Vì sao nước nga lại nguy hiểm nhất thế giới

Thảm họa hạt nhân nguy hiểm có thể xảy ra

Khi quân đội Nga tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công Ukraine, một thảm họa thứ cấp liên quan đến cuộc giao tranh giữa 2 nước láng giềng từng thuộc Liên Xô cũ có thể xảy ra: một vụ nổ hạt nhân tại Chernobyl.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. [Ảnh: UNIAN]

Chiều ngày 24/2 [theo giờ địa phương], các lực lượng vũ trang Nga đã tiến vào vùng cấm rộng lớn và trống trải xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi từng diễn ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986. Đêm cùng ngày, lực lượng Nga đã kiểm soát hoàn toàn khu vực này, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal cho biết.

Phát biểu với hãng thông tấn UNIAN, ông Shmyhal nói: “Thật buồn khi phải thông báo rằng, mọi cơ sở tại khu vực Chernobyl, trong đó có “Vùng Cấm” và nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bị các lực lượng vũ trang Nga chiếm đóng”.

Các cuộc giao tranh bên trong vùng cấm bao quanh nhà máy hạt nhân Chernobyl, trong đó có thành phố bị bỏ hoang Pripyat đang làm dấy lên lo ngại một thảm họa hạt nhân khác có thể xảy ra. Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, ông Rafael Mariano Grossi đang theo dõi sát sao tình hình và cho biết ông “cực kỳ lo ngại, kêu gọi các bên kiềm chế tối đa” để tránh gây nguy hiểm cho cơ sở hạt nhân này trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn.

Ông Rafael Mariano Grossi cho biết: “Điều quan trọng là các hoạt động đảm bảo an toàn và bảo mật của các cơ sở hạt nhân trong khu vực đó không bị ảnh hưởng”.

Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: RT

Vào ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl, cách thủ đô Kiev gần 105 km phát nổ, phát tán một lượng lớn chất phóng xạ vào bầu khí quyển, khiến hơn 100.000 người trong bán kính hơn 2.500km2 phải đi sơ tán. Lò phản ứng bị tàn phá trong vụ nổ đã được niêm phong trong một cấu trúc hình mái vòm bằng kim loại có kích thước lớn bằng sân vận động, với tổng kinh phí xây dựng khoảng 2 tỷ USD. Nhưng 3 lò phản ứng khác không bị ảnh hưởng vẫn nằm lộ thiên, ông Tim Mousseau – giáo sư sinh học tại Đại học Nam Carolina, người đã nghiên cứu Chernobyl trong hơn 20 năm, cho biết.

Theo chuyên gia này, có 2.500 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, chủ yếu là uranium và plutonium và một số chất đồng vị khác trong các bể làm mát của 3 lò phản ứng không bị hư hại vào năm 1986. Theo ông Tim Mousseau, các cuộc giao tranh hiện nay là “một mối đe dọa hiện hữu”, có thể tàn phá môi trường.

Nếu tên lửa bắn trúng lò phản ứng số 4, nơi còn lại khá nhiều chất phóng xạ hoặc những cơ sở tích trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong nhiều thập kỷ, thì điều này sẽ làm phát tán một lượng lớn bụi phóng xạ ra môi trường.

“Nếu khu vực tích trữ nhiên liệu hạt nhân bị trúng bất cứ loại tên lửa nào thì các chất phóng xạ sẽ lan xa và rộng trong môi trường, có thể gây ra thảm họa lớn hơn thảm họa hạt nhân năm 1986.

Chuyên gia Tim Mousseau cho rằng, khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl được cho là nơi nhiều chất phóng xạ nhất trên hành tinh. Tình trạng này kết hợp với điều kiện môi trường ngày càng xuống cấp do các cháy rừng xảy ra trong những năm gần đây có thể dẫn tới một đám cháy lớn làm phun trào nuclide [đồng vị phóng xạ” ra bầu khí quyển.

VOV.VN - Theo Capital Economics, nền kinh tế Nga hiện giờ đang ở một vị thế tốt hơn so với trước đây để có thể chống chọi với các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Mục đích của Nga giành quyền kiểm soát Chernobyl

Theo ông Tim Mousseau, quyết định của Nga tiến vào Ukraine thông qua một khu vực dễ bị tổn thương như Chernobyl có thể là dấu hiệu cho thấy chiến sự sẽ leo thang. Khi nói đến cuộc giao tranh tại nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân, ông cho rằng "cơn ác mộng tồi tệ nhất đã trở thành sự thật”.

“Giao tranh ở khu vực đó có thể gây ra thảm họa hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay”, chuyên gia này nhận định.

Trước đó cùng ngày, trong thông báo trên Twitter, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, quân đội Ukraine đang chiến đấu và "hy sinh mạng sống của họ" để tránh một thảm họa khác tương tự như thảm họa Chernobyl năm 1986.

“Đây là một lời tuyên chiến chống lại toàn bộ châu Âu,” ông Zelensky bình luận về việc quân đội Nga giành quyền kiểm soát khu vực Chernobyl.

Lý giải về việc tại sao Nga lại muốn kiểm soát khu vực Chernobyl, chuyên gia an ninh Juliette Kayyem cho rằng, câu trả lời có thể nằm ở vị trí địa lý của nó.

Chernobyl nằm ở cách thủ đô Kiev của Ukraine hơn 128km về phía Bắc, và gần biền giới với Belarus. “Chernobyl là tuyến đường ngắn nhất từ Nga đến Kiev”, bà Juliette Kayyem cho biết. Có một tuyến đường chính kết nối khu vực này với Kiev vì thế nó có thể được sử dụng để làm điểm tập kết quân đội và trang thiết bị, vốn đã được triển khai ở phía biên giới Belarus. Hơn nữa, Nga có thể cho rằng do sự nguy hiểm của khu vực này, nên sẽ có rất ít vụ ném bom hoặc nã pháo xảy ra ở đây.

Các nhà quan sát Ukraine cho biết, Chernobyl nằm ở phía Tây của sông Pripyat và hợp lưu với sông Dneiper ở phía bắc thủ đô Kiev. Do đó, địa điểm này sẽ đóng vai trò chiến lược, giúp củng cố sườn phía Tây của quân đội Nga nếu họ bao vây thành phố Kiev. Một số nhà phân tích khác cho rằng, Nga muốn giành quyền kiểm soát trạm biến áp Chernobyl, nơi cung cấp năng lượng cho Belarus và các vùng phía tây nước Nga.

Trong bình luận trên Twitter, Shane Partlow – cựu nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Kiev cho rằng: “Mục đích của Nga giành quyền kiểm soát khu vực Chernobyl là để kiểm soát trạm biến áp điện vốn rất quan trọng đối với việc cung cấp điện cho khu vực, trong đố có cả Belarus và Nga. Tôi biết được điều này trong một cuộc phỏng vấn với các kỹ sư ở đó khi tôi còn là nhà ngoại giao làm việc tại đại sứ quán Mỹ”./.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang tập trung vào một quốc gia, vốn là tâm điểm đối đầu giữa hai bên trong những năm gần đây, đó là Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tham dự Thượng đỉnh Bộ tứ Normandy ở cung điện Elysee, Pháp. Ảnh: Tass

Tuần này, một loạt cuộc gặp cấp cao giữa Nga và các quan chức phương Tây đã được tiến hành nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Moscow và Kiev.

Một vấn đề hiện được đặt ra là liệu một ngày nào đó Ukraine có trở thành một thành viên của NATO hay không. Đây sẽ là một khả năng mà chắc chắn Nga sẽ phản đối mạnh mẽ.

Tại sao Ukraine là tâm điểm tranh cãi giữa Nga và phương Tây?

Mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây đã lao xuống mức thấp vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.

Tuy nhiên nếu như trước đó căng thẳng ở miền đông Ukraine giữa lực lượng chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai vẫn ở mức thấp thì tình hình đã leo thang trong những tháng gần đây. Ngoài ra, việc quân đội Nga tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine cũng khiến phương Tây dấy lên mối lo ngại rằng, Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.

Nga đã nhiều lần phủ nhận kế hoạch trên trong khi Mỹ, EU và NATO cảnh báo, các nước này sẽ "phản ứng quyết liệt" nếu Nga tấn công Ukraine. Dù vậy, việc phương Tây sẽ đi xa đến đâu để bảo vệ Ukraine vẫn là một câu hỏi lớn.

Nga muốn gì?

Tháng trước, Nga đã đưa ra một số yêu cầu với phương Tây liên quan đến Ukraine cùng với những vấn đề an ninh khác trong một dự thảo đề xuất an ninh. Trong tài liệu này, phía Moscow yêu cầu Washington phải ngăn chặn NATO mở rộng về phía đông và không cho phép những nước từng thuộc Liên Xô tham gia vào liên minh này.

Cũng trong dự thảo đề xuất trên, Nga yêu cầu Mỹ "không thành lập căn cứ quân sự" ở những nước từng thuộc Liên Xô, hiện vẫn chưa là thành viên NATO, và cũng không được "sử dụng các cơ sở hạ tầng cho bất kỳ hành động quân sự nào hoặc tăng cường hợp tác quân sự song phương với những nước này".

Mặc dù không đề cập cụ thể trong dự thảo trên nhưng rõ ràng Ukraine là mục tiêu mà Nga muốn nhắc đến. Nga thường bày tỏ thái độ không hài lòng với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania thuộc Đông Âu, cũng như việc NATO tăng cường sự hiện diện của các "lực lượng sẵn sàng tác chiến" tại các nước vùng Baltic và Ba Lan.

