Vị trí địa lý ảnh hưởng đến công nghiệp như thế nào

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt. Vị trí địa lý đã mang lại cho nước ta những thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng nhiều khó khăn, thử thách. Vậy Vị trí địa lý Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì? Hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để có câu trả lời.

Vị trí địa lý của Việt Nam

Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

Về hệ tọa độ địa lí phần đất liền của nước ta với các điểm cực:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

 – Vùng đất:  Việt Nam với vùng đất có dện tích: 331.212 km² [theo số liệu thống kê 2006];  đường biên giới trên đất liền dài 4600 km  và 3200 km đường bờ biển và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa [TP. Đà Nẵng], Trường Sa [tỉnh Khánh Hoà].

– Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km².  Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước. Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

 + Lãnh hải: vùng tiếp liền nội thủy, rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, tiếp liền lãnh hải. Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

 + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên. – Vùng trời:

– Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Thuận lợi của vị trí địa lý Việt Nam

– Về tự nhiên:

+ Thứ nhất vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính nhiệt đới do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn. Tính ẩm do tiếp giáp biển Đông – nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống. Gió mùa do nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông – nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Do đó thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống.

+ Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

+ Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

– Về kinh tế xã hội:

Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Về kinh tế vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước. Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

+ Về văn hóa – xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.

+ Về an ninh – quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng  trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Khó khăn của vị trí địa lý

Bên cạnh những thuận lợi từ vị trí địa lý Việt Nam mang lại thì  đất nước cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức cả tự nhiên, kinh tế – xã hội, an ninh- quốc phòng.

Thứ nhất nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai [bão, lũ, hạn hán… xảy ra hằng năm] gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Thứ hai nằm trong khu vực năng động phát triển nên việc đổi mới, sáng tạo và phát triển cũng được đặt ra để theo kịp nền kinh tế các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó việc phát triển đi đôi với ô nhiễm môi trường cần được Nhà nước quan tâm.

Nền văn hóa quốc gia đa dạng cũng cần lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, tránh ngoại hóa làm mất bản sắc dân tộc.

Đặc biển Biển Đông là vùng biển rộng lớn với nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản nên cũng là nơi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn.

Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết Vị trí địa lý Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì? cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:
– Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
– Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
– Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.
– Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.
– Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

2. Đặc điểm
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
– Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
– Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
=>Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
– Công nghiệp nặng [nhóm A] sản phẩm phục vụ cho sản xuất
– Công nghiệp nhẹ [nhóm B] sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vị trí địa lí
Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển,sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,… lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Nhân tố tự nhiên
Đây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại.
– Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp: các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú.
– Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…
– Đất, rừng, biển: Xây dựng xí nghiệp công nghiệp.

3. Nhân tố kinh tế – xã hội
– Dân cư, lao động: ngành cần nhiều lao động [dệt may] phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao [điện tử] nơi có đội ngũ lành nghề.
– Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
– Thị trường [trong nước và ngoài nước]: Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước.
– Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp phát triển.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 119 SGK Địa lý 10] Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế?
– Vì trình độ phát triển công nghiệp của một nước biểu thị trình độ phát triển và sự vững mạnh của nền kinh tế nước đó.
– Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thường chiếm trên 95% GDP như Hoa Kì. Nhật Bản, Pháp, Anh, CHLB Đức,…
– Trong khi đó, ở phần lớn các nước đang phát triển tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm từ 40 – 50% như Ê-li-ô-pi-a 52%, Ghi-nê Bit-xao 64%, Bu-run-đi 50%,…

? [trang 119 SGK Địa lý 10] Từ sơ đồ trên [trang 119 SGK Địa lý 10], em hãy nêu rõ hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp?
– Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu [khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh cá,…].
– Giai đoạn chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng trong xã hội [sản xuất máy móc, chế biến gỗ, thực phẩm]…

? [trang 120 SGK Địa lý 10] Em hãy cho biết sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp?
+ Đối với sản xuất Nông nghiệp
– Đối tượng lao động: Cây trồng, vật nuôi.
– Đặc điểm sản xuất: Phân tán theo không gian; chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên; các giai đoạn phải theo trình tự bắt buộc.
+ Đối với sản xuất Công nghiệp
– Đối tượng lao động: Khoáng sản, tư liệu sản xuất.
– Đặc điểm sản xuất: Tập trung cao độ; ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên; các giai đoạn có thể tiến hành đồng thời, có thể tách xa nhau về mặt không gian.

? [trang 120 SGK Địa lý 10] Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp?
– Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. Chẳng hạn, khi xem xét 97 địa điểm mà các ngành công nghiệp và các địa phương lựa chọn để xây dựng khu công nghiệp d nước ta thì cả 97 [100%] đều có vị trí địa lí thuận lợi [gần cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, gần trung tâm thành phố,…].
– Nhân tố tự nhiên:
+ Khoáng sản: cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch [Hải Dương], Bỉm Sơn [Thanh Hóa], Chinh Fong [Hải Phòng], Hà Tiên I [Kiên Giang].
+ Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim [đen và màu], dội, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,… Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.
+ Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
+ Các nhân tố tự nhiên khác: Đất đai – địa chất công trình để xây dựng nhà máy.
+ Tài nguyên biển, rừng: rừng và hoạt động lâm nghiệp là C[í sở cung cấp vật liệu xây dựng [gổ, tre, nứa,..ế], nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp [tre, song, mây, giang, trúc,…], dược liệu cho công nghiệp dược phẩm. Tài nguyên biển [cá. dầu khí, cảng nước sâu,…], tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,…
– Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động:
. Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
. Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp như phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
. Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Chẳng hạn như các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.
+ Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì quốc gia nào cũng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. ..

? [trang 120 SGK Địa lý 10] Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
– Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế [nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, cho bản thân công nghiệp], các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,… đều do ngành công nghiệp cung cấp.
– Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở trên thế giới, và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, như thời kì 2000 – 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới [GDP] là 3,3%/năm, riêng công nghiệp đạt 3,6%/năm, còn ở Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm.

? [trang 120 SGK Địa lý 10] Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp?
* Đặc điểm sản xuất công nghiệp:
+ Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
+ Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.
+ Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
* Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
+ Đối tượng của sân xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
+ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

? [trang 120 SGK Địa lý 10] Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp?
Đó là nhân tố vị trí địa lí. Trong điều kiện hiện nay, vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề