Vì sao quả cam nổi quả xoài chìm

Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một thí nghiệm khoa học stem cho trẻ mầm non có thể thực hiện một cách nhanh chóng tại nhà trong thời gian dãn cách này thì đây sẽ là thí nghiệm khiến các nhà khoa học nhí sẽ rất thích thú. Hoạt động về lực đẩy nổi đơn giản này chỉ cần sử dụng một vài đồ dùng gia đình thông thường và một vài loại quả có sẵn. Nhưng khi thí nghiệm chắc chắn các bé sẽ rất thích thú với việc tìm ra được lý do tại sao mọi thứ chìm xuống và nổi lên trong thí nghiệm thực hành dễ dàng này.

Cùng bắt tay chuẩn bị thí nghiệm thôi nào!

Chuẩn bị:

  • Quả cam, táo, xoài, quýt,... ba mẹ có thể tùy chọn loại quả có sẵn tại nhà hoặc để bé tự lựa chọn

  • Một vài đồ vật có sẵn trong nhà như: thìa, nĩa, chai nhựa rỗng, chai thủy tinh rỗng,...

  • Chậu nước lớn để thả đồ vật vào trong xem nổi hay chìm

Thực hiện:

  • Ba mẹ cùng bé thả lần lượt các loại quả hoặc các đồ vật vào chậu nước và quan sát xem quả đó, đồ vật đó nổi hay chìm

  • Đối với các bé nhỏ hơn một chút, ba mẹ có thể giải thích, phân biệt đâu là nổi, đâu là chìm

  • Sau khi đã quan sát thí nghiệm ba mẹ có thể hỏi bé là quả[vật] đó đang nổi hay chìm và cho bé giải thích xem tại sao quả đó lại nổi, tại sao đồ vật đó lại chìm,...

Giải thích:

Việc một vật thể có nổi hay không được xác định bởi Nguyên tắc Archimedes, trong đó chỉ ra rằng bất kỳ vật thể nào trong chất lỏng đều được làm nổi lên bởi một lực bằng trọng lượng của chất lỏng mà vật thể được nhúng vào. Khi quả cam được đặt trong nước, có hai lực tác dụng theo hướng ngược nhau. Lực hấp dẫn kéo quả cam xuống trong khi lực nổi đẩy nó lên trên. Trọng lực kéo quả cam xuống với một lực bằng trọng lượng của quả cam.

Và cũng tùy vào quả và các đồ vật trong thí nghiệm sẽ có cách giải thích khác nhau để các bé có thể dễ hiểu hơn, ví dụ như:

  • Khi chúng ta thả quả cam nhẹ vào nước, vỏ của một quả cam giúp chiếm một trọng lượng nước đủ để làm cho quả cam chưa gọt vỏ nổi lên. Vỏ chứa đầy những túi khí nhỏ làm cho quả cam chưa gọt vỏ ít nặng hơn nước và quả cam nổi lên. Vỏ quả cam lúc này như một chiếc áo phao vậy giúp quả cam nổi lên

  • Khi bạn lột vỏ, cam không còn chiếm đủ trọng lượng nước để vượt qua lực hấp dẫn, cam trở nên nặng hơn nước và nó chìm xuống.

Trường hợp chiếc thìa nhựa và chiếc thìa inox. Các bé sẽ thấy hiện tượng thìa nhựa nổi còn thìa inox chìm. Tại sao vậy?

  • Tại vì khối lượng riêng của nhựa nhẹ hơn của inox. Vì vậy chiếc thìa inox sẽ chìm do lực đẩy Acsimet trong nước không đủ để đẩy nó nổi lên.

Trên đây hướng dẫn và giải thích của thí nghiệm nổi hay chìm ba mẹ hãy cùng các thực hiện tại nhà cho bé để giúp bé tìm hiểu; học hỏi những điều bổ ích về tự nhiên, khoa học thật dễ dàng nhé. Ba mẹ quan tâm có thể tham khảo thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non: Thí nghiệm trồng cây từ rác TẠI ĐÂY.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘITP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

“Đố các con, quả cam nổi hay chìm trong nước?”

Sau khi nghe câu hỏi của cô giáo, lớp Panda 1 cơ sở Cộng Hòa – Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY râm ran những câu trả lời dự đoán về sự chìm – nổi. Đa phần các bé cho rằng quả cam nổi trên mặt nước, “vì con từng làm rơi quả cam xuống nước rồi”. Tuy nhiên, khi được hỏi đến quả xoài, quả mãng cầu, cả lớp lúng túng, dấy lên cuộc tranh cãi “kịch liệt” về việc chìm hay nổi. Để làm rõ điều này, thí nghiệm cho trẻ mầm non Kindy City: Quả chìm quả nổi được thực hiện bởi cả lớp có giữ giúp đỡ của các thầy cô.

