Việc dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào

Đổi mới giáo dục trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu nhằm trang bị cho thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Chương trình GDPT mới xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực được kỳ vọng. Chương trình không chỉ giúp học sinh hình thành các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, mà còn bồi dưỡng năng lực đặc biệt của học sinh.

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình GDPT mới với mục tiêu giáo dục là giúp học sinh [HS] làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó, có cuộc sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Cụ thể:

Mục tiêu Chương trình Tiểu học là giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực.

Mục tiêu Chương trình giáo dục THCS là giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã hình thành và phát triển ở cấp Tiểu học, từ đó, điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức định hướng nghề nghiệp để tiếp tục học lên THPT hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, học tập và sinh hoạt.

Mục tiêu Chương trình giáo dục THPT là giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Chương trình GDPT giúp HS phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực chung, đặc thù. Theo đó, 5 phẩm chất chủ yếu gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 10 năng lực chung, đặt thù gồm: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất.

Làm gì để phát triển năng lực học sinh?

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: là hạn chế những bất cập của chương trình giáo dục phổ thông hiện tại trong công tác tổ chức hoạt động dạy. Đồng thời cũng tiếp thu kiến thức của các cơ sở giáo dục nhằm tăng cường tổ chức các hình thức dạy học trực quan, sinh động sát với thực tế.

Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: Cùng với việc đánh giá năng lực học sinh qua bài thi tập trung thì việc đánh giá qua các hoạt động trên lớp; qua vở bài tập kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập cũng được chú trọng. Việc đánh giá này tạo động lực cho học sinh, hướng học sinh hoàn thiện bản thân toàn diện bằng việc phát triển các kĩ năng mềm, đã được trang bị từ rất sớm.

Đổi mới công tác chỉ đạo - quản lý hoạt động dạy học: Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dữ liệu. Quá trình này được chỉ đạo, quản lý thực hiện rất sát sao mang đến hiệu quả cao nhất, tránh để diễn ra tình trạng chỉ áp dụng phương pháp khi có hội giảng hay đoàn kiểm tra mà mắc bệnh " hình thức".


Tài liệu tham khảo: //baolongan.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-chu-trong-phat-trien-5-pham-chat-10-nang-luc-hoc-sinh-a87679.html

Video liên quan

Chủ Đề