Vì sao trung quốc chặn facebook

Google từng kinh doanh tại Trung Quốc vào năm 2006 với tên miền google.cn, chấp nhận bị kiểm duyệt kết quả tìm kiếm. Google Trung Quốc xếp thứ 2 về công cụ tìm kiếm nhiều năm liền tại quốc gia đông dân nhất thế giới, sau Baidu. Năm2010, hacker Trung Quốc đã tấn công Google và nhiều doanh nghiệp Mỹ, công ty phản ứng bằng cách "thả lỏng" kết quả tìm kiếm tại Trung Quốc. Thông qua "Vạn lý trường thành trên mạng" [Great Firewall], Google Search bị chặn hoàn toàn sau đó.

Sau khi Google Search bị cấm, các dịch vụ như thư điện tử Gmail, mạng video YouTube, trình duyệt Chrome... và những sản phẩm khác của Google nằm trong vòng kiểm soát gắt gao của chính phủ Trung Quốc. Đến cuối 2014, những dịch vụ này bị chặn hoàn toàn. Người dùng tại đây muốn truy cập phải sử dụng mạng riêng ảo [VPN], nhưng hệ thống này cũng đang bị cấm.

Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft cũng bị chặn nhiều lần ở Trung Quốc dù tuân thủ các chính sách kiểm duyệt của chính quyền nước này. Lần gần nhất Bingkhông truy cập được là cuối tháng 1/2019. Theo The Verge, việc bị chặn có thể liên quan đến chỉ thị của chính phủ.

Tháng 7/2009, Facebook bị cấm do không đáp ứng chính sách kiểm duyệt nội dung. Mạng xã hội này tìm cách trở lại nhiều lần nhưng không thành công. Năm ngoái, công ty con của Facebook được cấp phép hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng bị rút giấy phép chỉ sau một ngày.

Hai dịch vụ khác thuộc sở hữu của Facebook là Instagram và WhatsApp bị chặn muộn hơn:Instagram vào tháng 9/2014 vàWhatsApp tháng 9/2017.

Từ 2009, Twitter bắt đầu bị chặn bởi Great Firewall và người dùng Trung Quốc không có cách nào truy cập vào tiểu blog bằng mạng Internet trong nước. Các chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh cảm thấy bất an sau khi chứng kiến vai trò của truyền thông xã hội trong hai cuộc "Cách mạng xanh" tại Iran [2009] và "Mùa xuân Ảrập" [diễn ra ở các nước Bắc Phi năm 2011], do đó họ quyết định chặn Twitter.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng chặn nhiều dịch vụ khác do công ty Mỹ cung cấp. DuckDuckGo, một trình duyệt tìm kiếm bảo mật, bị ngăn tại Trung Quốc vào năm 2014 do không chia sẻ dữ liệu với chính quyền. Dailymotion, Vimeo, Twitch, Netflix... cũng chịu số phận tương tự.

Bảo Lâm tổng hợp

Hầu hết mọi người ở phương tây hay các quốc gia châu Á đều sẽ nhắc tới Facebook, Twitter và Instagram, … khi nói về các nền tảng truyền thông xã hội. Trong khi đó người đất nước tỷ dân như Trung Quốc lại gắn bó với Wechat và Sina Weibo. Vậy rốt cuộc Sina Weibo là gì và vì sao nó được người dân đại lục ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

– Mạng xã hội Weibo hay Sina Weibo [新浪微博] được tập toàn Sina ra mắt vào ngày 14/08/2009 và đã được thiết lập thành tên miền weibo.com từ 07/04/2011 sau khi tên miền cũ là t.sina.com.cn bị loại bỏ. Cũng chính bởi sự nổi tiếng của tên miền này thì nhiều người sử dụng thường xuyên dùng cái tên Weibo thay vì là Sina Weibo. Weibo được ví như là Twitter của Trung Quốc. Weibo dịch ra tiếng Anh có nghĩa là micro blog [trang blog nhỏ] và là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc, bên cạnh những trang mạng xã hội khác như Zuosa, Fanfou và Taotao.

– Mạng xã hội này rất phổ biến ở Trung Quốc, tương tự như Facebook vậy, bạn có thể sử dụng tài khoản Weibo để theo dõi những nghệ sĩ, thần tượng bạn thích, cũng có thể liên kết để chơi game. Hoặc với những du học sinh bên Trung Quốc, hay những người sinh sống và làm việc bên đó thì việc có tài khoản Weibo và Wechat là điều vô cùng cần thiết, do bên đó chặn nhiều ứng dựng nước ngoài và Việt Nam như Facebook, Zalo, Viber, Line, …

Weibo là mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc

– Weibo đã đạt được tổng cộng 462 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, với doanh thu ròng 480,9 triệu USD vào năm 2018. Trong 10 năm qua, Weibo đã chuyển đổi từ một dạng tiểu blog đơn giản sang một nền tảng truyền thông xã hội toàn diện. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc.