Đúng như dự đoán, khi các bạn cho quả cam vào lọ nước, nó lập tức nổi lên trên bề mặt. Nhưng điều các em bất ngờ nhất là khi cô lột vỏ và thả quả cam vào nước, nó lại chìm. Qua đợt thí nghiệm đầu tiên, các bạn đã thấy một điều rõ ràng rằng phần vỏ quả cam đã giúp nó nổi lên mặt nước. Từ trường hợp quả cam, cả lớp tiếp tục đưa ra phán đoán đối với quả quýt, quả chanh và bưởi cũng cho kết quả tương tự.

Nối tiếp, cả lớp Panda đã được tận tay cho bất kỳ loại quả yêu thích của mình vào lọ nước để quan sát sự chìm – nổi đầy thú vị. Với thí nghiệm khoa học quả chìm – quả nổi, trẻ có được khái niệm ban đầu về sự chìm – nổi của sự vật. Thí nghiệm còn giúp các em liên tưởng đến hiện tượng đi tắm hồ bơi: Quả cam bóc vỏ giống hình ảnh trẻ xuống hồ mà không mặc áo phao, sẽ dễ dàng chìm xuống nước. Khi mặc áo phao vào, các con cũng giống trái cam có vỏ, dễ dàng nổi lên được.

Kindy City là một trong những trường mầm non quốc tế tốt nhất tại Tp HCM. Có rất nhiều chi nhánh rãi đều tại các quận 2, quận 3, quận 7, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, quận Tân Phú, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức. Có mức học phí mầm non rất hấp dẫn thu hút rất nhiều phụ huynh. Nếu bạn thắc mắc học phí tại Kindy City? Học phí trường Kindy City là bao nhiêu? Nếu quý phụ huynh muốn được tư vấn kỹ hơn về chính sách tài chính và các chương trình ưu đãi tuyển sinh và nhập học, các thông tin khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

“Đố các con, quả cam nổi hay chìm trong nước?”

Sau khi nghe câu hỏi của cô giáo, lớp Panda 1 cơ sở Cộng Hòa – Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY râm ran những câu trả lời dự đoán về sự chìm – nổi. Đa phần các bé cho rằng quả cam nổi trên mặt nước, “vì con từng làm rơi quả cam xuống nước rồi”. Tuy nhiên, khi được hỏi đến quả xoài, quả mãng cầu, cả lớp lúng túng, dấy lên cuộc tranh cãi “kịch liệt” về việc chìm hay nổi. Để làm rõ điều này, cô cùng cả lớp bắt tay vào thực hiện thí nghiệm khoa học: Quả chìm quả nổi.

Cô cùng cả lớp bắt tay vào thực hiện thí nghiệm khoa học: Quả chìm quả nổi.

Đúng như dự đoán, khi các bạn cho quả cam vào lọ nước, nó lập tức nổi lên trên bề mặt. Nhưng điều các em bất ngờ nhất là khi cô lột vỏ và thả quả cam vào nước, nó lại chìm. Qua đợt thí nghiệm đầu tiên, các bạn đã thấy một điều rõ ràng rằng phần vỏ quả cam đã giúp nó nổi lên mặt nước. Từ trường hợp quả cam, cả lớp tiếp tục đưa ra phán đoán đối với quả quýt, quả chanh và bưởi cũng cho kết quả tương tự.

Nối tiếp, cả lớp Panda đã được tận tay cho bất kỳ loại quả yêu thích của mình vào lọ nước để quan sát sự chìm – nổi đầy thú vị. Với thí nghiệm khoa học quả chìm – quả nổi, trẻ có được khái niệm ban đầu về sự chìm – nổi của sự vật. Thí nghiệm còn giúp các em liên tưởng đến hiện tượng đi tắm hồ bơi: Quả cam bóc vỏ giống hình ảnh trẻ xuống hồ mà không mặc áo phao, sẽ dễ dàng chìm xuống nước. Khi mặc áo phao vào, các con cũng giống trái cam có vỏ, dễ dàng nổi lên được.

Cô cùng cả lớp bắt tay vào thực hiện thí nghiệm khoa học: Quả chìm quả nổi.

Video liên quan

Chủ Đề