Hình ảnh vệ tinh ngày 5/12/2021 do Maxar Technologies công bố cho thấy quân đội Nga triển khai lực lượng ở Novo-Ozernoye, Crimea ngày 18/10/2021. Ảnh: Maxar Technologies

Về phần mình, Mỹ và NATO cũng khẳng định các đề nghị như Ukraine không được gia nhập NATO hay việc thu hẹp quy mô triển khai lực lượng của NATO ở Đông Âu là những kế hoạch không có triển vọng thành công, theo như nhận định của Thứ trưởng Mỹ Wendy Sherrman, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc trao đổi với các quan chức Nga ở Geneva ngày 10/1.

Trong khi Thứ trưởng Sherman cho biết, Mỹ đã bác bỏ những đề xuất an ninh từ phía Nga thì Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đánh giá, các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn, đồng thời cho thấy Moscow sẽ không thay đổi các yêu cầu của mình.

Ông Sergei Ryabkov tuyên bố: "Việc đảm bảo Ukraine không bao giờ trở thành thành viên NATO là một yêu cầu hoàn toàn bắt buộc".

Mặc dù không có tiến triển rõ ràng nào đạt được trong các cuộc trao đổi ngày 10/1 giữa Nga và Mỹ nhưng những cuộc trao đổi giữa Nga và NATO tại Brussels ngày 11/1 cùng với những cuộc thảo luận ngày 12/1 tại Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu ở Vienna vẫn nuôi hy vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa các bên.

VOV.VN - Các quan chức Mỹ sẽ lên đường tới châu Âu vào tuần này để thực hiện các cuộc đàm phán và một loạt các cam kết nhằm xoa dịu căng thẳng với Nga về vấn đề Ukraine.

Nga đang tính toán điều gì?

Ukraine có vai trò đặc biệt quan trọng với Nga khi xét tới vị trí của nước này, vốn được coi là bức tường thành giữa Nga và các nước Đông Âu, cũng như có tầm quan trọng mang tính lịch sử và biểu tượng. Ukraine thường được ví như "viên đá quý" trên chiếc "vương miện" của Liên Xô.

Tổng thống Putin từng nhận định Ukraine có mối quan hệ về kinh tế, ngôn ngữ và văn hóa chặt chẽ với Nga, đồng thời miêu tả người dân Nga và người dân Ukraine là "một dân tộc". Nhà lãnh đạo Nga thậm chí đã viết một bài phân tích về chủ đề này với tiêu đề "Sự thống nhất về lịch sử của người dân Nga và người dân Ukraine".

Dù vậy, dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine lại hướng về phương Tây để nhận được sự hỗ trợ kinh tế và vị thế địa chính trị, đặc biệt sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Ukraine cũng nhiều lần thể hiện mong muốn gia nhập EU và NATO.

Nhiều chiến lược gia và các nhà quan sát chính trị Nga của phương Tây cho rằng Nga không chỉ đang tìm cách ngăn Ukraine gia nhập NATO mà còn muốn tách Kiev khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của phương Tây.

"Tư cách thành viên trong NATO có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt và Nga sẽ không chấp nhận việc phương Tây mở rộng sự ủng hộ quân sự đáng kể cho Ukraine", Maximilian Hess, học giả tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nhận định với CNBC.

Nga sẽ đi xa đến đâu?

Một trong những câu hỏi lớn nhất mà các quan chức phương Tây đang đối mặt là Nga sẵn sàng đi xa tới đâuđể ngăn Ukraine ngả về châu Âu và phương Tây, cũng như tăng cường và mở rộng ảnh hưởng của mình tại quốc gia này.

Trong các cuộc trao đổi ngày 10/1, phái đoàn Nga khẳng định nước này không có kế hoạch tấn công Ukraine. Dù vậy nhà quan sát Angela Stent thuộc Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu tại Đại học Georgetown đánh giá, một cuộc xung đột ở Ukraine vẫn có khả năng xảy ra.

"Tôi cho rằng khả năng này là 50 - 50 ở thời điểm hiện tại", nhà phân tích này nhận định, đồng thời cho biết đó sẽ là một cuộc tấn công hạn chế thay vì một cuộc tấn công trên quy mô lớn. "Nguy hiểm vẫn tiềm ẩn ở đây".

Nhà quan sát Maximilian Hess cũng nhất trí với nhận định này khi cho rằng Nga đang chuẩn bị chiến tranh nhưng theo chuyên gia này, điện Kremlin không muốn một cuộc chiến vượt ngoài những mặt trận hiện nay. Theo nhà phân tích Maximilian Hess, đây sẽ “quân bài” đóng vai trò quan trọng để Nga thương lượng với Mỹ trên bàn đàm phán.

Trong khi đó, cựu Đại sứ Anh tại Nga Tony Brenton thì cho rằng cả Nga và Mỹ đều muốn tránh xung đột quân sự và những hành động của Nga cho thấy nước này chỉ muốn những lợi ích của mình được "xem xét"./.

Video liên quan

Chủ Đề