– Rất nhiều người sống ngoài Trung Quốc đặt ra câu hỏi: trong khi thế giới đang dùng Facebook, Twitter thì người dân Trung Quốc lại chỉ biết đến Weibo. Vì sao Weibo có thể tồn tại trong suốt 10 năm qua?

– Nguyên nhân chính là vào năm 2009, sau cuộc biểu tình tại Tân Cương, Trung Quốc đã có một số động thái thắt chặt vấn đề trao đổi thông tin. Do đó, các trang mạng xã hội đều bị hạn chế phổ biến tại Trung Quốc, bao gồm cả Facebook và Twitter. Sau sự kiện đó, Weibo đã ra đời như một hình thức thay thế cho các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, đa phần thông tin trên Weibo ít nhiều đều được kiểm duyệt và những thông tin nhạy cảm thường sẽ không được phép đăng tải lên đây. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác nữa.

– Nguyên nhân khác cho câu hỏi này là do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Trung Quốc áp đặt lên người dân nơi đây. Tất cả những mạng xã hội và nền tảng nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter hay Instagram đều bị chặn sự dựng tại Trung Quốc, mà thay vào đó thì người dân Trung Quốc chỉ có thể thực hiện việc tìm kiếm trên trang Baidu, mua hàng trên Alibaba.

– Việc tiếp cận những thông tin bên người của người dân Trung Quốc vẫn sẽ bị hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt chừng nào sự quản lý này chưa chấm dứt.

– Theo Báo cáo thống kê Trung Quốc lần thứ 42 do Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc [CNNIC] công bố, dân số Internet của Trung Quốc đã tăng hơn 800 triệu vào năm 2018 , chiếm 57,7% toàn bộ dân số Trung Quốc.

– Weibo không giống như những mạng xã hội khác, nó phân chia người sử dụng theo từng loại tài khoản khác nhau.
– Vì là một trong những nền tảng chia sẻ lớn nhất Trung Quốc, Weibo không chỉ thú hút những người dùng thông thường mà còn có cả những người nổi tiếng, giới truyền thông, những người thuộc cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp.

– Chính vì vậy, để tránh việc mạo danh và truyền thông sai lệch, Weibo xác minh nghiêm ngặt bất kỳ tài khoản nào được công chúng quan tâm. Tài khoản của người nổi tiếng được tặng huy hiệu màu cam [chữ “V”]. Trong khi tài khoản của các tổ chức và công ty có huy hiệu màu xanh da trời.

– Vì là một mạng xã hội của Trung Quốc nên ngôn ngữ chỉ toàn tiếng Trung Quốc, rất khó để những người dùng quốc tế có thể sử dụng được. Còn theo một số thống kế gần đây thì 80% những người sử dụng Twitter đều từ nhiều quốc gia khác nhau mà không phải Mỹ.

– Theo thống kê thì 3 năm kể từ khi ra đời, Weibo đã đạt được lượng người dùng là 503 triệu, trong khi vào thời điểm đó, số người dùng Internet tại Trung Quốc là 640 triệu người. Và tính tới thời điểm hiện tại, có hơn 30% người dùng tại Trung Quốc đang sử dụng Weibo. Bên cạnh đó, Weibo cũng đang hỗ trợ thêm ngôn ngữ tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác trên giao diện của mình. Điều này cho thấy Weibo có sức ảnh hưởng lớn không chỉ đến người dân Trung Quốc mà còn ở một số quốc gia khác trên thế giới.

– Theo như một số đánh giá của những người dùng ở nhiều mạng xã hội khác nhau thì giao diện của Weibo có phần hấp dẫn hơn, ngoài ra người dùng cũng có thể dễ dàng tìm thấy được những thông tin mà họ cần. Hơn nữa rất nhiều người nổi tiếng ở Trung Quốc sử dụng Weibo như một kênh truyền thông, giao tiếp với người hâm mộ, có thể theo dõi người nổi tiếng thông qua đó vô cùng dễ dàng.

– Ngoài môt số tính năng tương tự như Facebook, Youtube hay Twitter thì Weibo cũng có cho mình một số tính năng độc đáo riêng, điển nhìn như:

  • Phân cấp tài khoản, khích lệ người dùng tích cực hơn trên Weibo bằng cách bình luận, đăng bài hoặc chia sẻ…
  • Kết hợp Weibo Fit Fit [Sức khỏe], Ví Weibo [Thanh toán trực tuyến]
  • Phát triển trung tâm Game để giữ chân người dùng. Chiến lược game hóa là điều mà chúng ta không thể không nhắc đến khi tìm hiểu Weibo là gì. Hiện tại, Weibo đang áp dụng chính sách khen thưởng bằng huy chương [medal] cho người dùng nhằm thúc đẩy họ dành nhiều thời gian truy cập vào trang mạng xã hội này hơn. Bạn có thể dành những huy chương bằng cách tương tác với bạn bè hay các sản phẩm, thương hiệu khác thông qua các comment, like hay share. Không những thế, bạn còn có thể nhìn thấy thành tích, thứ hạng huy chương của mình và của người khác. Điều này khiến cho mọi người càng tích cực truy cập Weibo để có thể tìm kiếm và chinh phục nhiều huy chương hơn.

