hiến pháp năm 2013, quyền này được quy định như sau: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Như vậy, chính sách của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh đã được cởi mở hơn rất nhiều. Các quy định của ngành luật thương mại giờ đây sẽ phải thể chế hoá tinh thần này và có những quy định cởi mở hơn, khuyến khích kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Nhà nước giờ đây chỉ có quyền đặt ra những lĩnh vực bị cấm kinh doanh mà không có quyền hạn chế kinh doanh của người dân bên ngoài phạm vi các lĩnh vực cấm đó. Một ví dụ khác là quyền bào chữa. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Đến Hiến pháp năm 2013, quyền này đã được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 31 như sau: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy, quyền bào chữa của người dân đã được quy định rộng hơn rất nhiều so với trước đây, không những bị cáo mà bất cứ ai kể từ khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam cho đến suốt quá trình tố tụng đều có quyền được bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa. Ngành luật tố tụng hình sự, với Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 2015 đã phải thể chế hoá tư tưởng này.

Như vậy, có thể hình dung hệ thống pháp luật Việt Nam như một kim tự tháp lớn, trong đó có nhiều kim tự tháp nhỏ tương ứng với các ngành luật. Trong mỗi kim tự tháp nhỏ, các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp được đặt ở vị trí đỉnh tháp, thiết lập các nguyên tắc cơ bản định hình cấu trúc của kim tự tháp đó.

Lí do ngành Luật Hiến pháp có vị trí nền tảng và chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bởi vì đối tượng điều chỉnh của nó. Như đã đề cập, đối tượng điều chỉnh là nhân tố khách quan quyết định sự hình thành một ngành luật độc lập cũng như các đặc điểm riêng của ngành luật đó. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp là các quan hệ cơ bản nhất và quan trọng nhất trong xã hội, là những quan hệ nền tảng mà chỉ khi nào xác định được hướng điều chỉnh chúng thì mới xác định được hướng điều chỉnh các quan hệ cụ thể. Qua việc điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành Luật Hiến pháp hình thành nên những quy phạm pháp luật nền tảng, cơ bản mà các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác phải căn cứ vào khi điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể của từng lĩnh vực./.

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Video liên quan

Chủ Đề