Giới trẻ Việt Nam hiện nay như đang sống chung với mạng xã hội Facebook. Họ có thể dành thời gian cả ngày để online facebook mà không biết chán. Không chỉ Việt Nam, các quốc gia khác cũng sử dụng mạng xã hội này. Tuy nhiên, quốc gia có dân số lớn nhất thế giới thì lại không sử dụng. Những mạng xã hội phổ biến trên thế giới hiện nay như : google, youtube, facebook ….

 Thế hệ trẻ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với các dịch vụ Internet phổ biến thế giới như Google, YouTube hay Facebook, Twitter…

CEO Facebook, Mark Zuckerberg chạy bộ tại quảng trường Thiên An Môn cùng vệ sĩ để vận động hành lang cho phép mở cửa Facebook trở lại tại Trung Quốc. Ảnh : VNexpress

Theo thông tin từ báo VNexpress, tháng 3 năm 2016, Mark Zuckerberg founder mạng xã hội facebook đã mở ra  cuộc chạy bộ. Vị trí diễn ra cuộc chạy bộ này chính là quảng trường Thiên An Môn. Mục đích giải chạy bộ để Facebook được mở cửa tại facebook. Trước đây facebook đã bị cấm tại Trung Quốc từ những năm 2009. Nhưng thời gian không lâu, chỉ sau khi được mở công ty con tại Trung Quốc ngay cuối tháng 7. Trung Quốc đã rút giấy giất phép lại và ngừng dịch vụ dinh doanh của mạng xã hội này.

Vào thời điểm năm 1997, tường lửa Trung Quốc mang tên gọi “Phòng Hỏa Trường Thành” , tên gọi khác là The Great Firewall. Sự việc Trung Quốc đóng cửa mạng internet với thế giới giới làm hạn chế giao thương quốc tế. Tuy nhiên điều này chính là cơ hội, đòn bẩy giúp các sản phẩm nội địa Trung Quốc có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn.

Dựa theo biểu đồ dưới đây, việc người dân Trung Quốc tự ý thức về việc sử dụng mạng Internet nội địa. Điều này cho thấy rằng baidu đã vượt xa google rất nhiều. Chiến lược về công nghệ của Trung Quốc được triển khai nhất quán theo công thức: “Thế giới có cái gì, Trung Quốc có cái đó.” Điều này đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc ý thức và tuyên truyền.

Thị phần các dịch vụ Internet thịnh hành tại Trung Quốc so với dịch vụ của thế giới. Ảnh: Statista.

Đối với những mạng xã hội, dịch vụ phổ biến trên thế giới như Viber, WhatsApp hay Facebook. Tất cả được tích hợp các tính năng vào Wechat

Với các dịch vụ nhắn tin phổ biến thế giới như Viber, WhatsApp hay gần đây là Facebook Messenger, Trung Quốc có dịch vụ tương tự là WeChat. Không chỉ dừng lại ở nhắn tin trên di động, WeChat còn mở rộng ra thành mạng xã hội, hỗ trợ cả chức năng chuyển tiền và thanh toán điện tử, mua sắm, gọi taxi, mua vé phim và nhiều dịch vụ nội địa khác.

Nếu cần mua sắm trực tuyến, thay vì phải truy cập vào Amazon, người dùng Trung Quốc sẽ vàoTMall.com. Thay vì dùng thẻ tín dụng Visa hay Master, họ dùng dịch vụ thanh toán điện tử AliPay. Toàn bộ hệ sinh thái dịch vụ nội địa này của Trung Quốc đã đáp ứng rất tốt mọi nhu cầu của người dùng Internet trong nước, và đó là lý do khiến giới trẻ ở quốc gia đông dân nhất thế giới thờ ơ với Facebook, Google.

Các nhà cung cấp trong nước cũng sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng và chính phủ Trung Quốc để truy xuất dữ liệu người dùng, chứ không khó khăn như việc Apple từ chối FBI khi cơ quan này yêu cầu mở khóa iPhone của nghi phạm khủng bố.

Trên đây, TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU vừa giới thiệu đến các bạn vì sao người dân Trung Quốc không sử dụng Facebook là mà lại sử dụng Weibo. Vậy còn chần chừ gì không học nay khóa học tiếng Trung online để cùng follow các thần tượng Cbiz của các bạn nào !!! Thông tin chi tiết về các khóa học mình để Ở ĐÂY cho các bạn tham khảo nhé.

Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :

 Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu

♥ Shop Tiki : //tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau

 Shop Shopee : //shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau

♥ Shop Lazada : //www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau

Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595

?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.

?️Cơ sở 2 : tầng 4 – số 25 – ngõ 68 Cầu Giấy

Video liên quan

Chủ Đề